Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Uốn ván là dạng nhiễm khuẩn Clostridium tetani gây ra. Bệnh không lây truyền từ người sang người nhưng trẻ rất dễ bị nhiễm khi chơi đùa nếu vết trầy xát hoặc vết thương tiếp xúc với khuẩn uốn ván. Bởi vậy việc tiêm uốn ván miễn dịch rất quan trọng để bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium tetani cư trú trong đất, bùn, cống rãnh, phân động vật, đồ kim loại bị gỉ sét… gây ra.
Vi khuẩn có thể xâm nhập qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương hở, hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn, hay do phẫu thuật, nạo phá thai ở điều kiện không vệ sinh, vô trùng. Người bệnh uốn ván có thể chết vì suy hô hấp hoặc ngừng tim, rối loạn thần kinh nếu không được cấp cứu kịp thời.
Mặc dù nguy hiểm nhưng trong vài năm gần đây, do nhiều người chủ quan về việc tạo uốn ván miễn dịch nên bệnh uốn ván trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng số ca nhiễm. Đặc biệt, đã xuất hiện những trường hợp nặng, thậm chí tử vong.
Theo thống kê của Bệnh viện nhiệt đới TP.HCM, 4 tháng đầu năm 2017 đã có 134 người nhập viện vì bị uốn ván. Trong đó, có nhiều trường hợp bệnh rất nặng, nhập viện trong tình trạng đã co giật, co cứng cơ toàn thân, nuốt sặc. Hầu hết những ca này đều không có uốn ván miễn dịch.
Có những trường hợp, bệnh nhân thậm chí phải cần phải thở máy và theo dõi điều trị đặc biệt với chi phí điều trị bình quân tới 3-5 triệu đồng/ngày.
Hầu hết các ca nhiễm vi khuẩn uốn ván là do bệnh nhân chưa có uốn ván miễn dịch mà bị té ngã khi bị tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động gây ra vết rách da, trầy da hở. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập, hoặc bị các vật sắc nhọn như đinh gỉ, miếng chai, cành cây… bị dính bùn đất đâm trúng gây ra vết thương hở ngoài da.
Chú ý các triệu chứng: Thời gian ủ bệnh của uốn ván không đồng nhất, nằm trong khoảng từ 3 đến 21 ngày và thời gian ủ bệnh trung bình là 8 ngày. Mức độ trầm trọng của uốn ván được xác định theo thang từ I đến IV. Thời gian ủ bệnh càng lâu, bệnh thường càng nhẹ hơn. Triệu chứng uốn ván thông thường bao gồm:
Để phòng ngừa uốn ván và có uốn ván miễn dịch, thì ngoài những mũi tiêm chủng cho trẻ em sau sinh, mọi người cần chích vắc xin ngừa uốn ván lại sau 5-10 năm để bảo vệ cơ thể, do vắc xin uốn ván không tạo miễn dịch bền vững suốt đời. Tuy nhiên, rất nhiều người bỏ qua khuyến cáo này.
Thống kê tại Bệnh viện Nhiệt đới cũng cho thấy, hầu hết người bệnh không chích ngừa uốn ván sau 16 tuổi để hình thành hệ thống uốn ván miễn dịch cho cơ thể. Một số người nghĩ rằng chỉ tiêm phòng một mũi uốn ván sẽ đủ tạo kháng thể phòng được bệnh, nhưng điều này không đúng nhé.
Tất cả mọi người đều nên tiêm phòng uốn ván để có được uốn ván miễn dịch sau mỗi 5-10 năm. Trong đó, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao như phụ nữ có thai. Do đó việc tiêm uốn ván bà bầu là vô cùng cần thiết.
Bởi bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong lên đến trên 95%. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập cơ thể của trẻ qua vết cắt rốn bằng các dụng cụ đỡ đẻ hoặc tay đỡ của người hộ sinh không được làm sạch, diệt khuẩn đúng cách. Vì tính chất nguy hiểm của bệnh uốn ván nên mọi thai phụ cần chích ngừa uốn ván để chủ động phòng bệnh cho cả mẹ lẫn con. Từ đó sẽ tạo miễn dịch của người mẹ và có thể phòng được uốn ván sơ sinh cho bé.
Cách tốt nhất để trị bệnh uốn ván là ngăn ngừa ngay từ đầu. Dù phản ứng ở mức trung bình khá phổ biến sau khi tiêm, nhưng hiếm có trường hợp nào nghiêm trọng.
Phản ứng trung bình bao gồm sưng, đau và đỏ tại chỗ tiêm. Tuy vậy, chúng thường biến mất trong vòng 1-2 ngày. Vì thế, bạn đừng lo lắng về việc tiêm thêm mũi tăng cường nhé.
Thường thì sẽ chẳng có vấn đề gì khi bạn không đợi đủ 10 năm để tiêm mũi tiếp theo. Một số loại vắc-xin chống uốn ván theo Bộ Y tế bao gồm:
Như vậy, tiêm phòng uốn ván là cách duy nhất tạo ra nguồn uốn ván miễn dịch cho cơ thể. Từ đó, giúp bạn hạn chế tối đa mắc phải căn bệnh uốn ván nguy hiểm.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.