Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mụn cóc có nhiều loại nhưng trong đó, mụn cóc phẳng là loại phổ biến nhất. Loại mụn cóc này thường được phát hiện ở trẻ em nhiều hơn so với người trưởng thành.
Khi phát hiện sớm mụn cóc phẳng, bạn không nên chủ quan để mụn tự khỏi mà cần có cách điều trị hiệu quả, khoa học, tránh cho mụn cóc phẳng lây lan ra xung quanh và lây nhiễm cho người khác.
Mụn cóc phẳng là một tình trạng tổn thương bất thường trên bề mặt da, làm xuất hiện những nốt mụn do vi rút HPV gây nên. Khác với những loại mụn cóc khác, mụn cóc phẳng không có bề mặt sần sùi, thay vào đó có độ mịn nhất định hoặc chỉ nổi nhẹ trên da một chút.
Mụn cóc phẳng thường được phát hiện ở mặt, cổ, tay hau mu bàn tay. Thường mụn cóc phẳng không mọc riêng lẻ mà mọc thành từng cụm, mỗi cụm có thể lên đến 200 nốt mụn cóc.
Theo những thống kê mới nhất cho thấy, mụn cóc phẳng có xu hướng xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn là người lớn và có khả năng truyền nhiễm rất nhanh mặc dù bệnh không mấy nguy hiểm, thậm chí còn khá lành tính.
Tương tự những loại mụn cóc khác, mụn cóc phẳng cũng là do vi rút HPV gây ra. Tuy nhiên có đến hơn 100 chủng HPV nên không phải chủng nào cũng gây mụn cóc phẳng, chủ yếu là chủng 3, 10, 28, 49 làm hình thành mụn cóc phẳng.
Nghiên cứu và thực tế cho thấy, những chủng vi rút gây mụn cóc phẳng không mấy nguy hiểm, khác với một số chủng HPV gây mụn cóc sinh dục hoặc ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Người có nguy cơ bị mụn cóc phẳng cao nhất khi:
Mụn cóc phẳng hiện đang là bệnh khá phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính hay tuổi tác, đặc biệt là thanh thiếu niên từ 12 – 16 tuổi là dễ bị nhất.
Để nhận biết mụn cóc không khó vì đây là loại mụn cóc có hình dạng bên ngoài khác rất nhiều so với những loại khác. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không phát hiện được bệnh qua quan sát thông thường. Bạn có thể nhận biết mụn cóc phẳng qua những dấu hiệu cụ thể sau:
Ngoài những dấu hiệu nhận biết trên, bạn cũng có thể quan sát vùng mụn cóc này thường xuất hiện ở quanh hoặc gần khu vực có vết trầy xước hoặc vết thương hở.
Mụn cóc phẳng thường có xu hướng tự biến mất, bị triệt tiêu bởi hệ thống miễn dịch. Nhưng nếu muốn loại bỏ mụn cóc phẳng nhanh hơn, bạn có thể áp dụng một số cách điều trị dưới đây.
Một số mẹo nhỏ dân gian có thể giúp bạn xóa bỏ những nốt mụn cóc mất thẩm mỹ nhanh chóng, hiệu quả mà lại lành tính cho da, không gây tốn kém, cùng tham khảo ngay nhé.
Thuốc trị mụn cóc không kê đơn: Bạn hoàn toàn có thể tìm mua những loại thuốc trị mụn cóc phẳng không cần kê đơn của bác sĩ tại những hiệu thuốc lớn, uy tín để sử dụng. Loại thuốc này thường có chứa một lượng axit salicylic cao, đánh bại vi rút, ngăn lây lan và loại bỏ mụn cóc nhanh, hiệu quả. Bạn cần cẩn thận khi sử dụng vì có thể gây rát, khó chịu cho vùng da xung quanh khi vô tình tiếp xúc đấy.
Trị mụn cóc bằng tỏi tươi: Chính hàm lượng cao Allicin trong tỏi đốt cháy vi rút, loại bỏ mụn cóc hiệu quả khi dùng liên tục khoảng 3 – 4 tuần. Cách làm không khó, bạn dùng tỏi giã nhuyễn, thêm ít nước và dùng nước tỏi đắp lên mụn cóc mỗi ngày đến khi khỏi.
Giấm táo chữa mụn cóc phẳng: Đây cũng là nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm và giá thành rẻ. Mỗi khi muốn trị mụn cóc, bạn lấy 1 thìa giấm táo nguyên chất hòa với 2 thìa nước lọc rồi thấm lên vùng bị mụn cóc phẳng, giữ trong vài giờ đồng hồ. Làm liên tục nhiều ngày đến khi thấy mụn cóc phẳng đã thuyên giảm.
Nếu tình trạng mụn cóc của bạn trở nặng với những dấu hiệu sau thì nên đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách nhé:
Khi các cách chữa mụn cóc tại nhà không hiệu quả, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Với cách trị mụn cóc phẳng theo y khoa, có những phương án sau:
Mụn cóc phẳng là tình trạng bệnh lý về da không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ, tạo sự đau đớn hoặc khó chịu nên cần được điều trị ngay khi phát hiện. Tuy có điều trị nhưng không thể đảm bảo mụn cóc bị triệt tiêu hoàn toàn, mụn cóc phẳng hoàn toàn có thể tái phát nhiều lần nên bạn cần có sự phòng ngừa ngay từ đầu nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.