Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chấn thương thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chấn thương thanh quản là một tình trạng phổ biến thường gặp hiện nay. Thông thường, tình trạng này sẽ tự hết mà không gây nguy hiểm nhưng trường hợp này thường xuyên xảy ra sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Chấn thương thanh quản là gì? 

Thanh quản là bộ phận nằm ở ngã ba miệng, khí quản. Vai trò của thanh quản là dẫn lưu không khí ra vào phổi, đồng thời tống vật lạ ra ngoài bằng các cơn ho khi có vật lạ rơi vào thanh quản.

Chấn thương thanh quản là một loại chấn thương hay gặp trong chấn thương tai, mũi, họng tác động trực tiếp tới thanh quản, bệnh xuất hiện cùng với chấn thương sọ não gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường thở, đôi khi có thể bị đứt thanh quản ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Vậy nên, cần phải chẩn đoán và điều trị kịp thời trước khi bệnh diễn biến nặng hơn.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương thanh quản

Viêm thanh quản thường đến đột ngột và diễn biến nặng trong 5-7 ngày đầu. Các dấu hiệu thông thường là:

  • Giọng nói khàn khàn, nói hụt hơi, yếu giọng;
  • Cổ họng bị khô;
  • Thỉnh thoảng mất giọng;
  • Cơn ho khó chịu không biến mất;
  • Họng thường xuyên bị kích ứng;
  • Vướng họng, khó nuốt;
  • Ho khan;
  • Đau họng.

Ngoài ra, tình trạng viêm nắp thanh quản (viêm thanh thiệt) là tình trạng nhiễm trùng nắp thanh quản và các mô xung quanh nó. Nắp thanh quản là phần mô bao phủ thanh quản và khí quản (ống thở), nằm ở dưới đáy lưỡi có nhiệm vụ bảo vệ đường thở khi nuốt. Khi bị viêm nắp thanh quản, mô sưng lên đến mức có thể đóng khí quản (ống thở).

Viêm nắp thanh quản có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Đi khám bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Khó nuốt;
  • Khó thở, chẳng hạn như cần phải nghiêng người về phía trước để thở;
  • Tiết nhiều nước bọt;
  • Phát ra âm thanh khò khè khi thở;
  • Giọng nói như bị bóp nghẹt;
  • Sốt.

Thông thường, bệnh nhân phải nằm viện để được điều trị. Bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh đường tĩnh mạch và thường là glucocorticoid hoặc dexamethasone.

Biến chứng có thể gặp khi bị Chấn thương thanh quản

Chấn thương thanh quản sẽ gây ra một vài biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm như:

Biến chứng tức thời

Ngạt thở

Cần phải chú ý, thường gặp do sặc, máu chảy xuống khí quản làm ứ đọng xuất tiết đờm. Chảy máu thường do chấn thương mạch hoặc thay đổi tư thế cổ làm mạch máu bị bục ra. Vì vậy cần được cầm máu ngay lập tức.

Biến chứng thứ phát

Viêm tấy lan tỏa

Do chăm sóc vùng cổ không cẩn thận, viêm tấy khá nhanh chóng, đặc biệt là khi xuất hiện khí tràn dưới da gây hoại tử cả vùng cổ, ngực, mặt.

Viêm tấy đôi khi lan xuống trung thất gây gây viêm thường gặp khi có chấn thương vùng hạ họng, thanh quản kèm theo.

Viêm khớp nhẫn phễu.

Di chứng

Giọng nói

Thay đổi giọng nói, rối loạn về phát âm, thần kinh quặt ngược, sụn phễu, thường xuất hiện muộn và khó phục hồi. 

Khó thở

Tùy vào tình trạng tổn thương, vị trí, hình thái của sẹo mà có mức độ nặng hay nhẹ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Một số triệu chứng cho thấy rằng bệnh của bạn đang trở nên nghiêm trọng: 

  • Khó nuốt, khi nuốt thường gây đau đớn;
  • Ho ra máu;
  • Khó thở;
  • Khàn tiếng trong một thời gian dài;
  • Cơn đau ngày càng nặng.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương thanh quản

Nguyên nhân dẫn tới chấn thương thanh quản phụ thuộc vào loại chấn thương.

  • Chấn thương thanh quản ngoài: Bị tác động mạnh trực tiếp vào thanh quản như bị té, bị đánh vào cổ.
  • Chấn thương thanh quản trong: Đặt nội khí quản là nguyên nhân chính, ngoài ra soi thanh quản quá thô bạo, xử trí khối u không đúng kỹ thuật, phẫu thuật chức năng dây thanh quản không cẩn thận cũng là nguyên nhân gây chấn thương thanh quản trong.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) chấn thương thanh quản?

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính đều có khả năng bị chấn thương thanh quản. Tuy nhiên một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là nữ giới và trẻ em.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) chấn thương thanh quản

Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị chấn thương thanh quản:

  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc nhiều;
  • Uống ít nước;
  • Sử dụng thực phẩm quá lạnh hoặc quá cay nóng;
  • Lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, cafein;
  • Sử dụng giọng nói của bạn quá nhiều, nói quá to, la hét hoặc hát nhiều;
  • Tác động thanh quản nhiều như thói quen khạc đờm mạnh.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chấn thương thanh quản

Khi bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị chấn thương thanh quản. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Chụp X- quang: Kiểm tra tổn thương trong thanh quản, nhưng do vùng cổ có thể bị sưng tấy, phù nên nên các hình ảnh thường khó chính xác.
  • Nội soi thanh quản: Thường sử dụng vì phương pháp này có thể nhìn rõ hình thể và những tổn thương trong thanh quản.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị chấn thương thanh quản hiệu quả

Trước khi đưa ra hướng điều trị, cần phải xác định được mức độ thiêt hại tới thanh quản.

Chấn thương thanh quản gây ra khó thở, đe dọa suy huy hấp và có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Vì vậy, bác sĩ cần đảm bảo đường thở bằng việc đặt nội khí quản cho bệnh nhân.

Với những trường hợp khẩn cấp, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật mở khí quản để giúp đường thở an toàn trong khi chữa lành những tổn thương ở khí quản.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của chấn thương thanh quản 

Chế độ dinh dưỡng

  • Uống đủ nước.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung rau xanh, trái cây, vitamin, protein, ngũ cốc nguyên hạt,...
  • Ăn những thực ăn mềm để giúp cổ họng không bị đau khi nuốt như cháo, súp, sữa,...

Chế độ sinh hoạt

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa chấn thương thanh quản hiệu quả

Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp phòng ngừa chấn thương thanh quản, cụ thể:

  • Hạn chế sử dụng giọng nói với tần suất lớn, trong thời gian dài;
  • Thường xuyên vệ sinh vùng họng sạch sẽ và đúng cách;
  • Bỏ thuốc lá hoặc tránh hít phải khói thuốc;
  • Uống nước nhiều, bổ sung đủ 2,5 lít nước mỗi ngày;
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu, bia, cafe;
  • Xây dựng một chế độ ăn dinh dưỡng kết hợp luyện tập phù hợp giúp năng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh;
  • Hạn chế những thực phẩm quá cay hoặc quá nóng;
  • Bỏ thói quen ảnh hưởng tới thanh quản như khạc nhổ,...
  • Bảo vệ thanh quản khỏi những vật nhọn, sắt, nguy hiểm.
Nguồn tham khảo

Các bệnh liên quan

  1. Viêm xoang hàm

  2. Viêm mũi vận mạch

  3. Vẹo vách ngăn mũi

  4. Điếc

  5. Loét miệng

  6. Viêm họng cấp

  7. Viêm amidan xơ teo

  8. Viêm tuyến nước bọt

  9. Viêm tai

  10. U hốc mũi