“Nếu tôi không xứng đáng ở đây thì sao? Nếu tôi chỉ gặp may mắn thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người phát hiện ra tôi là một kẻ lừa đảo? Đây là những thắc mắc sẽ xuất hiện khi bạn mắc hội chứng kẻ giả mạo.
Hội chứng kẻ giả mạo khiến bạn luôn nghi ngờ bản thân và những người xung quanh.
Hội chứng kẻ giả mạo là gì?
Hội chứng kẻ giả mạo được định nghĩa là sự lo lắng hoặc nghi ngờ bản thân xuất phát từ việc liên tục đánh giá thấp năng lực và vai trò tích cực của một người trong việc đạt được thành công, và gán sai thành tích của một người cho may mắn hoặc các thế lực bên ngoài.
Tiến sĩ Sabrina Romanoff, nhà tâm lý học lâm sàng và giáo sư tại Đại học Yeshiva cho biết: “Những người mắc hội chứng kẻ mạo danh có xu hướng đặt câu hỏi về mức độ trí tuệ và thành công của họ”.
Hội chứng kẻ giả mạo thường bùng phát trong các môi trường xã hội, giáo dục và nghề nghiệp, nơi có mức độ cạnh tranh luôn thường trực. Những người mắc hội chứng này thường có xu hướng cảm thấy thiếu sót hoặc làm việc kém 'hoàn hảo'.
Nếu bạn mắc hội chứng kẻ mạo danh, bạn luôn lo lắng rằng mình có thể liên tục bị 'phát hiện' là một kẻ lừa đảo. Bạn cũng có khả năng đánh giá thấp những thành tích của mình và cho rằng chúng là do may mắn thay vì sự chăm chỉ của chính bạn.
Những người đối phó với hội chứng kẻ mạo danh cũng có thể giữ cho mình những tiêu chuẩn cao không tưởng và sự tự tin của họ dao động khi sự nghi ngờ bản thân của họ tăng lên. Ngoài ra, họ có xu hướng đạt được thành công lớn về học tập, công việc và cơ hội - nhưng cuối cùng lại rơi vào vòng luẩn quẩn khi những thành tích cá nhân chỉ nuôi dưỡng sự nghi ngờ bản thân ngày càng tăng của họ.
Những người mắc hội chứng kẻ giả mạo thường thay vì tiếp thu những thành công của mình thì họ lại sử dụng chúng làm bằng chứng cho thấy họ đang lừa dối - điều khiến họ nghi ngờ bản thân. Nghịch lý là những người mắc hội chứng này thường là những người rất thông minh và có năng lực cao.
Ai có nguy cơ mắc hội chứng kẻ giả mạo?
Mặc dù bất cứ ai cũng có thể gặp phải hội chứng kẻ mạo danh, tuy nhiên những đối tượng đặc biệt dễ mắc phải là những phụ nữ thành đạt. Phụ nữ da màu và phụ nữ không dị tính có thể là những người dễ mắc hội chứng kẻ mạo danh vì họ là những đối tượng đặc biệt bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Phụ nữ là đối tượng dễ bị mắc hội chứng kẻ giả mạo.
Tiến sĩ Deborah J. Cohan , giáo sư xã hội học tại Đại học Nam Carolina-Beaufort cho biết: “Hội chứng kẻ mạo danh ảnh hưởng xấu đến phụ nữ, phụ nữ da màu và đồng tính nữ, song tính và chuyển giới vì họ ở những vị trí bị gạt ra ngoài lề xã hội nhiều hơn”.
Khi bạn ở trong nhóm bị thiệt thòi nghĩa là trong xã hội có ít hình mẫu giống bạn, bạn phải đối mặt với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống, phân biệt giới tính và các chủ nghĩa khác đã tồn tại hàng thế kỷ vẫn chưa giải phóng được sự kìm kẹp sắt thép của chúng đối với xã hội.
Hội chứng kẻ giả mạo thường bắt đầu khi nào?
Hội chứng kẻ giả mạo thường bắt đầu từ thời thơ ấu. Theo truyền thống, những bé gái được nuôi dạy để chiếm lĩnh không gian an toàn, trong khi các bé trai là chấp nhận rủi ro hướng tới sự mạo hiểm. Điều này vô tình chuẩn bị cho chúng hội chứng kẻ mạo danh.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra điều này khi bước vào cửa hàng đồ chơi, đối với bé nam là những thứ hướng đến sự mạo hiểm, trong khi đồ chơi của các bé gái lại thiên về vẻ ngoài xinh đẹp và phục vụ người khác.
Hơn nữa, các cô gái có xu hướng được nuôi dạy trở nên cầu toàn - một đặc điểm chính của hội chứng kẻ giả mạo.
Vượt qua hội chứng kẻ mạo danh như thế nào?
Để vượt qua hội chứng kẻ mạo danh, mọi người nên tập trung vào việc đo lường thành tích của chính họ, thay vì so sánh bản thân với người khác. Tương tự như những người cầu toàn, những người có tính cầu toàn thường tự tạo cho mình rất nhiều áp lực để hoàn thành mọi công việc một cách hoàn hảo; họ sợ rằng bất kỳ sai lầm nào cũng sẽ tiết lộ cho người khác thấy rằng họ không đủ giỏi hoặc thông minh cho công việc.
Ngừng so sánh bản thân với người khác là cách để vượt qua hội chứng kẻ giả mạo.
Họ duy trì áp lực quá mức này bởi vì họ tin rằng nếu không có kỷ luật, họ sẽ không thành công và thay vì tự thưởng cho bản thân, họ chỉ lo lắng về nhiệm vụ tiếp theo phía trước. Chu kỳ này có thể khó phá vỡ, nhưng có thể cải thiện bằng việc nhắc nhở rằng không ai là hoàn hảo và một người chỉ có thể cố gắng hết sức mình.
Hội chứng kẻ mạo danh có thể kìm hãm tiềm năng phát triển và ý nghĩa, bằng cách ngăn cản mọi người theo đuổi những cơ hội phát triển mới trong công việc, trong các mối quan hệ hoặc xung quanh sở thích của họ. Đồng thời, đối mặt với hội chứng kẻ mạo danh có thể giúp mọi người tiếp tục trưởng thành và phát triển.
Tóm lại, để vượt qua được hội chứng kẻ giả mạo, bạn cần tập cách ngừng so sánh, suy nghĩ tích cực để giảm áp lực cho bản thân cũng như tạo dựng cho mình nhiều mối quan hệ để học hỏi và phấn chấn hơn.
Hoàng Minh
Nguồn tham khảo: Healthy Women.