Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mẹ bầu mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào?

Ngày 06/12/2018
Kích thước chữ

Uốn ván là một bệnh lý nguy hiểm với nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ lên đến 20-40%. Vậy, đề phòng ngừa tình trạng này, mẹ bầu mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào?

Uốn ván là một bệnh lý nguy hiểm với nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ lên đến 20 - 40%. Vậy, đề phòng ngừa tình trạng này, mẹ bầu mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào?

Mẹ bầu mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào 1Mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào là thắc mắc của rất nhiều người

Vì sao phụ nữ mang thai nên tiêm phòng uốn ván?

Uốn ván do vi khuẩn Clostridium tetani tiết độc tố thần kinh mạnh gây ra. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Bệnh gây ra do vi trùng theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung cho người mẹ trong lúc đẻ. Còn đối với trẻ sơ sinh, vi trùng nhiễm qua chỗ cắt và buộc ở dây rốn nên gọi là uốn ván rốn sơ sinh.

Hiện nay, hầu hết chị em phụ nữ mang thai chưa được tiêm vắc xin phòng uốn ván, do đó không có miễn dịch với bệnh. Ngoài ra, điều kiện vô trùng yếu kém trong các cơ sở y tế khi đỡ đẻ cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh uốn ván.

Chính vì vậy mà các bác sĩ khuyến cáo, chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván cần được tiêm chủng để bảo vệ bản thân và trẻ nhỏ.

Dấu hiệu của uốn ván

Uốn ván có thể khiến bạn xuất hiện các triệu chứng như:

  • Tăng trương lực cơ và co cứng toàn thân khi bị uốn ván. Đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy sự tê, cứng cơ xuất hiện ở lưỡi miệng, sau đó tới vùng cổ, vai, lưng, rồi lan đến các vùng khác của cơ thể.
  • Thường có vẻ mặt nhăn nhó do cơ mặt bị tê cứng, ngoài ra người bệnh có thể xuất hiện trong tư thế lưng cong, ưỡn lưng. Thậm chí, co cơ nghiêm trọng có thể gây tím tái hoặc dẫn đến ngưng thở.
  • Người bệnh uốn ván xuất hiện các cơn co thắt, sốt, đổ mồ hôi.
  • Uốn ván thường khởi phát sau sinh khoảng 2 tuần đối với trẻ sơ sinh, với các dấu hiệu điển hình như: bỏ bú, co giật, co cứng toàn thân.
  • Bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh khoảng 3-10 ngày, nhưng cũng có trường hợp sau 3 tuần mới phát bệnh. Thời gian ủ bệnh càng ngắn, thì nguy cơ tử vong lại càng cao.

Mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào?

Xem lịch tiêm phòng để biết mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào

Bà bầu mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào? Với bà bầu mang thai lần đầu, cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván: Mũi 1 tiêm lúc thai đủ 24 tuần. Mũi 2 tiêm sau mũi 1 khoảng 1 tháng.

Sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván, mẹ bầu có thể bị đau tay. Đây là hiện tượng bình thường do tác dụng phụ có thể gặp phải sau tiêm vắc xin và thường gặp ở liều tiêm thứ 2. Vì vậy, bà bầu không nên lo lắng, thay vào đó hãy chườm lạnh để giảm đau.

Mẹ bầu mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào 2Mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào? Khi thai nhỉ đủ 24 tuần

Mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào: Chi phí tiêm phòng vắc xin uốn ván

Chi phí tiêm phòng uốn ván cũng là thắc mắc của nhiều người, chỉ xếp sau vấn đề mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào mà thôi. Theo đó, tiêm phòng vắc xin uốn ván có giá giao động từ 35.000đ – 100.000đ tùy loại vắc xin của Việt Nam hay của Pháp. Chị em có thể sắp xếp thời gian tới các trung tâm y tế dự phòng, trung tâm tiêm chủng dịch vụ để tiêm vắc xin phòng uốn ván.

Mang thai lần đầu tiêm phòng uốn ván cần lưu ý gì?

Sau khi  đã biết "mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào" thì mẹ bầu cần nắm rõ những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván. Khi đi tiêm phòng uốn ván, mẹ bầu cần lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân. Ngoài ra, tiêm chủng vắc xin uốn ván khi mang thai lần đầu có những lưu ý như sau:

  • Khoảng thời gian phù hợp nhất tiêm phòng uốn ván là 3 tháng giữa thai kỳ, chị em nên tránh tiêm vào giai đoạn đầu mang thai  vì mẹ bầu hay bị ốm nghén.
  • Mẹ bầu cần tiêm phòng theo tuổi thai và số lần mang thai. Theo đó, lần mang thai đầu tiêm 2 mũi phòng uốn ván còn những lần mang thai sau tiêm nhắc lại 1 mũi.
  • Trường hợp chị em hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng và mũi thứ 2 trước dự kiến sinh ít nhất 1 tháng.
  • Trong thời kỳ mang thai, Bộ y tế quy định chị em chỉ có thể được tiêm phòng uốn ván theo quy định, không được tiêm các mũi khác.
  • Trường hợp trong thời gian thai kỳ, nếu mẹ bầu bị chó mèo dại cắn, bác sĩ sẽ có thể tiêm phòng dại cho mẹ nhưng tùy theo mức độ dịch tễ phơi nhiễm dại mà bác sĩ quyết định tiêm hay không tiêm.
  • Sau khi tiêm xong, cần ở lại nơi tiêm trong vòng 30 phút để theo dõi các phản ứng có thể xảy ra. Mẹ sẽ thấy một vài tác dụng phụ như sốt nhẹ, đau nhức, sưng đỏ vết tiêm, điều này hết sức bình thường, mẹ có thể chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm sưng đau. Tuy nhiên tuyệt đối không được uống thuốc kháng sinh khi mang thai để giảm đau hay hạ sốt mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như chân tay lạnh, tim đập nhanh, khó thở, da xanh thai, tiêu chảy thì cần báo cho bác sĩ ngay để điều trị kịp thời tình trạng sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván.
Mẹ bầu mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào 3Nếu thấy đau tức ngực sau tiêm, bạn cần báo ngay cho bác sĩ

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc mang thai lần đầu tiêm uốn ván khi nào cùng những lưu ý lúc tiêm phòng uốn ván. Nếu có thắc mắc gì khác, mẹ bầu đừng ngại trao đổi với bác sĩ sản khoa của mình để tìm câu trả lời nhé.

Hường

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Mang thai