Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêm vacxin cho trẻ là điều vô cùng quan trọng vì chúng sẽ kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh sau nà. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi cho trẻ đi tiêm phòng để tránh hậu quả không đáng có.
Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bé luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên ba mẹ cần biết cách chăm sóc cho trẻ trước và sau khi tiêm để hạn chế những tác dụng phụ con thường gặp phải.
Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là việc rất cần thiết nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định cho trẻ tạm hoãn hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.
Sức khỏe của trẻ chưa ổn định, đang trong thời gian mắc những bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng
Trẻ chưa đủ cân nặng, thấp hơn 2.5kg.
Trước thời gian tiêm phòng trẻ không ăn uống và chơi bình thường, có dấu hiệu mắc bệnh sốt.
Trẻ mắc những bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý mắc phải khiến trẻ phải nhập viện điều trị từ khi sinh đến nay.
Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch, hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid, trẻ đang uống kháng sinh liều cao cần được hoãn tiêm trong vòng 3 tháng.
Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi nên tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin vào lần tiêm trước như: sốt cao trên 39 độ C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
Trẻ bị suy cơ quan trong cơ thể như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan
Trẻ suy giảm miễn dịch do mắc những bệnh truyền nhiễm lây lan ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Trẻ nằm trong các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng được nhà sản xuất quy định đối với từng loại vắc-xin.
Để có kết quả khám sàng lọc chuẩn xác nhất, đầu tiên ba mẹ nên cung cấp những thông tin đúng và đầy đủ cho bác sĩ, đồng thời
những bệnh lý bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám để đảm bảo việc tiêm chủng là đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.
Sau khi tiêm chủng mẹ và trẻ ở lại khoảng 30 phút tại điểm tiêm chủng để các nhân viên y tế kiểm tra và theo dõi các dấu hiệu phản ứng sau tiêm chủng.
Trước khi về nhà, mẹ nên ghi nhớ nhiệt độ cơ thể của trẻ và tình vết tiêm để có cơ sở so sánh sau này. Sau khi về nhà ba mẹ cần tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 48 giờ:
Để đảm bảo hiệu quả khi tiêm vắc-xin được tốt nhất, trẻ không được sử dụng dạng thuốc corticoid, các thuốc ức chế, làm giảm miễn dịch,... trong vòng 6 tháng.
Nếu ba mẹ không yên tâm về những phản ứng của con sau khi tiêm chủng như con sốt cao trên 39 độ C, cơ thể tím tái, khó thở, phát ban đỏ trên da, bỏ bú, bỏ ăn, liên tục quấy khóc thì nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn cách theo dõi và chăm sóc trẻ
Đa số trẻ em sau tiêm chủng sẽ bị rối loạn tiêu hóa nhẹ với những biểu hiện như đi ngoài nhiều lần hơn, có thể 5-6 lần/ ngày và phân cũng loãng hơn trước. Vì thế trong thời gian này mẹ nên chú ý chế độ ăn uống của con như:
Với những trẻ đang bú mẹ thì mỗi ngày mẹ nên cho trẻ ti sữa ít nhất 150 ml/1kg thể trọng
Với trẻ đang ăn dặm thì mẹ nên cho con uống nhiều nước, bổ sung thêm nước ép hoa quả vào chế độ ăn hằng ngày như nước chanh, cam, dừa, bưởi để bù lại lượng vitamin A và C đã mất do đi tiểu nhiều. Có thể cho trẻ ăn thêm những thức ăn giúp dễ tiêu hóa hơn như sữa chua, váng sữa.
Nếu trẻ đã cai sữa thì mẹ nên chon con ăn thức ăn loãng, dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua…Ngoài ra cũng nên bổ sung nhiều món ăn có nhiều kẽm và Vitamin A để tăng sức đề kháng như thịt bò, cà rốt, khoai lang, các thực phẩm có màu đỏ.
Trẻ sau khi tiêm phòng thường dễ mệt mỏi, chán ăn nên mẹ nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi lần ăn từng ít một và chỉ cho bé ăn khi đã hạ sốt. Nên thêm tỷ trọng của những món cháo với thịt và rau, có thể xay nhuyễn để cung cấp vitamin A, B, C và chất xơ để tốt cho sức khỏe và sự hồi phục của con.
Cho trẻ uống nhiều nước, nằm ở không gian thoáng, theo dõi nhiệt độ của trẻ 2 giờ một lần.
Chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể thoải mái và có thể giải tỏa bớt nhiệt giúp nếu trẻ bị sốt sau khi chích ngừa.
Lau người, vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm, đặc biệt là nên chú ý ở trẻ có tiền sử co giật sau khi tiêm phòng.
Nếu trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc nhiều, ba mẹ đặt trẻ ngồi vào chậu nước ấm cho thoải mái, lau bẹn, nách và khắp người trẻ một cách sạch sẽ.
Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.