Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bên cạnh những biến chứng như suy hô hấp, ảnh hưởng hệ thần kinh và tim mạch, hiện nay một mối đe dọa khác của COVID-19 đã được phát hiện chính là các cục máu đông. Biến chứng này có thể làm tổn thương sức khỏe bệnh nhân nhanh chóng hay thậm chí là tử vong.
Bloomberg cho biết các y bác sĩ trên toàn cầu hiện đang để ý tới một loạt những rối loạn liên quan đến đông máu: từ tổn thương da lành tính ở bàn chân (đôi khi vẫn được gọi là ngón chân COVID) dẫn tới tắc nghẽn mạch máu, suy tim, suy hô hấp hay thậm chí là đột quỵ đe dọa tính mạng.
Thực tế điều này cũng không gây bất ngờ bởi nhiễm trùng thường gây gia tăng nguy cơ đông máu. Tuy nhiên nó vẫn được nhận xét là biến chứng nghiêm trọng nhất do COVID-19 gây nên trong khoảng 1 - 2 tháng vừa qua.
Trong khoảng 50 triệu người chết bởi đại dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918 có không ít những ca liên quan tới biến chứng máu đông. Những loại virus chẳng hạn như HIV, Ebola và sốt xuất huyết đều được biết tới là sẽ khiến các tế bào máu dễ bị đóng cục. Hiệu ứng đông máu thậm chí còn có thể rõ ràng hơn ở các bệnh nhân mắc COVID-19.
Phó giáo sư y khoa Margaret Pisani của đại học Yale, Mỹ nhận định rằng đông máu có thể là nguyên nhân chủ yếu nhất làm các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 suy kiệt sức khỏe nhanh và máu cũng thiếu oxy nghiêm trọng.
Một số nghiên cứu riêng biệt của Pháp và Hà Lan đã phát hiện được rằng có tới khoảng 30% bệnh nhân SARS-CoV-2 bị chứng thuyên tắc phổi, đây chính là loại tắc nghẽn động mạch phổi có thể dẫn tới tử vong. Đồng thời điều này còn thường xảy đến khi mà các cục máu đông từ tĩnh mạch sâu trong chân đi tới phổi.
Thế nhưng, điều hiện tại đang khiến cả giới chuyên gia bối rối chính là các cục máu đông của cơ thể bệnh nhân nhiễm COVID-19 xuất hiện ngay trong những ống thông động mạch và bộ lọc dùng cho người bệnh suy thận. Chúng sẽ gây cản trở lưu lượng của máu trong phổi, dẫn tới khó thở, sức khỏe nhanh chóng suy kiệt đồng thời tăng nguy cơ tử vong.
Trưởng khoa X-quang, Edwin van Beek thuộc Viện nghiên cứu y khoa của Đại học Edinburgh (Scotland) nhận xét rằng nếu bệnh nhân không được điều trị, các cục máu đông ở trong động mạch lớn có nguy cơ làm tim căng thẳng, ngừng tim. Thậm chí đến cả những cục máu nhỏ trong mao mạch mô phổi cũng có thể gián đoạn lưu lượng máu, giảm đi tác dụng của việc sử dụng máy thở để giúp người bệnh hỗ trợ oxy.
Nghiêm trọng hơn nữa là dù cho chúng ta đã được chữa khỏi COVID-19 thì bệnh nhân vẫn có khả năng bị tăng áp động mạch phổi và làm sức khỏe suy kiệt, khó thở. Triệu chứng này cũng dễ bị nhầm thành bệnh nhân tái dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2, nhưng có thể đó chỉ là sự tái hoạt động của tất cả vấn đề liên quan tới đông máu.
Ngoài ra, các cục máu đông cũng có thể hình thành tại những bộ phận khác trong cơ thể và mang nguy cơ làm tổn hại tới các cơ quan quan trọng như là tim, thận, ruột, gan và các mô khác.
Hệ thống Y tế Mount Sinai nằm ở Manhattan, Mỹ thông tin thêm rằng họ đã ghi nhận tới 5 trường hợp đột quỵ bởi nhiễm SARS-CoV-2. Tất cả số này đều có dấu hiệu mắc đông mắc. Tuy rằng số lượng không nhiều nhưng cũng đã chỉ ra được rằng đông máu là một biến chứng COVID-19 nghiêm trọng, chúng ta không thể coi nhẹ được.
Vấn đề đi sâu nghiên cứu sớm có thể đem đến nhiều phương pháp tốt nhất để điều trị cho bệnh nhân. Điều quan trọng nhất chính là chúng ta sẽ biết được mình đang thực sự cần chống lại dạng biến chứng nào của bệnh COVID-19: suy hô hấp thông thường hay những cục máu đông.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.