Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Trường hợp không nên tiêm vắc xin dại là ai? Đối tượng cần nhanh chóng tiêm ngừa

Ánh Vũ

16/03/2025
Kích thước chữ

Mặc dù, tiêm ngừa dại có thể sử dụng cho hầu hết mọi người nhưng một số trường hợp không nên tiêm vắc xin dại. Những đối tượng này cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo vắc xin có hiệu quả tốt nhất.

Vắc xin phòng dại có tác dụng kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể để ngăn ngừa sự xâm nhập của virus vào hệ thần kinh. Tiêm phòng đúng thời điểm là cách duy nhất để bảo vệ tính mạng và tránh những hậu quả nghiêm trọng mà bệnh dại có thể gây ra. Tuy nhiên, có một số trường hợp không nên tiêm vắc xin dại trước khi có chỉ định của bác sĩ.

Những trường hợp không nên tiêm vắc xin dại

Vắc xin phòng dại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người khỏi virus gây bệnh dại, một căn bệnh có tỷ lệ tử vong gần như tuyệt đối nếu không được điều trị kịp thời. Vắc xin dại có thể sử dụng cho cả trẻ em và người trưởng thành mà không có giới hạn về độ tuổi, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp không nên tiêm vắc xin dại hoặc cần cân nhắc hoặc thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi tiêm để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Người sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu

Trước tiên, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo miễn dịch của vắc xin phòng dại. Cụ thể, các loại thuốc như corticoid, thuốc điều trị ung thư hoặc thuốc chữa sốt rét có thể làm giảm lượng kháng thể phòng dại trong cơ thể sau khi tiêm.

Điều này có thể khiến vắc xin kém hiệu quả và không bảo vệ người bệnh hoàn toàn khỏi nguy cơ nhiễm bệnh. Do đó, những người đang sử dụng các loại thuốc này cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm vắc xin để đảm bảo lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Một số trường hợp không nên tiêm vacxin dại cũng như đối tượng cần nhanh chóng tiêm ngừa 1
Người dùng corticoid thuộc trường hợp không nên tiêm vắc xin dại

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú

Thai phụ là trường hợp không nên tiêm vắc xin dại trước khi được bác sĩ sản khoa chỉ định. Đối với phụ nữ mang thai, hiện chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy vắc xin phòng dại gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp thai phụ bị động vật nghi dại cắn, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và tiêm phòng kịp thời.

Đây là phương án duy nhất giúp phòng tránh bệnh dại và bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ lẫn thai nhi. Không nên trì hoãn tiêm vắc xin trong những tình huống có nguy cơ cao vì bệnh dại là một căn bệnh nguy hiểm, không có cách chữa trị sau khi đã phát bệnh dại.

Đối với phụ nữ đang cho con bú, không có bất kỳ hạn chế nào trong việc sử dụng vắc xin phòng dại. Việc tiêm vắc xin không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và không gây nguy hiểm cho trẻ bú sữa. Vì vậy, nếu một người mẹ đang trong giai đoạn nuôi con nhỏ bị nghi ngờ phơi nhiễm với virus dại cần đi tiêm phòng ngay để bảo vệ chính mình và gia đình.

Cân nhắc ở trẻ em và người cao tuổi

Trẻ em và người cao tuổi không thuộc nhóm trường hợp không nên tiêm vắc xin dại. Đây là loại vắc xin bất hoạt, có nghĩa là nó không chứa virus sống nên không có nguy cơ gây bệnh dại cho người được tiêm. Do đó, vắc xin này an toàn với cả trẻ em và người lớn tuổi, không giới hạn độ tuổi tiêm chủng.

Trẻ nhỏ cũng có thể được tiêm vắc xin phòng dại mà không cần lo lắng về tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì bệnh dại có thể gây tử vong trong thời gian ngắn sau khi phát bệnh, tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

Một số trường hợp không nên tiêm vacxin dại cũng như đối tượng cần nhanh chóng tiêm ngừa 2
Vắc xin dại không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ

Đối tượng cần tiêm phòng dại

Tiêm phòng dại là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ người bệnh khỏi nguy cơ mắc bệnh dại, một căn bệnh có tỷ lệ tử vong gần như tuyệt đối nếu không được điều trị kịp thời. Virus dại có thể lây nhiễm sang người qua nước bọt, nước dãi hoặc máu của động vật mắc bệnh khi chúng cắn, liếm vào vết thương hở hoặc tiếp xúc trực tiếp với da bị tổn thương. Vì vậy, những đối tượng có nguy cơ cao cần nhanh chóng tiêm phòng vắc xin để đảm bảo an toàn.

