Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những điều cần biết trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Ngày 28/06/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

​​​​​​​Dịch COVID-19 tại Việt Nam có đang những diễn biến phức tạp, vì thế việc tiêm phòng là điều vô cùng cần thiết. Cùng điểm qua những khuyến cáo của Bộ Y Tế dành cho người dân trước, trong, sau khi tiêm chủng.

Tiêm chủng COVID-19 là phương pháp an toàn, đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất bảo vệ cơ thể khỏi cơn đại dịch đang bùng nổ trên toàn cầu. Cùng đảm bảo những điều nên làm trước và sau khi tiêm để đảm bảo hiệu quả tiêm phòng tốt nhất.

Những điều cần biết trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Những điều cần biết trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19 1Tiêm chủng COVID-19 là phương pháp an toàn, đơn giản, tiết kiệm

Trước khi tiêm

Trước khi tiêm nên khám sàng lọc, thông báo đầy đủ cho y bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân bao gồm tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng với bất cứ tác nhân nào có liên quan đến vắc-xin trước đó.

Trong quá trình tiêm chủng

Khi đi tiêm chủng, bạn nên mang theo những giấy tờ cần thiết như căn cước công dân hoặc thẻ Bảo Hiểm Y Tế, phiếu tiêm các vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước, sổ khám bệnh, đơn thuốc,… sử dụng trong thời gian gần đây.

Tuân thủ các quy định của buổi tiêm theo đúng quy trình của Bộ Y tế như khai báo y tế trước khi đến trung tâm, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K, ăn uống đầy đủ.

Sau khi tiêm

Những điều cần biết trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19 2Ăn uống dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để đảm bảo sức khỏe sau tiêm

Sau khi tiêm xong, cần ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để được theo dõi, sau khi bác sĩ cho phép ra về mới về nhà.

Nên theo dõi sức khỏe tại nhà, không nên quá hoang mang với những biểu hiện nhẹ như đã nêu trên, tuy nhiên khi có những dấu hiệu bất thường cần phải báo ngay cho nhân viên y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Lưu giữ cẩn thận phiếu xác nhận tiêm chủng và mang đến điểm tiêm khi đi tiêm mũi tiếp theo.

Ngoài ra, sau khi tiêm, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học như:

  • Sau khi tiêm chủng chúng ta nên ăn uống đủ chất, gồm 4 nhóm thực phẩm chính như protein (thịt, cá, trứng, sữa, các loại hải sản…), tinh bột (có nhiều trong các loại ngũ cốc, gạo, lúa mạch), nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật) và đặc biệt là các loại vitamin, khoáng chất và các chất xơ (có nhiều trong các loại trái cây tươi, rau củ quả)
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả để tăng sức đề kháng.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và hạn chế làm việc nặng quá sức sau khi tiêm vắc xin trong vòng 2 tuần.

Những điều cần biết về tiêm phòng COVID-19

Những điều cần biết trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19 2Những điều cần biết về tiêm phòng COVID-19

Nếu bạn đã được tiêm phòng đầy đủ (tức là đã 14 ngày kể từ lần tiêm cuối cùng), thì vắc xin mới phát huy được hết công dụng của chúng. Điều này lý giải vì sao có nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi tiêm phòng vẫn dương tính với COVID-19. Ba tuần sau liều đầu tiên của vắc xin, cơ thể sẽ được bảo vệ khoảng 30-40%, 4-12 tuần sau cần tiêm liều thứ hai thì con số này sẽ tăng lên khoảng 60-70%. Vì thế sau khi tiêm phòng, chúng ta vẫn phải tuân theo nguyên tắc 5K, đeo khẩu trang, rửa tay và giãn cách xã hội.

Đặc biệt, chúng ta rất cần tiêm vắc xin COVID-19 bất kể đã mắc COVID-19 hay chưa. Kể cả khi đã mắc Covid và phục hồi thì chúng ta cũng có nguy cơ bị tái nhiễm COVID-19. Tuy nhiên bạn nên đợi 90 ngày để cơ thể ổn định trước khi bắt đầu đợt tiêm vắc xin mới. 

Hiện nay những vắc xin COVID-19 vẫn còn mới nên chưa có những báo cáo cụ thể về việc tác dụng bảo vệ kéo dài trong bao lâu. Tuy nhiên, hiện tại những vắc xin ở Việt Nam đều đã được thử nghiệm lâm sàng và cấp giấy sử dụng trước khi đưa vào sử dụng, và các tác dụng đã được đều được theo dõi cẩn thận trong 12 tháng.

Theo khuyến cáo, vắc xin phòng COVID-19 sẽ phát huy đúng tác dụng khi được tiêm đủ 2 mũi. Nếu bạn quên tiêm mũi thứ hai theo lịch hẹn, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn và hẹn lại lịch tiêm mới phù hợp nhất.

Không một loại vắc xin nào có hiệu quả phòng bệnh 100%, vì thế các vắc xin COVID-19 hiện nay chỉ mang lại hiệu quả bảo vệ lên đến 89%, số còn lại tiêm xong vẫn có thể xuất hiện các triệu chứng nhiễm COVID-19 . Nhưng lúc này cơ thể đã hình thành kháng thể nên dù mắc bệnh thì tình trạng bệnh cũng sẽ nhẹ đi rất nhiều, tỷ lệ kéo dài hoặc xuất hiện biến chứng nặng như biến chứng đông máu sẽ hiếm khi xảy ra. 

Hiện nay các vắc xin ngừa COVID-19 đang lưu hành ở Việt Nam có hiệu quả trong việc chống lại hầu hết các biến thể mới. Vì thế bạn không cần chờ những loại vắc xin sau này mà nên đi tiêm phòng nhanh khi được gọi.

Một số trường hợp chống chỉ định khi tiêm vắc xin COVID-19

Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19 như sau:

  • Người đang mắc bệnh cấp tính ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù... gây ra tình trạng suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch.
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Những người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao.
  • Những đối tượng người cao tuổi, trên 65 tuổi.
  • Người có bệnh nền như ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Những người đang điều trị hóa trị, xạ trị.
  • Đã tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước.
  • Người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
  • Người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Đây là nhóm người có nguy cơ nhiễm cao, có khả năng mắc COVID-19 nặng nhưng cần được tư vấn đầy đủ. Nguyên nhân có thể là do hệ thống miễn dịch của họ đang không đáp ứng đủ, từ đó những tác dụng phụ cũng nguy hiểm hơn.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm