Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sự khác nhau giữa chấn thương sọ não kín và hở là gì? Việc phát hiện chấn thương sọ não kín có khó không? Chấn thương sọ não có thể điều trị không? Trong bài viết bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề này.
Não là bộ phận quan trọng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, có những lúc không thể tránh khỏi những tai nạn bất ngờ từ bên ngoài dẫn đến chấn thương sọ não. Chấn thương sọ não là một trong những nguyên nhân có tỷ lệ tử vong cao. Việc điều trị sau chấn thương cũng khá phức tạp. Chấn thương sọ não không phải lúc nào cũng gây chảy máu, xuất hiện các vết thương hở, mà còn có một loại chấn thương sọ não kín.
Chấn thương sọ não kín là một loại tổn thương xảy ra ở bên trong não, xảy ra khi đầu bị va đập mạnh, gây tổn thương cho não như não bị chèn ép, mô não bị tổn thương, các mạch máu bên trong bị bầm hoặc nghiêm trọng hơn là bị rách, gây xuất huyết bên trong mà không có sự ảnh hưởng đến hộp sọ.
Chấn thương sọ não kín thường xảy ra khi đầu bị va đập mạnh hoặc chịu lực tác động đột ngột gây nên tổn thương đến bên trong não. Chấn thương sọ não có thể do các nguyên nhân sau:
Sự khác nhau giữa chấn thương sọ não kín và hở là ở chấn thương sọ não hở, da đầu có thể bị rách, xương sọ vỡ, não bên trong bị nát, xuất hiện tình trạng phù não.
Hai nhóm tổn thương chính của chấn thương sọ não kín là tổn thương não và tổn thương xương sọ, hai nhóm này đều có những triệu chứng chung như:
Vì các triệu chứng trên khá giống các triệu chứng thông thường nên dễ bị nhầm lẫn. Do đó ngay khi có xảy ra tai nạn chấn thương đến vùng đầu. Hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra, vì ngoài các triệu chứng chấn thương sọ não như trên, nếu để lâu dài sẽ có các biến chứng nghiêm trọng như:
Mất ý thức, hôn mê: Trạng thái mất ý thức hoặc hôn mê có thể dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng trong hoạt động não bộ. Trong trường hợp này, nạn nhân không thể tỉnh dậy hay phản ứng với các kích thích từ môi trường bên ngoài.
Suy hô hấp: Chấn thương sọ não nghiêm trọng có thể làm suy giảm chức năng hô hấp do ảnh hưởng đến trung ương điều hòa hô hấp trong não. Điều này có thể dẫn đến hội chứng suy hô hấp, không còn khả năng duy trì sự tuần hoàn oxy đủ cho các cơ quan và mô trong cơ thể.
Tê liệt: Trong các trường hợp nghiêm trọng, chấn thương sọ não kín có thể gây ra tê liệt hoặc mất chức năng của các cơ quan hoặc phần cơ thể, người bệnh có thể rơi vào trạng thái thực vật.
Để chẩn đoán chấn thương sọ não kín, bác sĩ thường sẽ tiến hành một loạt các xét nghiệm và kiểm tra lâm sàng, bao gồm:
Điều trị chấn thương sọ não kín sẽ gồm có điều trị tại bệnh viện đối với những trường hợp vừa đến nặng, đặc biệt là người có nhiều biến chứng hoặc nguy cơ tử vong. Những tổn thương biến chứng được đánh giá nguy hiểm và cần được phẫu thuật sớm như: Nứt xương sọ, xuất huyết não, dập não, tụ máu ở màng cứng, tổn thương sợi trục lan tỏa,…
Sau khi chẩn đoán chấn thương sọ não qua hình ảnh (chụp CT hay chụp MRI), nếu không phải là biến chứng nguy hiểm đến tính mạng sẽ chủ yếu điều trị tại nhà. Trường hợp chấn thương sọ não nhẹ có thể điều trị tại nhà như sau:
Những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương gồm:
Dù là chấn thương sọ não kín với tình trạng nhẹ nhất cũng cần được theo dõi thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của bạn. Khi có những va đập ở vùng đầu và nghi ngờ chấn thương sọ não kín, tốt nhất nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị. Đồng thời, hãy áp dụng các biện pháp an toàn để hạn chế nguy cơ tai nạn bạn nhé!
Xem thêm: Các di chứng sau chấn thương sọ não mà bạn có thể gặp phải?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.