Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em cần lưu ý

Ngày 03/09/2019
Kích thước chữ

Chấn thương sọ não là nguyên nhân gây nên nhiều trường hợp tử vong ở nước ta. Nhất là đối với những gia đình có con nhỏ, phụ huynh thường rất lo lắng khi con bị ngã và nghi chấn thương sọ não. Do đó, chúng ta nên trang bị kiến thức về các dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em, để kịp xử lý ngay khi có gì bất trắc xảy đến.

Những dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em khác nhau ở mỗi trường hợp. Nó còn phụ thuộc vào vị trí, tốc độ va chạm, tác nhân và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Nhìn chung người bị chấn thương sọ não nhẹ có thể chóng mặt, đau đầu, ù tai, choáng váng, mệt mỏi… Làm rối loạn tinh thần và cảm xúc, đồng thời ảnh hưởng tới sự tập trung và trí nhớ của bệnh nhân.

Nếu nặng hơn thì chúng ta sẽ có nguy cơ nôn mửa, đau đầu dữ dội, co giật, hôn mê, mất ý thức… Các dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em kể trên có thể xuất hiện ngay sau khi va đập hoặc chậm hơn. Nó được chia làm 2 loại là tổn thương nguyên phát và tổn thương thứ phát.

Những dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em cần lưu ý 1Dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Những dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em

Sau chấn thương, phụ huynh sẽ thấy trẻ thường quấy khóc, đôi lúc vật vã hoặc lờ đờ, rên rỉ và bỏ bú sữa mẹ. Bên cạnh đó trẻ còn có thể buồn nôn hoặc nôn nhiều lần, ngay cả những lúc không ăn uống gì. Nếu trẻ lớn hơn thì thường hay than đau đầu.

Những trường hợp thương tổn trong sọ nặng, bạn sẽ thấy trẻ có những dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em như thần kinh co giật, giãn đồng tử, yếu liệt chân và đi vào hôn mê, ngủ gọi không tỉnh. Một số trường hợp thì thấy chảy dịch hoặc chảy máu trong lỗ tai hoặc lỗ mũi trẻ sau vài tiếng, hoặc vài ngày sau tai nạn.

Một khi đã nhận thấy những dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em và nghi ngờ, thì điều đầu tiên phụ huynh cần phải làm là bình tĩnh. Tuyệt đối không được sợ hãi hay la khóc, bởi những hành vi này càng khiến con thêm hoảng sợ. Đặc biệt không được vắt chanh vào miệng khi trẻ co giật như mọi người vẫn truyền tai nhau.

Sau đó bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện nhi có chuyên khoa ngoại thần kinh. Tại đây bé sẽ được thăm khám, tư vấn và có thể được nhập viện theo dõi nếu cần. Phụ huynh cũng nên lưu ý là không nên đòi chụp X-quang hay CT-scan bằng mọi giá. Bởi những kỹ thuật này chỉ cần thiết khi các bác bác sĩ yêu cầu, hơn nữa tia X còn rất có hại đối với trẻ em.

Chúng ta chỉ nên thực hiện X-quang hay CT-scan khi xuất hiện triệu chứng bất tỉnh sau chấn thương, da đầu bị tụ máu to hay bị rách rộng do vật nhọn đâm... Nhiều khi chẩn đoán hình ảnh thực sự không cần thiết và gây hại. Thực chất chẩn đoán chấn thương sọ não bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như là theo dõi sự thay đổi tri giác, thăm khám trẻ nhiều lần để tìm được các dấu hiệu thần kinh.

Những dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em cần lưu ý 2Khi nhận biết bé có dấu hiệu chấn thương sọ não thì hãy đưa đi khám ngay. 

Điều trị chấn thương sọ não trẻ em

Khi nào trẻ cần phẫu thuật

Sau khi đã phát hiện các dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em và đưa đi thăm khám, thì bạn sẽ được các bác sĩ chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị. Trường hợp trẻ có vết thương sọ não, lún sọ hay trong sọ có khối máu tụ to… thì sẽ được phẫu thuật. Trong trường hợp có nhiều thương tổn nặng nề như dập não, máu tụ dưới màng cứng thì sẽ dễ gặp các di chứng sau khi phẫu thuật.

Chẳng hạn như bé dễ rối loạn ngôn ngữ hoặc chậm phát triển tâm thần vận động. Khi đó, bạn phải cho con tập vật lý trị liệu sau khi xuất viện. Tuy nhiên trẻ nhỏ lại có ưu thế hơn so với người lớn, bởi thần kinh đang trong giai đoạn phát triển nên sự hồi phục cũng cho kết quả tốt hơn.

Theo dõi tại nhà

Một số trường hợp cá biệt không có dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em nào khi thăm khám. Khi đó bé sẽ được bác sĩ cho về nhà chứ không cần nhập viên. Tuy nhiên phụ huynh vẫn phải theo dõi con trong ít nhất là 1 tuần và đưa đi tái khám ngay nếu có các dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em xuất hiện.

Cách phòng ngừa

Dù là chấn thương sọ não nặng hay nhẹ thì đều có nguy cơ để lại di chứng, về cả tâm lý lẫn thực thể. Thế nên các bậc phụ huynh nên hỗ trợ các con, để hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ dẫn đến tai nạn. Về mặt sinh hoạt lẫn vui chơi của trẻ đều phải nằm trong tầm kiểm soát của người lớn.

Chẳng hạn như bé cần tránh chơi ở gần cầu thang, ban công không có lưới rào an toàn và gác lửng. Dù là trẻ nhỏ thì cũng cần được đội mũ bảo hiểm và thắt dây an toàn khi tham gia giao thông. Đặc biệt trong những dịp lễ tết hay vui chơi, hội hè trẻ rất dễ té ngã, do đó chúng ta cần để ý kỹ hơn nữa.

Những dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em cần lưu ý 3Phụ huynh nên chủ động hỗ trợ và hạn chế tối đa các nguy cơ dẫn tới chấn thương sọ não.

Hy vọng những dấu hiệu chấn thương sọ não ở trẻ em trên đây sẽ gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh. Để chúng ta có thể phát hiện và đưa con đi khám sớm. Hơn nữa nhận biết sớm còn giúp trẻ hồi phục các dấu hiệu tốt hơn cũng như dễ dàng tái hòa nhập cuộc sống.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.