Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điều trị chắp mắt ở trẻ như thế nào?

Ngày 15/04/2022
Kích thước chữ

Chắp mắt là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ, song hầu hết bậc phụ huynh nhầm lẫn chắp mắt với lẹo hay bệnh lý mắt khác. Chắp mắt tuy không quá nguy hiểm nhưng cần tìm ra cách chữa trị sớm để bảo vệ đôi mắt trẻ khỏi những biến chứng khác.

Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tham khảo những chia sẻ bên dưới để biết thêm một số thông tin về bệnh chắp mắt ở trẻ em cũng như những phương pháp điều trị nhé.

Chắp mắt ở trẻ là bệnh gì?

Chắp mắt là một trình trạng viêm sưng, đi kèm với nó có thể là nhiễm trùng tuyến nhỏ ở phần mí mắt, làm cho mí mắt bị phì như có một khối u nhỏ trên mí mắt. Có nhiều người vẫn nhầm lẫn bệnh chắp mắt và lẹo mắt, nhưng thực tế 2 bệnh này khác nhau. Điểm khác biệt lớn nhất là chắp mắt xảy ra do bị sưng viêm tuyến nhỏ ở mí mắt, trong khi đó lẹo mắt là do sưng viêm và nhiễm trùng ở nang lông mi

Chắp mắt có thể gặp ở nhiều vị trí gần mi mắt. Thời gian đầu chắp mắt có kích thước khá nhỏ và không gây đau. Tuy nhiên, khi lượng dầu tích tụ trong mô ngày càng nhiều sẽ gây ra tắc nghẽn, viêm và gây đau, đồng thời lúc này chắp mắt cũng lớn dần. So với lẹo mắt thì chắp mắt sẽ ít gây đau hơn, song nó thường lâu khỏi và điều trị khó khăn hơn. 

Chắp mắt ở trẻ em không phải là bệnh lây nhiễm như mắt đỏ hay lẹo mắt. Triệu chứng là các cha mẹ có thể để ý thấy trẻ chảy nước mắt nhiều hơn. Trường hợp bé bị chắp mắt do bội nhiễm, vi khuẩn xâm nhập, các bậc phụ huynh cần phải cẩn thận và điều trị kịp thời để bé không bị sưng viêm nặng hơn, kèm theo đau đớn và chảy mủ. 

Hiện nay có nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi bé bị bệnh chắp mắt vì sợ ảnh hưởng đến thị lực sau này. Theo các chuyên gia, nếu chắp mắt có kích thước nhỏ, thị lực của bé sẽ không bị ảnh hưởng kể cả khi đang mắc bệnh hay đã khỏi. Tuy nhiên, nếu chắp mắt có kích thước lớn, nhãn cầu của trẻ sẽ bị áp lực cao, khi đó, thị lực ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. 

Để tránh bị chắp mắt ở trẻ, đặc biệt là nguy cơ bị bội nhiễm gây ra đau rát, các chuyên gia khuyên các phụ huynh nên đưa con đi khám và điều trị sớm nhất để theo dõi và ngăn ngừa nhiễm trùng. 

Điều trị chắp mắt ở trẻ như thế nào? 1

Chắp mắt là một trình trạng viêm sưng ở mí mắt

Điều trị chắp mắt ở trẻ như thế nào?

Hầu hết chắp mắt đều lành tính, chỉ có một số trường hợp chắp mắt quá lớn ảnh hưởng đến mắt hoặc khi chắp mặt bị nhiễm trùng thì mới nguy hiểm. Vì là lành tính nên đa phần các bác sĩ đều khuyên nên để chắp mắt tự lành và các phụ huynh giúp bé vệ sinh mắt, hỗ trợ bé trong các phương pháp điều trị tại nhà. Thông thường, chỉ sau vài tuần, hoặc lâu nhất là vài tháng, chắp mắt sẽ tự khỏi mà không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe. 

Dù bác sĩ khuyên nên để tự khỏi, tuy nhiên nếu có biện pháp can thiệp, chắp mắt sẽ bớt sưng hơn và biến mất nhanh hơn. Nhà thuốc Long Châu xin được gợi ý cho các bậc phụ huynh một vài phương pháp chăm sóc mắt cho bé bị chắp mắt, giúp bệnh nhanh cải thiện hơn. 

