Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số cao huyết áp

Ngày 28/12/2017
Kích thước chữ

Bằng việc biết được chỉ số cao huyết áp ở trong khoảng nào, và mức nào là an toàn sẽ giúp bạn tự kiểm soát huyết áp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Bằng việc biết được chỉ số cao huyết áp ở trong khoảng nào, và mức nào là an toàn sẽ giúp bạn tự kiểm soát huyết áp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Bệnh lý huyết áp thường không bỏ qua một ai, vì vậy việc đo huyết áp hàng ngày là một việc làm hết sức cần thiết giúp chúng ta theo dõi, kiểm soát huyết áp để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân. Vậy chỉ số cao huyết áp là bao nhiêu? Những thông tin hữu ích sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi.

Chỉ số cao huyết áp có ý nghĩa gì?

Giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số cao huyết áp 1
Chỉ số huyết áp xác định chính xác tình hình sức khỏe tim mạch

Chỉ số huyết áp là kết quả của một phép đo với hai con số, một số trên và một ở phía dưới, giống dạng phân số. Ví dụ: 120/80.

Số trên đề cập đến lượng áp lực của động mạch trong thời gian co lại của cơ tim. Đây được gọi là áp suất tâm thu. Số dưới đề cập đến huyết áp khi cơ tim ở giữa nhịp. Đây được gọi là áp lực tâm trương. Cả hai số đều quan trọng trong việc xác định tình trạng sức khoẻ của tim. Chỉ số này lớn hơn phạm vi lý tưởng là chỉ số cao huyết áp, thể hiện hoạt động bơm máu của tim đến các bộ phận khác trên cơ thể rất khó khăn.

Như thế nào là chỉ số huyết áp ở mức bình thường

Chỉ số huyết áp thể hiện bằng milimét thuỷ ngân, được viết tắt là mm Hg. Đối với huyết áp ở mức bình thường, chỉ số áp lực tâm thu (số đứng đầu) cần từ 90 đến 120 và số áp lực tâm trương (số dưới) từ 60 đến 80. Những con số này đã được Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) chứng minh.

Nếu chỉ số huyết áp của bạn đang ở mức bình thường thì không cần sự can thiệp của y tế. Tuy nhiên, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh và cân nặng khỏe mạnh để ngăn ngừa sự tăng huyết áp. Nếu những người trong gia đình mắc bệnh cao huyết áo, bạn cũng nên chú ý hơn tới sức khỏe mình. Bạn có thể tham khảo những cách ổn định huyết áp đơn giản như: tập thể dục thường xuyên, giảm lượng muối tiêu thụ….

Chỉ số cao huyết áp ở mức nhẹ

Giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số cao huyết áp 2
Bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh để đẩy lùi chứng tăng huyết áp

Nếu như chỉ số huyết áp của bạn cao hơn 120/80 mm Hg thì đây là tín hiệu báo động bạn nên xem lại sức khỏe cũng như thực hiện những lối sống lạnh mạnh có lợi cho tim.

Khi áp lực tâm thu ở mức từ 120 đến 139 mm Hg hoặc áp suất tâm trương từ 80 đến 89 mm Hg, có nghĩa là bạn đang bị tăng huyết áp. Chứng tăng huyết áp thường xuyên có thể làm cho bạn bị bệnh cao huyết áp, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Chứng tăng huyết áp chưa cần thiết dùng đến thuốc, thay vào đó bạn nên tự tạo cho mình thói quen sống lành mạnh. Chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp xuống mức khỏe mạnh và ngăn ngừa chứng tăng huyết áp, là nguy cơ dẫn đến bệnh cao huyết áp.

Chỉ số cao huyết áp giai đoạn 2

Cao huyết áp giai đoạn 2 cho thấy tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nếu chỉ số huyết áp cho thấy số trên ≥ 160, hoặc số dưới ≥ 100 thì đây được gọi là cao huyết áp giai đoạn 2.

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ đề nghị một hoặc nhiều loại thuốc để kiểm soát huyết áp của bạn. Ngoài điều trị bằng thuốc, bạn cũng nên thực hiện các thói quen lối sống lành mạnh.

Một số loại thuốc có thể bổ sung cho giai đoạn này bao gồm:

  • Chất ức chế ACE để thư giãn các mạch máu
  • Các thuốc chẹn alpha được sử dụng để giảm sự đề kháng động mạch
  • Beta-blockers để giảm nhịp tim và thư giãn các mạch máu
  • Thuốc chẹn kênh canxi để thư giãn các mạch máu
  • Thuốc lợi tiểu để giảm lượng chất lỏng trong cơ thể, bao gồm cả mạch máu

Chỉ số cao huyết áp ở mức nguy hiểm

Giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số cao huyết áp 3
Khi chỉ số huyết ap cao ở mức nguy hiểm, thường xuất hiện các triệu chứng: tức ngực, khó thởi, đau đầu…

Chỉ số huyết áp trên 180/110 mmHg cho thấy sức khỏe bạn đang ở mức nghiêm trọng. Huyết áp trong phạm vi này đòi hỏi phải được điều trị khẩn cấp ngay cả khi không có các triệu chứng kèm theo.

Bạn nên điều trị khẩn cấp nếu huyết áp trong khoảng này cùng với các triệu chứng như:

  • Tức ngực
  • Khó thở
  • Trực quan thay đổi
  • Các triệu chứng của đột quỵ như tê liệt hoặc mất kiểm soát cơ ở mặt hoặc đầu
  • Máu trong nước tiểu
  • Chóng mặt
  • Đau đầu

Tuy nhiên, đôi khi chỉ số cao này có thể xảy ra trong thời gian ngắn và trở lại ở mức bình thường. Nếu chỉ số huyết áp ở mức này, bác sỹ sẽ đo lại lần hai sau vài phút. Nếu lần kiểm tra thứ 2 vẫn cho chỉ số ở mức nguy hiểm, hoặc có một trong những triệu chứng trên thì bạn nên tiến hành điều trị khẩn cấp.

Hường

Nguồn: Healthline

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm