Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mang thai khi đang mắc ung thư cổ tử cung thì có ảnh hưởng tới em bé không?

Thu Hà

22/12/2024
Kích thước chữ

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa nguy hiểm với tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao ở phụ nữ. Tuy nhiên, một câu hỏi thường được đặt ra là mang thai khi đang mắc ung thư cổ tử cung thì có ảnh hưởng tới em bé không?

Câu hỏi:

Thưa bác sĩ, phụ nữ mang thai khi đang mắc ung thư cổ tử cung thì có ảnh hưởng tới em bé không?

Trả lời:

Được giải đáp bởi Bác sĩ Chuyên khoa 1 - Nguyễn Thu Hà

Trong phần lớn các trường hợp, ung thư cổ tử cung không trực tiếp ảnh hưởng đến em bé, đặc biệt khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm và chưa xâm lấn. Cổ tử cung là một phần của cơ quan sinh sản nữ, nhưng thai nhi phát triển trong tử cung (dạ con), được bảo vệ bởi màng ối và nước ối. Do đó, nếu ung thư cổ tử cung chưa lan rộng và không gây biến chứng, nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi là rất thấp. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh (và kích thước khối u), tình trạng hạch, giải phẫu bệnh lý khối u, nguyện vọng của sản phụ có muốn dưỡng thai và tuổi thai, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử trí phù hợp nhằm cân bằng giữa việc điều trị bệnh và bảo vệ thai nhi.

  • Giai đoạn sớm: Nếu bệnh được phát hiện sớm và chẩn đoán trong 2 tam cá nguyệt đầu của thai kỳ, các bác sĩ thường trì hoãn điều trị đến khi thai nhi đủ trưởng thành nếu không có di căn hạch. Sau đó, cả mẹ và bé sẽ được chăm sóc y tế toàn diện để đảm bảo an toàn. Nên mổ lấy thai khi thai trưởng thành.
  • Giai đoạn cuối thai kỳ: Với trường hợp bệnh được chẩn đoán gần thời điểm sinh, bác sĩ thường ưu tiên phẫu thuật lấy thai ngay khi em bé đủ trưởng thành, sau đó tiến hành điều trị cho mẹ.
  • Giai đoạn muộn, đầu thai kỳ: Khi ung thư đã tiến triển và thai kỳ còn ở giai đoạn sớm, việc đình chỉ thai kỳ có thể là lựa chọn cần thiết để tập trung điều trị bệnh.

Hiện nay, với các tiến bộ y học, phụ nữ trẻ mắc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm có cơ hội được điều trị bảo tồn khả năng sinh sản. Nhiều trường hợp vẫn có thể mang thai và sinh con sau điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân phải cắt bỏ tử cung hoặc trải qua xạ trị ảnh hưởng đến buồng trứng, khả năng mang thai tự nhiên sẽ không còn.

Mang thai khi đang mắc ung thư cổ tử cung thì có ảnh hưởng tới em bé không?
Phụ nữ mang thai khi đang mắc ung thư cổ tử cung thì có ảnh hưởng tới em bé không?

Biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Để giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ cần lưu ý:

Quan hệ tình dục an toàn:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Duy trì lối sống chung thủy, một vợ một chồng, miễn là cả hai phía, chứ không phải chỉ là một phía, quan hệ thủy chung và trước đó cả 2 người đều không viêm nhiễm.

Ngừng hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.

Tránh tiếp xúc với virus HPV: HPV rất dễ lây. Bạn có thể bị nhiễm HPV thông qua các đường lây truyền sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh (dương vật, âm đạo, hậu môn).
  • Tiếp xúc tay miệng với cơ quan sinh dục đã nhiễm HPV.
  • Sử dụng chung đồ cá nhân với người với người bị nhiễm HPV.
  • Hạn chế tiếp xúc da kề da với người nhiễm HPV hoặc có tiền sử bệnh lý liên quan.

Tầm soát định kỳ: Thực hiện xét nghiệm Pap smear (phiến đồ âm đạo), kiểm tra bằng mắt thường lớp bề mặt cổ tử cung hoặc HPV DNA định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Xét nghiệm này đặc biệt cần thiết cho phụ nữ có nguy cơ cao, như người có nhiều bạn tình hoặc có tiền sử bệnh lý cổ tử cung.

Tiêm vắc xin ngừa HPV:

Vắc xin ngừa HPV là "lá chắn vàng" giúp bảo vệ bạn khỏi các chủng virus HPV nguy hiểm – nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung và các tổn thương tiền ung thư.

Vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 giúp bảo vệ khỏi 9 tuýp virus HPV phổ biến 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 gây bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản…, với hiệu quả bảo vệ lên đến trên 90%. Vắc xin HPV 9 hiện nay mở rộng độ tuổi tiêm từ độ tuổi 9 đến 45 tuổi và phạm vi phòng ngừa cho cả nam và nữ .

Vắc xin được khuyến cáo tiêm 3 mũi như sau:

  • Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1.

Vắc xin ngừa HPV là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, đặc biệt là do các chủng HPV nguy cơ cao như 16 và 18. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc xin HPV. Nếu bạn chưa tiêm ngừa trước khi mang thai, việc tiêm vắc xin có thể được thực hiện sau khi sinh con và cho con bú.

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng với sự phát triển của y học hiện đại, phụ nữ ngày nay có nhiều cơ hội được điều trị hiệu quả mà vẫn bảo tồn khả năng sinh sản. Tuy nhiên, để bảo vệ mẹ và bé có sức khoẻ tốt nhất hãy chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung thông qua tầm soát định kỳ và hoàn thành tiêm vắc xin ngừa HPV trước khi mang thai nhé!

Hiện tại, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp vắc xin Gardasil 9, thế hệ mới với khả năng bảo vệ hiệu quả trước 9 tuýp HPV phổ biến (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58). Với hiệu quả bảo vệ lên đến trên 90%, vắc xin Gardasil 9 không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung mà còn giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác và mụn cóc sinh dục. Hãy đến Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và tiêm chủng an toàn, hiệu quả!

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thu Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.

Xem thêm thông tin