Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Khó thở thanh quản trẻ em nguyên nhân do đâu? Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị

Ngày 19/05/2022
Kích thước chữ

Khó thở thanh quản trẻ em thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ khiến cho trẻ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Vậy khó thở thanh quản trẻ em nguyên nhân do đâu và cách khắc phục ra sao? Các bạn hãy theo dõi phần nội dung ở bài viết dưới đây để được giải đáp cụ thể nhé.

Nguyên nhân gây ra khó thở thanh quản trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở thanh quản. Tùy thuộc vào tính chất cấp tính hay mãn tính mà nguyên nhân gây bệnh sẽ có sự khác nhau. 

Khó thở thanh quản trẻ em nguyên nhân do đâu? Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị1 Khó thở thanh quản trẻ em nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân dẫn đến khó thở thanh quản cấp tính

Một số nguyên nhân dẫn đến khó thở thanh quản cấp tính đó là:

  • Dị vật đường thở: Có hội chứng xâm nhập đường thở.
  • Viêm thanh quản cấp: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do các loại vi khuẩn như Streptocoque, H.influenzae, Staphylocoque hoặc virus gây ra, phổ biến nhất chính là virus cúm, sau đó chính là virus thuộc nhóm Myxovirus.
  • Tétanie: Nguyên nhân này thường xảy ra ở những trẻ bị còi xương có triệu chứng bị co thắt thanh quản cấp tính.
  • Bạch hầu thanh quản: Căn bệnh này có thể khởi phát rất chậm nhưng nếu như có giả mạc gây tắc thì trẻ nhỏ sẽ cảm thấy khó thở dữ dội. Bạch hầu thanh quản có thể phát hiện dựa vào nội soi thanh quản, khám họng, cấy tìm vi khuẩn bạch cầu.
  • Viêm thanh quản do bệnh sởi: Có triệu của viêm long đường hô hấp, mọc ban sởi và được chẩn đoán dựa trên dịch tễ học.
  • Áp xe sau họng: Triệu chứng của trẻ nhỏ bị áp xe sau họng đó là trẻ nhỏ bị nhiễm trùng ở mức độ nặng và không thể nuốt thức ăn được. 

Nguyên nhân dẫn đến khó thở mãn tính

Một số nguyên nhân gây ra chứng khó thở mãn tính ở trẻ em phải kể đến như:

  • Thở rít thanh quản bẩm sinh do bị dị dạng sụn thanh quản, mềm sụn thanh quản.
  • Hẹp thanh quản cấp độ mãn tính: Đây là hậu quả của các chấn thương thanh quản, dị dạng bẩm sinh hoặc hẹp do u máu.
  • U nhú thanh quản: Đây vốn là loại u nhú lành tính tại thanh quản. Loại u này thường phát triển nhanh và rất dễ tái phát, gây khó thở cho thanh quản. Trẻ nhỏ có thể được chẩn đoán bằng phương pháp soi thanh quản.

Chẩn đoán hội chứng khó thở thanh quản ở trẻ nhỏ

Thông thường, dựa vào các triệu chứng bệnh lý lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng khó thở thanh quản. 

Khó thở thanh quản trẻ em nguyên nhân do đâu? Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị2 Chẩn đoán khó thở thanh quản ở trẻ nhỏ

Chẩn đoán xác định

Thường bao gồm có 3 triệu chứng cơ bản là: Xuất hiện tiếng rít ở thanh quản, khó thở chậm, khó thở thì hút vào, co kéo cơ hô hấp, đặc biệt là rút lõm lồng ngực, lõm ức.

Khi ấy, trẻ nhỏ sẽ gặp phải các triệu chứng phụ như khàn tiếng, mất tiếng, đầu gật gù mỗi khi thở. Bên cạnh đó, khi quan sát sẽ nhận thấy sụn thanh quản bị nhô lên mỗi khi hít vào. Nở cánh mũi và nhăn mặt cũng là triệu chứng thường gặp. 

Chẩn đoán mức độ khó thở thanh quản

Việc đánh giá được mức độ khó thở thanh quản ở trẻ nhỏ là điều rất quan trọng. Bởi lẽ, chúng sẽ giúp cho các bác sĩ có thể tiên lượng và sớm đưa ra được hướng thăm khám và điều trị kịp thời. Từ đó sẽ hạn chế được tối đa các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Có 3 mức độ khó thở từ nhẹ đến nặng đó là:

Độ 1:

  • Trẻ bị rè tiếng, khàn tiếng mỗi khi nói chuyện hoặc khóc.
  • Tiếng ho còn trong và hơi rè.
  • Triệu chứng khó thở không điển hình, tiếng rít thanh quản chưa rõ hoặc nhẹ.

Độ 2 :

  • Trẻ bị mất tiếng, nói không rõ, tiếng ho giống như tiếng chó sủa.
  • Khó thở thanh quản có dấu hiệu điển hình đó là xuất hiện tiếng rít thanh quản rõ ràng, co kéo cơ hô hấp mạnh.
  • Trẻ vật vã, hốt hoảng, lo sợ. 

Ở độ 3 :

  • Trẻ bị mất tiếng hoàn toàn, nói, khóc không thành tiếng.
  • Trẻ không ho được hoặc không ho thành tiếng.
  • Triệu chứng khó thở trở nên dữ dội, có triệu chứng của chứng thiếu oxy nặng. Trẻ có thể bị rối loạn nhịp thở, tím tái.
  • Toàn thân bị ảnh hưởng với các triệu chứng điển hình như vật vã, lờ đờ, da vã ra nhiều mồ hôi. 

Điều trị khó thở thanh quản ở trẻ

Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà cách điều trị khó thở thanh quản ở trẻ nhỏ sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể.

Khó thở thanh quản trẻ em nguyên nhân do đâu? Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị3 Tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thanh quản ở trẻ với các phương pháp phù hợp

Với khó thở thanh quản ở mức độ 1: Thường sẽ sử dụng Prednisone 2mg/ kg trong thời gian từ 2 - 3 ngày, Dexamethason 0,15mg/ kg/ liều duy nhất và tái khám hằng ngày.

Với khó thở thanh quản mức độ 2: Trẻ nhỏ sử dụng Dexamethason 0,6mg/ kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 lần hoặc có thể sử dụng khí dung Budesonide 1 - 2 mg/ liều duy nhất nếu có chống chỉ định dùng Corticoid toàn thân. Nếu như các triệu chứng không có sự cải thiện sau 2 giờ, các bác sĩ sẽ xem xét cho trẻ dùng kháng sinh, khí dung Adrenalin.

Với khó thở thanh quản độ 3: Trẻ nhỏ cần thở oxy, đảm bảo SpO2 > 95%, khí dung Adrenalin 1/1000 2 - 5ml hoặc 0,4 - 0,5ml/ kg (tối đa 5ml). Trẻ có thể lặp lại liều 2 sau thời gian 30 phút nếu như còn khó thở nhiều và sau đó 1 - 2 giờ nếu cần, tối đa 3 liều.

Có thể nói rằng nếu các triệu chứng khó thở thanh quản trẻ em không được khắc phục một cách kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe như rối loạn nhịp thở, tím tái, nguy hiểm hơn là tử vong. Do đó, khi phát hiện ra các triệu chứng, bạn nên đưa trẻ thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm