Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Lời khuyên nên chích uốn ván khi nào?

Ngày 01/03/2019
Kích thước chữ

Bệnh uốn ván được biết đến là một bệnh cấp tính và có tỉ lệ tử vong rất cao hiện nay, nó bị gây nên do ngoại độc tố trực khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây ra. Vậy nên chích uốn ván khi nào?

 

Bệnh uốn ván được biết đến là một bệnh cấp tính và có tỉ lệ tử vong rất cao hiện nay, nó bị gây nên do ngoại độc tố trực khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây ra. Vậy nên chích uốn ván khi nào?

Nên chích uốn ván khi nào?

Lời khuyên nên chích uốn ván khi nào 1Bệnh uốn ván hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vaccine uốn ván

Bệnh uốn ván hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vaccine uốn ván. Nếu bạn quan tâm nhiều hơn có thể biết, vaccine uốn ván là một sản phẩm được sản xuất dựa trên sự phối hợp của vaccine phòng bệnh ho gà và bạch hầu. Loại vaccine này được tiêm chủng tích hợp trong mũi 5 trong 1 hoặc 6 trong một, bé sẽ tiêm mũi này khi 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng; sau đó sẽ nhắc lại khi từ 18 - 24 tháng tuổi. Vậy nên, tiêm uốn ván để làm gì cũng được trả lời ngay khi bé mới được sinh ra rồi đó.

Đa phần các loại vaccine phòng bệnh uốn ván hiện nay đều sử dụng vaccine là loại vaccine hấp thụ. Loại này có nhiều tên gọi khác nhau, nếu tiêm đủ số mũi quy định thì thời gian phòng bệnh lên tới 5 năm.

Chích uốn ván khi nào và biết được tiêm uốn ván để làm gì bạn cũng cần phải trang bị thêm cho mình một số kiến thức cơ bản về việc tiêm uốn ván cũng như những tác dụng phụ của loại thuốc này. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như đau và sưng nhẹ, nổi quầng đỏ, sốt nhẹ…

Với những người mắc bệnh cấp tính và có phản ứng với các lần tiêm trước hay đang điều trị với thuốc corticosteroid, các loại thuốc ức chế miễn dịch thì nên cân nhắc khi sử dụng loại vaccine này.

Chích uốn ván khi nào? Khi tiêm vaccine uốn ván bắt buộc phải có sự chỉ định cũng như giám sát của các nhân viên y tế. Tuyệt đối không tự ý sử dụng vaccine khi không có hướng dẫn sẽ gây nên những hậu quả nặng nề.

Khi gặp các vết thương hở, phụ nữ mang thai…  đều phải tiêm uốn ván, đặc biệt là có tiêm uốn ván mũi 2 ở phụ nữ mang thai. Đây là những thời kì tuyệt đối phải cân nhắc cũng như tiêm phòng uốn ván. Giúp mẹ và bé có một thai kì khỏe mạnh và bé không bị uốn ván sơ sinh.

Tiêm khi mang thai

Lời khuyên nên chích uốn ván khi nào 2Tất các các mẹ bầu đều cần được tiêm đầy đủ các mũi phòng ngừa uốn ván khi mang thai

Tất các các mẹ bầu đều cần được tiêm đầy đủ các mũi phòng ngừa uốn ván khi mang thai từ 27-36 tuần. Mũi đầu tiên sẽ được tiêm vào khoảng thời gian 3 tháng giữa của thai kỳ và mũi thứ 2 sẽ được tiêm sau mũi thứ nhất 1 tháng và phải được tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.

Bác sĩ có thể sẽ đề nghị vắc-xin chủng ngừa Tdap (uốn ván, bạch hầu và ho gà) ở tam cá nguyệt thứ ba của thời kỳ mang thai của bạn. Chích uốn ván khi nào?

Nếu chưa tiêm vắc-xin Tdap từ trước và không tiêm trong thời kỳ mang thai, bạn nên tiến hành ngay khi sinh xong.

Nếu có một vết cắt hay vết thương bẩn trong lúc mang thai, bạn nên tiêm mũi uốn ván tăng cường.

