Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải mã những thắc mắc xung quanh triệu chứng sốt khi bị thủy đậu

Ngày 26/03/2018
Kích thước chữ

Sốt khi bị thủy đậu là một trong những triệu chứng thường gặp tuy có vẻ đơn giản nhưng không xử lý tốt sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng.

Sốt khi bị thủy đậu là một trong những triệu chứng thường gặp tuy có vẻ đơn giản nhưng không xử lý tốt sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng.

Thủy đậu là một căn bệnh do virus gây ra và là bệnh khá lành tính nhưng trong trường hợp không kiểm soát được các triệu chứng thì bệnh dễ biến chứng và để lại các hậu quả nghiêm trọng. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn, trẻ em và thường bùng phát vào thời điểm từ cuối năm dương lịch cho đến tháng 3 hằng năm. Dưới đây là một vài thông tin về sốt khi bị thủy đậu và cách xử lý mà bạn cần lưu ý để đối phó khi gặp phải tình trạng này.

Tìm hiểu về sốt khi bị thủy đậu

Thủy đậu có thời gian ủ bệnh khá dài, trong khoảng từ 10 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Những ngày sau đó bệnh sẽ khởi phát rất đột ngột, dấu hiệu để nhận biết đầu tiên là những nốt mụn nước xuất hiện ở mặt, đầu, thân chi, sau đó khoảng 24 giờ thì chi chít ở toàn thân.

Giải mã những thắc mắc xoay quanh triệu chứng sốt khi bị thủy đậu 1
Sốt khi bị thủy đậu là dấu hiệu thường thấy ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết thủy đậu ở trẻ em có thể bao gồm sốt nhẹ cộng thêm biếng ăn còn với người lớn thì sốt cao, đau cơ, đau đầu, ngứa ngáy, nôn ói. Thủy đậu sẽ diễn ra trong khoảng 7 đến 10 ngày nếu như không bị biến chứng, những nốt phỏng khô dần, sau đó bong vảy, thâm da và không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu mụn nước nhiễm vi trùng thì sẽ để lại sẹo gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình bên ngoài.

Sốt khi bị thủy đậu có nguy hiểm không?

Khi bị thủy đậu kèm theo triệu chứng sốt cao liên tục hay không có dấu hiệu hạ sốt cần đến các trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn cách điều trị. Bệnh thủy đậu là bệnh chuyên khoa có thể dễ dàng điều trị dứt điểm sau 2 tuần nhưng tuyệt đối không được chủ quan.

Khi trẻ em bị bệnh thủy đậu cần được điều trị chăm sóc có các biện pháp y tế can thiệp kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, viêm gan, nhiễm trùng nốt dạ, xuất huyết,… ngoài ra nếu bệnh nặng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng trẻ nhỏ. Những biến chứng này sẽ càng nguy hiểm hơn khi chúng xuất hiện ở người trường thành.

Giải mã những thắc mắc xoay quanh triệu chứng sốt khi bị thủy đậu 2
Sốt khi bị thủy đậu sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không điều trị đúng cách.

Cách điều trị trong trường hợp sốt khi bị thủy đậu.

Thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo nếu không biến chứng sẽ rất nguy hiểm. Đối với những trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh... Tuyệt đối không được dùng thuốc Aspirin để hạ sốt.

Nếu đối tượng là trẻ nhỏ, các mẹ có thể sử dụng những cách chữa thủy đậu như sau:

  • Chườm mát cho trẻ: Mẹ lau mình cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi và cho trẻ nằm nơi thoáng mát, nên mở cửa sổ thay vì bật máy lạnh hay quạt.
  • Cung cấp nước và cho trẻ mặc đồ thoáng mát: Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước bởi trẻ có thể bị mất nước do đổ mồ hôi lúc sốt. Nên hạn chế mặc nhiều quần áo cho trẻ mà nên để càng thông thoáng càng tốt để nhiệt độ dễ dàng thoát qua da. Không nên mặc đồ cho trẻ quá dày vì sẽ làm trẻ sốt cao hơn do bị nhiễm lạnh vì mồ hôi không thoát được, đồng thời giúp các nốt đậu được thông thoáng. Nếu trẻ bị lạnh và run rẩy thì mẹ hãy đắp cho trẻ 1 chiếc khăn mỏng. Nếu trẻ bị sốt dưới 39 độ thì không cần sử dụng thuốc hạ sốt mà chỉ nên xử lý như trên là được.
Giải mã những thắc mắc xoay quanh triệu chứng sốt khi bị thủy đậu 2
Trẻ nhỏ cần được chăm sóc đúng cách nếu xuất hiện triệu chứng sốt khi bị thủy đậu
  • Sử dụng tất ướt để quấn quanh cổ chân cho bé: Cách này có thể khiến bé khó chịu trong chốc lát nhưng khi nhiệt độ hạ, bé sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.

Trong giai đoạn này, trẻ nhỏ thường sốt từ 2 -3 ngày, nếu thời gian sốt khi bị thủy đậu của trẻ kéo dài hơn đồng thời bé sốt cao trên 39 độ, có những biểu hiện thở khó khăn, co giật thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay vì rất có thể trẻ đã gặp các bến chứng nguy hiểm của bệnh cần được can thiệp kịp thời.

Nếu trẻ em hoặc người lớn bị bệnh thủy đậu cảm thấy khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

Những triệu chứng như sốt hay nổi mụn khi bị thủy đậu có thể nhanh chóng  kết thúc tuy nhiên siêu virus gây ra bệnh vẫn còn tồn tại và gây ra những biến chứng khó lường. Vì vậy sau khi tham khảo bài viết này, đừng chủ quan mà hãy chú ý theo dõi, chăm sóc nếu người bệnh cho tới khi các dấu hiệu của bệnh đã biến mất hoàn toàn . Chúc bạn và gia đình luôn hạnh phúc và khỏe mạnh! 

Tươi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin