Long Châu

Mang thai: Những điều cần biết cho một thai kỳ khỏe mạnh

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mang thai là một quá trình tạo nên mầm sống mới với thật nhiều khó khăn và thử thách mới. Nhưng được trở thành cha, mẹ là điều vô cùng hạnh phúc. Niềm mong ước lớn nhất của người mẹ là sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh. Muốn vậy, việc chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ là vô cùng quan trọng, thậm chí là ngay từ lúc dự định có thai.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Mang thai là gì? 

Thai nghén (La tinh: Graviditas) hay còn gọi là mang thai là việc mang một hay nhiều con, được gọi là một bào thai hay phôi thai, bên trong tử cung của một phụ nữ. Trong một lần thai nghén, có thể có nhiều bào thai, như trong trường hợp sinh đôi hay sinh ba.

Thai kỳ được xem là kéo dài 266 ngày từ khi thụ thai hoặc 280 ngày kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng nếu chu kỳ kinh xảy ra thường xuyên mỗi 28 ngày. Ngày chuyển dạ được tính dựa trên kỳ kinh cuối cùng. Chuyển dạ được cho là bình thường khi thai phụ chuyển dạ sớm hoặc muộn hơn 2 tuần so với ngày ước tính.

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa thời kỳ sinh đẻ bình thường trong khoảng 37 tới 42 tuần. Việc tính toán ngày sinh liên quan tới thời kỳ giả định thông thường 28 ngày.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của mang thai

Mang thai có thể làm vú được to vồng lên, do tăng nồng độ estrogen (chủ yếu) và progesterone - một phần gây to vú trước hành kinh. Buồn nôn, đôi khi có nôn, có thể xảy ra do sự tăng tiết của estrogen và tiểu đơn vị beta của gonadotropin màng nuôi ở người (beta - hCG) bởi các tế bào hợp bào của rau thai, bắt đầu từ 10 ngày sau khi thụ tinh. Các hoàng thể trong buồng trứng, kích thích bởi beta - hCG, tiếp tục giải phóng một lượng lớn estrogen và progesterone để duy trì sự mang thai. Mệt mỏi và bụng chướng khá sớm là một số triệu chứng phụ nữ có thể gặp trong giai đoạn này.

Phụ nữ thường bắt đầu cảm thấy chuyển động của bào thai từ tuần thứ 16 đến 20. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, phù ở chi dưới và giãn tĩnh mạch thường gặp; nguyên nhân chính là chèn ép tĩnh mạch chủ dưới do tử cung to lên.

Khám vùng chậu các phát hiện bao gồm cổ tử cung mềm và tử cung to lên, mềm không đều. Cổ tử cung thường trở nên xanh nhạt đến tím, có thể do cung cấp máu cho tử cung tăng lên. Khoảng 12 tuần tuổi thai, tử cung phát triển lên trên vùng chậu hướng vào ổ bụng; ở tuần thứ 20, tử cung ngang rốn; và đến 36 tuần, cực trên của tử cung chạm gần tới mỏm xương ức.

Tác động của mang thai đối với sức khỏe

Một số tác động ảnh hưởng đến sức khỏe khi mang thai cụ thể như sau:

  • Đau lưng, đau vùng chậu là chứng đau thường xuyên nhất trong 3 tháng cuối trước khi sinh do trọng tâm cơ thể đã chuyển đổi. Ngoài ra, cơn đau dây chằng diễn ra khi các dây chằng ở vị trí dưới tử cung căng giãn và mở rộng để nâng đỡ tử cung đang lớn dần.

  • Hội chứng ống cổ tay chiếm khoảng 21% đến 62% các trường hợp, có thể do phù nề.

  • Táo bón do sự giảm chuyển động thức ăn trong ruột để tăng progesterone (mang thi bình thường), đều này làm cho lượng nước được hấp thụ nhiều hơn. Bệnh trĩ có thể xuất hiện khi táo bón lâu ngày thường được ghi nhận ở một số trường hợp mang thai.

  • Thỉnh thoảng và thường các cơn co thắt không đau xảy ra vài lần mỗi ngày.

  • Phù là vấn đề thường gặp, do sự nén ép của inferior vena cava (IVC) và tĩnh mạch khung chậu (mông) gần tử cung làm cho tăng áp lực thủy tĩnh ở các chi dưới.

  • Mửa (ói), ợ chua, và buồn nôn là các vấn đề phổ biến khi mang thai.

  • Đi tiểu nhiều: Đây là trường hợp phổ biến do tăng thể tích trong mạch và sự đè nén bàng quang do tử cung lớn lên.

  • Suy tĩnh mạch: Đây là triệu chứng phổ biến gây ra bởi sự giãn các tĩnh mạch cơ trơn và tăng áp lực nội mạch.

Biến chứng có thể gặp khi mang thai

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, việc mang thai cũng dễ xảy ra các biến chứng thai kỳ như sau:

  • Đái tháo đường và mang thai là những tương tác của bệnh đái tháo đường (không hạn chế ở đái tháo đường do thái nghén) và mang thai. Các nguy cơ cho đứa trẻ gồm sẩy thai, hạn chế phát triển, phát triển quá mức, thai quá lớn (macrosomia), polyhydramnios và khiếm khuyết khi sinh.

  • Trong trường hợp bệnh đồng hành systemic lupus erythematosus và thai nghén, có sự gia tăng tỷ lệ phôi chết trong tử cung và sẩy thai tự phát (sẩy thai), cũng như neonatal lupus.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Lý tưởng nhất là phụ nữ đang có kế hoạch mang thai nên gặp bác sĩ trước khi thụ thai; sau đó họ có thể tìm hiểu về nguy cơ mang thai và cách giảm nguy cơ. Như là một phần của chăm sóc tiền sinh sản, các bác sĩ lâm sàng chăm sóc ban đầu nên khuyên tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ uống một loại vitamin có chứa folic acid 400 đến 800mcg (0,4 đến 0,8mg) một lần/ngày. Folate làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Nếu phụ nữ đã có thai hoặc trẻ sơ sinh có khuyết tật ống thần kinh, liều hàng ngày được khuyên dùng là 4000mcg (4mg). Uống folate trước và sau khi thụ thai cũng có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh khác.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến mang thai

Sự mang thai xảy ra như kết quả của giao tử cái hay noãn bào bị một giao tử đực tinh trùng xâm nhập trong một quá trình được gọi là sự "thụ thai". Sau khi được "thụ thai" nó được gọi là một hợp tử. Sự tiết tinh trùng nam thường xảy ra qua hoạt động quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm cũng khiến việc thụ thai có thể xảy ra trong những trường hợp quan hệ tình dục không thể dẫn đến có thai (ví dụ qua việc lựa chọn hay vô sinh nam/nữ).

Nguy cơ

Những ai có khả năng mang thai?

Tất cả các đối tượng phụ nữ trong giai đoạn sinh sản tính từ lúc bắt đầu dậy thì có kinh nguyệt và kết thúc khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, phụ nữ dễ thụ thai nhất trong độ tuổi 20 và 24. Khả năng sinh sản của cô ấy bắt đầu giảm dần trong khoảng 27 tuổi, giảm mạnh bắt đầu từ 35. Một phụ nữ 30 tuổi khỏe mạnh có 20% cơ hội mang thai trong mỗi tháng.

Ngược lại, một phụ nữ 40 tuổi chỉ có 5% cơ hội mang thai trong bất kỳ tháng nào. Khi bước sang tuổi 45, rất ít phụ nữ có thể thụ thai.

Yếu tố làm tăng khả năng mang thai

Một số yếu tố làm tăng khả năng mang thai, bao gồm:

Yếu tố di truyền:

Các gen ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng sinh sản, bao gồm cả tuổi mãn kinh. Trên thực tế, bạn có thể mãn kinh sớm gấp 6 lần (trước 40 tuổi) nếu mẹ, chị gái hoặc bà của bạn cũng như vậy. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford gần đây đã phát hiện ra mối liên hệ giữa các dấu hiệu di truyền nhất định và mức độ hormone cho thấy tuổi thọ sinh sản của chúng ta gần như cố định bởi sự di truyền từ gia đình.

Hormone:

Đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai và duy trì thai kỳ. Có rất nhiều loại hormone hoạt động trong quá trình rụng trứng và thụ thai, như hormone gonadotropin (GnRH), hormone luteinizing (LH), hormone kích thích nang trứng (FSH), estrogen và progesterone. Ví dụ, mức progesterone là rất quan trọng cho sự rụng trứng, chuyển phôi và trong thời kỳ đầu mang thai; nếu không đủ, bạn có thể bị vô sinh hoặc sẩy thai.

Các vấn đề về giải phẫu:

Vô sinh có thể là kết quả của tổn thương cơ quan sinh sản khi chấn thương hoặc bệnh lý. Ngoài ra, một số phụ nữ có bất thường giải phẫu bẩm sinh, như tử cung có hình dạng khác nhau hoặc dị tật ống dẫn trứng, có thể cản trở mang thai.

Môi trường:

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy môi trường sống cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Nếu muốn nhanh mang thai, bạn nên tránh tiếp xúc các loại nhựa dẻo, đặc biệt là túi nilon. Các chất gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu và các hợp chất công nghiệp cũng được xem là một trong các nguyên nhân gây vô sinh và có thể làm giảm khả năng thụ thai lên đến 29%.  

Lối sống:

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thụ thai. Việc ăn uống thiếu vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết có thể khiến bạn không thể mang thai. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh cũng giúp tăng cường khả năng có thai.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán mang thai

Xét nghiệm beta - hCG trong nước tiểu

Thông thường nước tiểu và đôi khi xét nghiệm máu được sử dụng để xác nhận hoặc loại trừ có thai; kết quả thường chính xác vài ngày trước khi mất kinh và thường sớm nhất là vài ngày sau khi thụ thai. Các nồng độ beta - hCG tương ứng với tuổi thai khi mang thai bình thường, có thể được sử dụng để xác định xem thai nhi có phát triển bình thường hay không.

Phương pháp tốt nhất là so sánh 2 giá trị beta - hCG huyết thanh, cách nhau 48 đến 72 giờ và được đánh giá ở cùng phòng xét nghiệm. Trong thai kỳ đơn bình thường, nồng độ beta - hCG tăng gấp đôi từ 1,4 đến 2,1/ ngày trong suốt 60 ngày đầu (7,5 tuần), sau đó bắt đầu giảm từ 10 đến 18 tuần. Nồng độ beta-hCG được tăng gấp đôi một cách bình thường trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ cho thấy sự tăng trưởng bình thường.

Siêu âm

Sự xuất hiện của túi thai trong tử cung, thường thấy ở siêu âm khoảng 4 - 5 tuần và thường tương ứng với nồng độ beta - hCG huyết thanh khoảng 1500 mIU/mL (túi noãn hoàng có thể nhìn thấy trong túi thai lúc 5 tuần).

Chuyển động tim của thai nhi, được thấy bằng siêu âm thời gian sớm nhất từ 5 đến 6 tuần. Nhịp tim của thai nhi, đánh giá bằng siêu âm Doppler sớm nhất là từ 8 đến 10 tuần nếu tử cung có thể tiếp cận được ở bụng. Bác sĩ thấy các cử động của bào thai sau 20 tuần.

Chăm sóc y tế khi mang thai 

Thuốc được sử dụng trong quá trình thai kỳ có thể có những tác dụng tạm thời hay lâu dài trên phôi thai. Vì thế, nhiều y sĩ không muốn kê đơn thuốc cho những phụ nữ mang thai, lo ngại chủ yếu là về những tác dụng có thể gây quái thai của thuốc.

Thuốc đã được xếp vào các hạng A, B, C, D và X theo hệ thống xếp hạng của Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) cung cấp hướng dẫn về cách chữa bệnh dựa trên những lợi ích tiềm năng và những nguy cơ cho thai nhi.

Thuốc, gồm cả một số loại đa vitamin, đã được chứng minh không gây nguy cơ cho phôi thai sau những cuộc nghiên cứu có kiểm soát trên người được xếp hạng A. Mặt khác, những loại thuốc như thalidomide với nguy cơ gây hại cho phôi thai đã được chứng minh vượt quá mọi lợi ích nó mang lại được xếp hạng X.

Hầu hết phụ nữ mang thai cần bổ sung chất sắt hàng ngày bằng sắt sulfat 300mg hoặc sắt gluconate 450mg, loại này có thể được dung nạp tốt hơn. Người phụ nữ bị thiếu máu nên uống thuốc bổ sung 2 lần/ngày.

Tất cả phụ nữ nên cho uống vitamin trước khi sinh có chứa 400mcg (0,4mg) folate, dùng một lần/ngày; folate làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Đối với phụ nữ đã có thai đã sinh trẻ bị khuyết tật ống thần kinh, liều hàng ngày được khuyến cáo là 4000mcg (4mg).

Phụ nữ có vấn đề lạm dụng chất gây nghiện nên được giám sát bởi một chuyên gia về thai có nguy cơ cao. Sàng lọc bạo lực gia đình và trầm cảm nên được thực hiện.

Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Vắc xin đối với bệnh sởi, quai bị, rubella và thủy đậu không nên dùng trong thời kỳ mang thai. Vắc - xin viêm gan loại B có thể được sử dụng an toàn nếu được chỉ định, và vắc xin cúm được khuyên dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh trong mùa cúm. Khuyến khích tăng cường tiêm chủng cho bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (Tdap) từ 27 đến 36 tuần tuổi thai hoặc sau khi sinh, ngay cả khi thai phụ đã được chủng ngừa đầy đủ.

Vì phụ nữ mang thai có máu Rh âm tính có nguy cơ phát triển kháng thể Rh0(D), họ được cho Rh0(D) globulin miễn dịch 300mcg tiêm bắp trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:

  • Sau bất kỳ chảy máu âm đạo đáng kể hoặc dấu hiệu khác của xuất huyết hoặc chia tách nhau rau (bong rau non);

  • Sau sẩy thai tự nhiên hoặc điều trị;

  • Sau chọc ối hoặc sinh thiết gai rau;

  • Dự phòng ở tuần 28;

  • Nếu trẻ sơ sinh có Rh0(D) - dương tính, sau khi sinh.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp quá trình mang thai thuận lợi

Chế độ sinh hoạt:

  • Phụ nữ mang thai có thể tiếp tục làm các hoạt động thể dục và tập thể dục vừa phải nhưng nên cẩn thận để không làm tổn thương bụng.

  • Quan hệ tình dục có thể được tiếp tục trong suốt thời kỳ mang thai trừ khi xuất huyết âm đạo, đau đớn, rò rỉ dịch ối, hoặc các cơn co tử cung xảy ra.

  • Thời gian an toàn nhất để đi du lịch trong thời gian mang thai là từ 14 đến 28 tuần, nhưng không có chống chỉ định tuyệt đối để đi bất cứ lúc nào trong thời gian mang thai. Phụ nữ mang thai nên đeo dây an toàn bất kể tuổi thai và loại xe.

  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng rượu và thuốc lá và nên tránh tiếp xúc với khói thuốc gián tiếp. Họ cũng nên tránh tiếp xúc với hóa chất hoặc phun sơn, tiếp xúc với những người có nhiễm virus đang hoạt động.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, hầu hết thai phụ cần thêm khoảng 250kcal mỗi ngày; hầu hết lượng calo cần đến từ protein. Nếu tăng trọng của người mẹ là quá mức (> 1,4kg/tháng trong những tháng đầu) hoặc không đầy đủ (< 0,9kg/tháng), chế độ ăn phải được thay đổi. Ăn kiêng giảm cân trong thời kỳ mang thai không được khuyến cáo, ngay cả đối với những phụ nữ mắc bệnh béo phì.

  • Một chế độ ăn cân bằng, giàu chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng của một chu kỳ mang thai khỏe mạnh. Việc ăn theo chế độ mạnh khỏe, cân bằng về carbohydrates, chất béo, proteins, ăn nhiều loại hoa quả và rau, thường đảm bảo dinh dưỡng tốt. 

  • Một chế độ ăn có đủ lượng axit folic gần thời điểm thụ thai đã cho thấy tác dụng làm giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh phôi thai như spina bifida, một khiếm khuyết sinh đẻ nghiêm trọng. Folate có nhiều trong rau bina và có trong rau xanh ví dụ như xà lách, của cải đường, bông cải xanh, măng tây, các loại quả giống cam quýt và dưa, đậu xanh, và trứng. 

  • DHA omega - 3 là một acid béo cấu trúc chính trong não và võng mạc, và thường có trong sữa vắt. Một yếu tố quan trọng là người phụ nữ phải hấp thụ những lượng đủ DHA trong thai kỳ và khi nuôi con giúp họ có sức khỏe tốt và cả sức khỏe cho đứa trẻ.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.msdmanuals.com/

  2. https://vi.wikipedia.org/

Các bệnh liên quan