Chích uốn ván khi nào? Các loại vắc xin ngừa uốn ván

Dù phản ứng ở mức trung bình khá phổ biến sau khi tiêm nhưng hiếm có trường hợp nào nghiêm trọng. Những phản ứng phụ cơ bản bao gồm sưng, đau và đỏ tại chỗ tiêm nặng hơn thì hơi sốt cao một chút. Nhưng đừng lo lắng quá nhé, những triệu chứng kể trên sẽ thường biến mất trong vòng 1-2 ngày. Do đó đừng quá lo lắng về việc tiêm thêm mũi tăng cường.

Một số loại vắc-xin chống uốn ván gồm:

Vắc-xin DTaP: Vắc-xin phòng bạch hầu, uốn ván và ho gà (ho lâu ngày) thường được tiêm cho trẻ ở 2, 4, 6 tháng tuổi và tiêm nhắc vào 15 đến 18 tháng tuổi. DTap đặc biệt hiệu quả với trẻ nhỏ.

Chích uốn ván khi nào? Qua thời gian, khả năng miễn dịch uốn ván suy giảm dù là ở trẻ em hay người lớn. Do đó, khi trẻ lớn dần hơn cần tiêm mũi tăng cường cho trẻ. Mũi tăng cường này vẫn chứa đủ liều vắc-xin uốn ván. Đứa trẻ bất kỳ dù từ 11 đến 18 tuổi đều được khuyên tiêm mũi tăng cường, trong đó, độ tuổi lý tưởng nhất để tiêm là từ 11 hoặc 12 tuổi.

Vắc-xin Td: Nếu đã trưởng thành, hãy tiêm mũi tăng cường Td tích hợp uốn ván và bạch hầu mười năm một lần để duy trì miễn dịch. Bởi mức kháng thể sẽ bị suy giảm sau 5 năm, do đó mũi tăng cường sẽ được khuyên dùng nếu bạn có vết thương sâu, bị nhiễm trùng và không tiêm phòng trong thời gian nhiều hơn 5 năm. Bạn cũng nên nắm được tiêm uốn ván kiêng gì sau khi tiêm uốn ván xong.

Lời khuyên nên chích uốn ván khi nào 3Việc tiêm vaccine phòng bệnh uốn ván phải có sự chỉ định, giám sát, hướng dẫn cụ thể của nhân viên y tế

Vậy vaccin uốn ván sử dụng khi nào?

Bệnh uốn ván có thể phòng ngừa dễ dàng bằng cách tiêm vaccin phòng uốn ván. Chích uốn ván khi nào? Vaccine phòng uốn ván thường được sản xuất phối hợp với vaccin phòng bệnh bạch hầu và ho gà. Vaccin phòng bệnh uốn ván hiện nay được sử dụng thuộc loại vaccin uốn ván hấp phụ, có nhiều tên thương mại khác nhau và có giá trị thời gian bảo vệ trong vòng 5 năm.

Tác dụng phụ có thể xảy ra ở chỗ tiêm như nổi sưng nhẹ, quầng đỏ, sốt thoáng qua, tiêm uốn ván đau bắp tay và dần dần những triệu chứng này sẽ giảm. Đôi khi cũng bị các phản ứng nhạy cảm trong các trường hợp tiêm nhắc lại quá nhiều lần. Vaccin được khuyến cáo chống chỉ định sử dụng đối với những người đang mắc bệnh cấp tính, có phản ứng với lần tiêm trước, đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác...

Chích uốn ván khi nào? Việc tiêm vaccine phòng bệnh uốn ván phải có sự chỉ định, giám sát, hướng dẫn cụ thể của nhân viên y tế từ việc tiêm để tạo miễn dịch cơ bản cho người lớn và trẻ em có các hoạt động dễ bị chấn thương như người làm vườn, nông dân, vận động viên, trẻ hay nô đùa, chạy nhảy...; vaccine cũng được sử dụng cho phụ nữ đang ở lứa tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai chưa tiêm lần nào để phòng bệnh uốn ván sơ sinh.

Hoàng Dương

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.