Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo quy luật, độ tuổi thay răng sữa thường diễn ra từ 6 - 12 tuổi nhưng còn phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Để mẹ hiểu rõ thêm để có thể dự đoán và theo dõi quá trình thay răng của con thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Răng sữa sẽ bắt đầu mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi và đến khoảng 30 - 33 tháng tuổi trẻ sẽ mọc đủ 20 chiếc răng sữa. Sau đó, đến giai đoạn tầm 6 - 7 tuổi trẻ sẽ lại bắt đầu giai đoạn thay răng sữa thành răng vĩnh viễn. Đây cũng chính là giai đoạn mà các bậc cha mẹ cần phải theo dõi sát sao bởi đây là lúc cung hàm của trẻ được hoàn thiện. Vậy mẹ đã biết rõ độ tuổi thay răng sữa cho con chưa? Bài viết hôm nay sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Răng sữa đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai, hoàn thiện cung xương hàm của trẻ và tạo chỗ cho răng vĩnh viễn định hình và mọc lên sau này. Răng vĩnh viễn được phát triển ở bên dưới răng sữa nên nếu răng sữa bị sâu cũng sẽ gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Vì vậy khi răng sữa bị sâu cần phải chữa trị kịp thời tránh để ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.
Khi trẻ được 3 - 4 tuổi thì hàm răng sữa sẽ được hoàn thiện với 20 chiếc
Khi trẻ được 3 - 4 tuổi thì hàm răng sữa sẽ được hoàn thiện với 20 chiếc. Tuổi thay răng sữa thường là khi trẻ được 5 - 6 tuổi, lúc này răng sữa sẽ bắt đầu lung lay và rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên, có một số trường hợp răng sữa lung lay sớm hơn lúc trẻ được 4 tuổi hoặc muộn hơn lúc trẻ 7 - 8 tuổi. Với những trường hợp trẻ có răng sữa bị lung lay và rụng quá sớm thì nên đưa trẻ đi khám ở các nha khoa để bác sĩ theo dõi.
Và nếu bé đã được khoảng 10 tháng tuổi nhưng vẫn chưa mọc chiếc răng sữa nào thì tức là trẻ mọc răng trễ, lúc này các cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn.
Đến một giai đoạn nhất định, răng vĩnh viễn ở bên dưới sẽ gây áp lực, làm chân răng sữa bị tiêu dần khiến răng sữa lung lay, rụng đi. Sau đó răng vĩnh viễn sẽ mọc ngay ở những vị trí răng sữa vừa rụng. Thường tuổi thay răng sữa mọc răng vĩnh viễn của bé thường là:
- Từ 6 đến 8 tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới;
- Từ 7 đến 9 tuổi: Mọc 4 răng cửa trên.
Hàm răng của trẻ được coi là phát triển bình thường khi thứ tự các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí của răng sữa, đồng nghĩa với việc chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Tuy nhiên, thực tế thứ tự thay răng của hàm trên sẽ có một chút khác biệt so với hàm dưới. Cụ thể, nếu thứ tự phổ biến của răng hàm trên là: răng cửa giữa - răng cửa bên - răng tiền cối - răng nanh và các răng cối lớn, thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa - răng cửa bên - răng nanh - răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.
Tuổi thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn ở trẻ em
Bên cạnh đó, độ tuổi thay răng sữa ở trẻ em diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố sau:
- Đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng: Đối với những răng có một chân thì thời gian thay răng sẽ chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với những răng nhiều chân như răng cối thì đòi hỏi cần phải có thời gian lâu hơn, thời gian có thể kéo dài từ 1 - 2 tháng. Những răng được mọc trong không gian thoải mái thì thời gian thay răng cũng sẽ ngắn hơn so với những răng bị kẹt khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.
- Thói quen của trẻ: Một số thói quen xấu của trẻ cũng có thể gây ảnh hưởng đến thời gian thay răng. Trong thời gian chờ răng vĩnh viễn mọc lên sau khi răng sữa rụng đi, ở những vị trí này sẽ khiến trẻ có cảm thấy trống vắng và thường đưa tay vào miệng hay dùng lưỡi đụng vào nó. Việc này vô tình gây ra viêm nhiễm ở chân răng nên các bậc cha mẹ cần phải thường xuyên nhắc nhở để trẻ dần bỏ đi những thói quen xấu này.
Trong trường hợp nếu bé đã được 10 tuổi nhưng vẫn chưa mọc đủ các răng cửa vĩnh viễn thì tức là răng bị chậm mọc. Lúc này cha mẹ nên đưa bé đến các phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt để được chụp hình và kiểm tra mầm răng trong xương hàm.
Chính vì răng có vai trò hết sức quan trọng nên các bậc cha mẹ cần chăm sóc và bảo vệ răng cho trẻ trong giai đoạn tuổi thay răng sữa tốt nhất là bằng các biện pháp dự phòng như:
- Tạo cho trẻ thói quen tự lập, tự đánh răng bằng kem đánh và hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách: Đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng có chứa fluor; nên đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày; nên đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại.
- Nên đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để được kiểm tra, theo dõi tình trạng răng và được điều trị sớm sâu răng, các bệnh răng miệng cũng như làm vệ sinh răng (lấy cao răng).
- Trong quá trình thay răng ở trẻ các bậc cha mẹ cần phải theo dõi sát sao, tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai vì dễ dẫn đến sâu răng.
- Những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn,vì vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả.
- Những thói quen như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, thở bằng miệng, chống cằm… sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới, vì vậy cần khuyên trẻ không nên làm các hành động này.
Cần quan tâm chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc và thay răng
Trong giai đoạn độ tuổi thay răng sữa cua con, cha mẹ cần phải chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ thật tốt, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hàm răng vĩnh viễn trước và sau khi trẻ trưởng thành.
Thủy Phan
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.