Chườm ấm cho mắt trẻ

Vì mắt của bé vô cùng nhạy cảm, do đó, cha mẹ không nên chủ quan về vấn đề làm sạch và tránh nhiễm trùng. 

Để thực hiện phương pháp này, đầu tiên, tay của người thực hiện phải rửa sạch sẽ, sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn để tránh tình trạng nhiễm trùng chắp mắt. Bên cạnh việc rửa tay cho mình, bé cũng cần được rửa tay sạch sẽ để tránh trường hợp dụi tay vào mắt khiến vi khuẩn xâm nhập.

Để tiện lợi cho quá trình chườm mắt, các bậc phụ huynh nên ôm bé vào lòng để bé cảm thấy thoải mái và yên tâm nhất, tránh giãy giụa. Việc bé giãy dụa mạnh sẽ khiến cha mẹ vô tình chạm tay và gây tổn thương mắt bé làm cho tình trạng chắp mắt trở nên nghiêm trọng hơn.

Sử dụng một miếng gạc để đắp lên vùng mắt bị chắp trong khoảng 15 phút, thực hiện đều đặn 4 lần/ngày đến khi chắp mắt khỏi hoàn toàn.

Điều trị chắp mắt ở trẻ như thế nào? 2

Chườm ấm cho mắt trẻ để bệnh mau khỏi

Xoa bóp mắt cho trẻ

Các bậc phụ huynh có thể nhẹ nhàng xoa mắt bé trước khi đi ngủ hoặc sau khi chườm ấm để giúp làm thông ống dẫn dầu, giúp cho khối y nhỏ lại. Ba mẹ nên xoa bóp ở khu vực xung quanh chắp mắt, không ấn, bóp gây đau đớn và làm tăng nguy cơ tổn thương mắt. 

Dùng thuốc

Để phòng tránh việc nhiễm trùng thứ phát, khi đi thăm khám, các bác sĩ có thể gợi ý cho bạn sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng sát khuẩn, hoặc bôi thuốc mỡ kháng sinh lên mí mắt.

Tuy nhiên, nếu bạn dùng phương pháp này liên tục trong nhiều tuần vẫn không khỏi thì có thể bệnh đang nghiêm trọng hơn. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị. Các trường hợp chắp mắt không tự khỏi sẽ được tiêm steroid để giảm viêm, xẹp khối u sau một hai tuần.

Nếu phương pháp tiêm steroid này vẫn không khỏi bệnh, cách cuối cùng để can thiệp là phẫu thuật để bỏ chắp mắt. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc phẫu thuật ở mắt của trẻ em.

Điều trị chắp mắt ở trẻ như thế nào? 3

Sử dụng thuốc nhỏ mắt có tính sát khuẩn cho trẻ

Ngăn ngừa chắp mắt ở trẻ như thế nào?

Chắp mắt là một căn bệnh không lây sang người khác nhưng có tính dây truyền, tức là khi bé bị bệnh chắp mắt thì sẽ có nguy cơ mọc chắp mắt ở vị trí khác. Điều này khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng và tìm cách khắc phục triệt để.

Tuy nhiên hiện nay chưa có cách phương pháp hay loại thuốc nào có thể ngăn ngừa sự phát triển của của bệnh chắp mắt. Những trẻ em có bệnh nền về mắt như viêm bờ mi mãn tính thì nên được điều trị kịp thời để tránh chắp mắt phát triển.

Để bảo vệ mắt khỏi bệnh nhiễm trùng chắp mắt nói riêng và những nhiễm trùng mắt nói chung, các bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ nên thực hiện chế độ rửa mi mắt hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn và da chết. Khi lỗ chân lông được thông thoáng dịch tiết ổn định thì sức khỏe mắt của bé cũng trở nên cải thiện hơn.

Điều trị chắp mắt ở trẻ như thế nào? 4

Vệ sinh mí mắt cho bé để loại bỏ vi khuẩn

Chắp mắt ở trẻ em hầu như không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và thị lực của bé. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên thực hiện các biện pháp chữa trị chắp mắt tại nhà mà nhà thuốc Long Châu đã gợi ý ở trên. Nếu không hiệu quả, nên đưa bé tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin