Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Da cháy nắng là tình trạng như thế nào? Da cháy nắng bao lâu thì hết? Cách phòng tránh da bị cháy nắng ra sao? Cùng tham khảo qua các thông tin dưới đây.
Ánh nắng gay gắt vào mùa hè khiến làn da của bạn dễ bị cháy nắng, phồng rộp khi không được bảo vệ kỹ lưỡng. Chỉ số tia UV càng cao thì tình trạng cháy nắng sẽ càng nhiều. Vậy làn da bị cháy nắng có hết không? Thời gian da cháy nắng bao lâu thì hết? Làm thế nào để bảo vệ da không bị cháy nắng vào những ngày nắng to? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho các thắc mắc này qua bài viết sau.
Trước khi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc "Da cháy nắng bao lâu thì hết?", bạn phải hiểu rõ được tình trạng da bị cháy nắng là như thế nào. Cháy nắng là tình trạng phản ứng viêm ở lớp biểu bì ngoài cùng của làn da đối với những tổn thương do tia cực tím gây ra.
Triệu chứng của tình trạng cháy nắng sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo tình trạng từ nhẹ đến nặng. Sau một khoảng thời gian bị cháy nắng, làn da sẽ bắt đầu bong tróc từng mảng. Đây là một hiện tượng bình thường cho thấy cơ thể của chúng ta đang loại bỏ các tế bào da chết.
Làn da bị có thể bị cháy nắng sau khi tiếp xúc trực tiếp với tia UV từ ánh nắng mặt trời hoặc từ nguồn sáng nhân tạo khác trong thời gian dài. Tùy thuộc vào thời gian để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoặc cơ địa da mà tình trạng cháy nắng của mỗi người sẽ không giống nhau. Người da trắng, tóc vàng, mắt xanh có chứa ít sắc tố Melanin sẽ dễ hấp thụ tia UV và cháy nắng nhiều hơn người có làn da sẫm màu, tóc đen.
Bên cạnh đó, khi bạn để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều, tình trạng da bị cháy nắng sẽ nhiều hơn so với các khung giờ khác. Bởi lẽ, đây là thời điểm ánh nắng mặt trời hoạt động mạnh mẽ nhất trong ngày.
Theo các chuyên gia về da liễu, da cháy nắng bao lâu thì hết sẽ phụ thuộc vào mức độ cháy nắng nhẹ, vừa phải hay nghiêm trọng.
Da bị cháy nắng ở mức độ nhẹ: Bạn sẽ bị đỏ và rát ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khoảng từ 3 đến 4 ngày sau đó, da sẽ dần hồi phục tổn thương, tái tạo tế bào da mới để thay thế tế bào da đã chết.
Da bị cháy nắng ở mức độ vừa phải: Tình trạng cháy nắng này có biểu hiện là đau rát và đỏ nhiều hơn so với mức độ nhẹ. Vì thế, thời gian để da hồi phục hoàn toàn cũng dài hơn, tầm khoảng từ 5 đến 7 ngày. Nếu cảm thấy khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt, thì bạn có thể dùng thuốc giảm đau, hoặc chườm đá, thoa gel nha đam để làm dịu vùng da bị cháy nắng.
Trường hợpcháy nắng nặng: Tình trạng này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của bạn. Bạn cần phải đi khám bác sĩ để điều trị kỹ lưỡng. Thời gian hồi phục da cháy nắng tình trạng nghiêm trọng này có thể kéo dài trong vài tuần. Đi kèm theo đó, bạn sẽ cảm thấy đau đầu, sốt, buồn nôn, mất nước, da đỏ rát và phồng rộp lên. Từ 3 đến 8 ngày sau, da sẽ xuất hiện tình trạng bong tróc.
Làn da sau khi bị cháy nắng cần rất nhiều thời gian chăm sóc mới có thể trở về trạng thái ban đầu. Vì vậy, "phòng bệnh hơn chữa bệnh", chúng ta nên nắm bắt cách bảo vệ da không bị cháy nắng trước khi chúng bị tổn thương.
Có thể bạn không biết rằng, một số trường hợp cháy nắng ở tình trạng nặng nề còn vô tình gây tổn thương vĩnh viễn DNA của các tế bào. Không dừng lại ở đó, đây còn là tiền đề khiến da bị lão hóa sớm, làn da xuất hiện nhiều nếp nhăn, đồi mồi, tàn nhang, thâm nám,... khiến gương mặt của bạn kém sắc hơn.
Chính vậy nên, để bảo vệ làn da của mình dưới ánh nắng, bạn nên trang bị cho mình các phương pháp chống nắng hiệu quả như:
Tóm lại, tùy vào tình trạng cháy nắng nhẹ, vừa phải hoặc nghiêm trọng mà thời gian làn da hồi phục sẽ khác nhau. Hy vọng rằng từ các nội dung được chia sẻ trên đã giúp bạn tự mình trả lời cho thắc mắc "Da cháy nắng bao lâu thì hết?". Đừng để làn da bị cháy nắng mới bắt đầu tìm cách “chữa cháy” thì đã quá muộn. Hãy luôn bảo vệ da tránh khỏi tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời. Chúc bạn sẽ luôn sở hữu một làn da trắng mịn, săn chắc và đều màu.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.