  • Trước tiên, bất kỳ ai bị động vật nghi ngờ mắc bệnh dại cắn hoặc liếm vào vết thương đều cần được tiêm vắc xin phòng dại ngay lập tức. Virus dại lây truyền qua dịch tiết của động vật nhiễm bệnh, do đó khi có tiếp xúc với nước bọt hoặc máu của động vật này, nguy cơ lây nhiễm là rất cao.
  • Ngoài ra, những người có tiếp xúc với động vật có hành vi bất thường cũng cần tiêm phòng dại. Nếu động vật thể hiện các dấu hiệu như hung dữ, mất kiểm soát, sủa không lý do, chảy nước dãi nhiều hoặc có triệu chứng thần kinh, chúng có thể đang mắc bệnh dại. Khi bị những động vật này cắn, dù vết cắn nhỏ hay không có dấu hiệu rõ ràng, vẫn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng vắc xin phòng dại.
  • Bên cạnh đó, những người không rõ về tiền sử tiêm phòng dại của bản thân hoặc không có bằng chứng xác thực về việc đã được tiêm phòng trước đây cũng nên thực hiện tiêm vắc xin phòng dại nếu có nguy cơ tiếp xúc với virus dại. Việc không tiêm phòng đầy đủ có thể khiến cơ thể không có đủ miễn dịch chống lại virus, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Quan trọng hơn, không nên áp dụng các biện pháp dân gian không đảm bảo chất lượng hoặc không có cơ sở khoa học khi xử lý vết thương do động vật cắn. Một số phương pháp truyền miệng như đắp thuốc lá, bôi tỏi, sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc có thể gây nhiễm trùng vết thương và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh dại. Thay vào đó, cần tuân thủ đúng quy trình xử lý vết thương theo hướng dẫn của chuyên gia y tế và tiêm phòng kịp thời để ngăn chặn bệnh dại.

Một số trường hợp không nên tiêm vacxin dại cũng như đối tượng cần nhanh chóng tiêm ngừa 3
Người bị động vật mắc dại cắn cần nhanh chóng tiêm phòng

Lịch tiêm ngừa dại cho từng đối tượng

Lịch tiêm phòng dại được thiết lập dựa trên tiền sử tiêm chủng của từng cá nhân cũng như mức độ tiếp xúc với virus dại. Việc tuân thủ đúng lịch trình tiêm chủng là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh dại.

Đối với những người chưa từng tiếp xúc với virus dại trước đó, việc tiêm phòng cần tuân theo lịch trình cơ bản gồm 3 mũi vắc xin, mỗi mũi có liều lượng 0.5 ml. Các mũi này được tiêm vào các ngày số 0, số 7 và số 28. Đây là phương pháp dự phòng hiệu quả, giúp cơ thể tạo miễn dịch với virus dại trước khi có nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh.

Trong trường hợp một người đã tiếp xúc với virus dại, việc tiêm phòng sẽ có sự thay đổi nhằm đảm bảo cơ thể có đủ kháng thể để ngăn chặn sự phát triển của virus. Người bệnh cần tiêm đủ 5 mũi vắc xin với liều lượng 0.5 ml mỗi mũi, lần lượt vào các ngày số 0, số 3, số 7, số 14 và số 28.

Nếu mức độ tiếp xúc với virus dại thuộc cấp độ II, tức là có vết cắn sâu, gần thần kinh trung ương hoặc ở vị trí nguy hiểm, người bị cắn cần được tiêm kết hợp thêm Immunoglobulin dại. Immunoglobulin là một loại kháng thể giúp trung hòa virus dại ngay lập tức, hỗ trợ vắc xin phòng dại đạt hiệu quả tối đa trong việc bảo vệ cơ thể.

Một số trường hợp không nên tiêm vacxin dại cũng như đối tượng cần nhanh chóng tiêm ngừa 4
Người bệnh cần bổ sung Immunoglobulin dại nếu có dấu hiệu tổn thương thần kinh

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả những trường hợp không nên tiêm vắc xin dại cũng như người cần tiêm phòng sớm. Việc tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng dại là vô cùng quan trọng. Nếu bị động vật nghi ngờ mắc bệnh dại cắn, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được tư vấn và tiêm phòng kịp thời. Thực hiện tiêm phòng đúng cách không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần hạn chế sự lây lan của virus dại trong cộng đồng.

Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng, với vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Khi đến tiêm chủng tại Long Châu, khách hàng sẽ được khám sàng lọc bởi bác sĩ, tư vấn gói vắc xin phù hợp, theo dõi trong và sau khi tiêm để đảm bảo an toàn. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin