Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bị đau đầu buồn nôn nên ăn gì và nên kiêng ăn gì để cải thiện?

Ngày 13/12/2024
Kích thước chữ

Đau đầu buồn nôn là tình trạng thường gặp và không quá nguy hiểm nếu như chỉ là do cơ thể đang mệt mỏi, thiếu ngủ hay bị rối loạn tiêu hóa thông thường. Vậy, những lúc bị đau đầu buồn nôn nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện?

“Bị đau đầu buồn nôn nên ăn gì?” là câu hỏi mà rất nhiều người cùng đặt ra. Lựa chọn đúng loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng đau đầu, buồn nôn. Nếu bạn chưa biết rõ bị đau đầu buồn nôn nên ăn gì, mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.

Bị đau đầu buồn nôn nên ăn gì để cải thiện?

Đau đầu, buồn nôn là tình trạng không cần quá lo ngại. Thế nhưng, nếu đau đầu buồn nôn kéo dài, xảy ra đột ngột, cùng lúc hay chuyển biến nặng hơn thì đây có thể là lời cảnh báo cơ thể đang gặp nguy hiểm. Người bệnh cần đi thăm khám sớm để biết được chính xác nguyên nhân tình trạng.

Mặt khác, để có thể cải thiện tình trạng này, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Khi bị đau đầu buồn nôn, người bệnh nên ăn các loại thực phẩm như:

Gừng

Khi bị đau đầu buồn nôn, người bệnh có thể thử ăn gừng hoặc uống nước gừng để cải thiện triệu chứng. Gừng là loại thảo mộc rất dễ tìm và có tính ấm, có khả năng chống viêm và thư giãn mạch máu, từ đó giúp loại bỏ cơn đau đầu. Bên cạnh đó, gừng còn có chứa tinh chất shogaol và gingerol có khả năng kích thích nhu động ruột, thúc đẩy khả năng tiêu hóa thức ăn. Nhờ vậy, các triệu chứng buồn nôn cũng được giảm đi đáng kể khi ăn gừng.

Chuối

Chuối cũng là loại thực phẩm bạn có thể ăn khi đau đầu buồn nôn. Do chuối có chứa hàm lượng kali lớn, lượng kali này sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi, tự lành vết thương của cơ thể. Ngoài ra, cơ thể sẽ mất đi một lượng lớn kali khi cơn buồn nôn xuất hiện, các triệu chứng khác cũng có thể đi kèm theo đó như co thắt ruột, hạ huyết áp, yếu cơ,... Bổ sung chuối sẽ giúp bù lại lượng kali bị mất, ngăn không để tình trạng buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn.

Cơn đau đầu cũng sẽ được cải thiện nhờ chất tryptophan và vitamin B6 có chứa trong chuối.

Đối với người bình thường, bổ sung chuối thường xuyên sẽ giúp cho việc kiểm soát căng thẳng trở nên dễ dàng, điều hòa chu kỳ giấc ngủ, ngăn ngừa mất ngủ và chống buồn nôn.

Bị đau đầu buồn nôn nên ăn gì?1
Chuối có thể giúp cải thiện tình trạng đau đầu buồn nôn hiệu quả

Các loại sinh tố, nước ép

Các loại sinh tố, nước ép trái cây có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa có thể giúp cải thiện thể trạng. Những loại rau xanh đậm có chứa một lượng lớn folate cũng giúp giảm căng thẳng, đau đầu. Vì vậy, bạn đọc nên tăng cường bổ sung các loại rau như rau diếp, rau cải xoăn, rau bina để phòng ngừa tình trạng đau đầu buồn nôn.

Nước

Đảm bảo uống nước đầy đủ để cân bằng, điều hòa thân nhiệt và đào thải lượng độc tố ra khỏi cơ thể. Những người bị đau đầu thường gặp phải tình trạng mất nước. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà một số dấu hiệu khác sẽ xuất hiện kèm theo như chóng mặt, hoa mắt, ù tai,...

Trung bình một người trưởng thành sẽ cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều hoặc ít hơn 4 lít nước đều có thể gây hại đến sức khỏe chung.

Một số thực phẩm khác

Một số thực phẩm khác cũng giúp cải thiện tình trạng đau đầu buồn nôn như:

  • Các loại quả mọng như dâu tây, nho,...
  • Trà bạc hà.
  • Nước dừa.
  • Các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt hạnh nhân,...
  • Ngũ cốc và các loại khoai củ.
  • Bánh quy.

Đau đầu buồn nôn kiêng ăn gì?

Trái ngược với những thực phẩm nên ăn, sẽ có một số loại thực phẩm người bệnh cần kiêng để không khiến cho tình trạng đau đầu buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn như:

  • Cà phê, các món có chứa caffeine: Caffeine có công dụng giúp tỉnh táo, tuy nhiên chúng lại không tốt cho những người đang gặp phải tình trạng đau đầu buồn nôn và cả những người mất ngủ, ngủ không đủ giấc. Uống cà phê sẽ chỉ làm tăng áp lực lên dây thần kinh, khiến cho tình trạng đau đầu buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là kéo theo các triệu chứng thứ phát khác.
  • Đồ uống có cồn: Khi bị đau đầu buồn nôn, người bệnh nên tránh sử dụng các loại bia rượu hay đồ uống có cồn khác. Cồn có thể tác động đến cả hệ thần kinh và hệ tiêu hóa, làm cho các triệu chứng đau đầu buồn nôn trở nặng hơn.
  • Thực phẩm chứa Tyramine: Chất này thường có trong các loại đồ ăn lên men, ủ muối như kim chi, cải chua, bia rượu, phô mai,... Người bị đau đầu buồn nôn cũng nên tránh dung nạp chất này để không khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ.
  • Thực phẩm chứa muối natri/MSG: MSG chính là mì chính, có chứa nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp.
  • Thực phẩm chứa nitrit và nitrat: Nitrat và nitrit có chứa nhiều trong xúc xích, thịt xông khói sẽ làm tăng kích thước mạch máu não, đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau đầu buồn nôn.
Bị đau đầu buồn nôn nên ăn gì?2
Người bị đau đầu buồn nôn cần tránh tiêu thụ caffeine

Một số lưu ý khi bị đau đầu buồn nôn

Cơn đau đầu buồn nôn có thể xuất hiện kèm theo nhiều các triệu chứng khác. Vì vậy, ngoài việc phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số điều như sau:

  • Ngủ đủ từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày, dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn giúp cơ thể phục hồi tốt.
  • Kiểm soát căng thẳng, stress, không làm việc quá sức trong thời gian dài.
  • Ưu tiên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, dạng lỏng, dạng sệt nếu cơn buồn nôn xuất hiện thường xuyên.
  • Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, caffeine, đồ uống có cồn, thuốc lá,...
  • Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để phòng ngừa tình trạng suy nhược cơ thể.
Bị đau đầu buồn nôn nên ăn gì?3
Nghỉ ngơi đầy đủ để giúp cơ thể phục hồi, tránh gặp phải tình trạng đau đầu buồn nôn

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi “Bị đau đầu buồn nôn nên ăn gì để cải thiện?”. Nếu tình trạng đau đầu buồn nôn diễn ra thường xuyên với mức độ nghiêm trọng, người bệnh không nên chủ quan bỏ qua các dấu hiệu mà cần đi thăm khám sớm với bác sĩ để xác định chính xác vấn đề sức khỏe đang mắc phải. Các bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp khi cần thiết giúp cải thiện sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin