Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Đau nửa đầu bên trái là bệnh gì?

Ngày 08/09/2017
Kích thước chữ

Đau nửa đầu bên trái là triệu chứng khá phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở những người lao động trí óc. Nhiều người hoang mang đau nửa đầu bên trái

Đau nửa đầu bên trái là triệu chứng khá phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở những người lao động trí óc. Nhiều người hoang mang đau nửa đầu bên trái là bệnh gì?

Đau nửa đầu bên trái là bệnh gì?
Nhiều người hay bị đau nửa đầu bên trái và hoang mang đó là bệnh gì?

1. Đau nửa đầu bên trái là bệnh gì?

Chứng đau nửa đầu bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau về thần kinh, não bộ. Đặc biệt, đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh do bị rối loạn vận mạch thần kinh mạch máu não. Đây là tình trạng mạch máu ở một bên nửa đầu bị co giãn một cách bất thường, sinh ra hiện tượng đau nửa đầu bên đó. Ngoài ra, nhiều người còn thắc mắc đau đầu bên phải là bệnh gì thực ra nó không hoàn toàn giống với các triệu chứng khi đau bên trái.

Đau nửa đầu bên trái – hội chứng đau nửa đầu Migraine

Migraine là thuật ngữ y học, nó chỉ chứng bệnh đau một bên đầu mãn tính. Những cơn đau này có thể xuất hiện bên trái hoặc bên phải đầu, tùy từng bệnh nhân. Bệnh cũng có thể kéo theo nhiều chứng bệnh khác đi kèm, để lại nhiều tác động cả về thể xác và tinh thần của bệnh nhân.

Triệu chứng điển hình:

Đau nửa đầu bên trái là bệnh gì có thể được xác định dựa trên một số triệu chứng sau:

  • Đau bên trái đầu: nhất là các vùng ở quanh thái dương, hốc mắt bên trái, các cơn đau thường theo nhịp tương ứng với nhịp đập của mạch máu và có thể kéo dài từ 4 – 72 giờ. Cơn đau bên trái đầu sẽ mạnh hơn nếu bạn hoạt động khi đang có cơn đau phát tác.
  • Triệu chứng buồn nôn và nôn: thường đi kèm với cơn đau nửa đầu bên trái là cảm giác buồn nôn hoặc chóng mặt, đôi khi còn có thể nhìn thấy những ánh sáng lấp lóa.
Đau nửa đầu bên trái là bệnh gì?
Đau nửa đầu bên trái thường có thể kèm theo hiện tượng buồn nôn
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh: Người bị đau nửa đầu bên trái thường sợ những tiếng ồn, tiếng động lớn hoặc ánh sáng quá mạnh. Điều này là vì thần kinh thị giác, thính giác bị tác động nhiều hơn khi các cơn đau đầu bên trái xuất hiện.

2. Cách điều trị và phòng tránh bệnh đau nửa đầu bên trái

Điều trị chứng đau đầu bên trái chủ yếu thường chú trọng đến việc cắt cơn đau, cũng như giảm tần suất xuất hiện cơn đau. Các bác sỹ khoa thần kinh cho biết, để chữa trị căn bệnh này không đơn giản, bởi chưa có loại thuốc nào có thể điều trị lành bệnh hoàn toàn, mà chỉ có những loại thuốc cắt cơn đau và phòng ngừa cơn đau nửa đầu bên trái mà thôi.

Sử dụng thuốc dự phòng cơn đau

Một số nhóm thuốc có khả năng giảm đi cơn đau đầu bên trái đáng kể, nếu được uống đúng liều và đúng lộ trình. Các loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng bao gồm aspirin, paracetamol – đây là các loại thuốc giảm đau dùng không cần kê đơn. Việc sử dụng đúng thuốc trong điều trị bệnh đau nửa đầu bên trái rất quan trọng. Do đó, bạn nên đi khám và sử dụng theo đơn của bác sỹ.

Đau nửa đầu bên trái là bệnh gì?
Sử dụng thuốc cắt giảm cơn đau theo kê đơn của bác sỹ

Chế độ sinh hoạt

Bạn cần đặc biệt lưu tâm đến việc cân bằng công việc – thư giãn, nghỉ ngơi. Đặc biệt nên có các bài tập luyện tập thể thao dành cho căn bệnh này cũng như để nâng cao sức khỏe.

Chế độ ăn uống

Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, tránh ăn những loại thức ăn đã được biết đến là yếu tố khởi phát cơn đau bao gồm một số loại hải sản như tôm, cua, cá, sò, ốc, chocolate, ca cao, pho mát, bơ hoặc uống một số thức uống có cồn như rượu (nhất là rượu vang đỏ), bia…

Đau nửa đầu bên trái là bệnh gì?
Các loại hải sản: tôm, cua, sò là danh sách thực phẩm người bị đau nửa đầu bên trái nên tránh

Đau nửa đầu bên trái là bệnh gì là thắc mắc của rất nhiều người. Do đó, nắm được kiến thức cũng như biện pháp phòng tránh là cách duy nhất để đẩy lùi cơn đau này.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin