Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêm phòng là phương pháp hiệu quả nhất trong việc tạo nên hệ miễn dịch bền vững cho trẻ chống lại một số bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm. Nhưng khá nhiều cha mẹ lo lắng trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?
Tâm lý lo lắng này của cha mẹ là hoàn toàn hợp lý vì không biết được việc trẻ đang uống kháng sinh thì có ảnh hưởng gì tới tác dụng của tiêm phòng không.
Kháng sinh là thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng gây ra do vi khuẩn. Các loại kháng sinh khác nhau thì khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn là không giống nhau. Vì thế, việc sử dụng kháng sinh cần phải theo chỉ định của Bác sĩ.
Đối với trẻ nhỏ, do hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chưa hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra. Trong đó, các chứng bệnh như cảm cúm, chảy nước mũi, đau họng, ho, viêm xoang, viêm phế quản... thông thường là do virus xâm nhập gây bệnh, cha mẹ dễ nhầm tưởng là trẻ nhiễm khuẩn và tự ý có trẻ uống kháng sinh. Điều này không những không có hiệu quả điều trị mà trẻ có thể chịu tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, tăng nguy cơ đề kháng thuốc.
Thực tế, có không ít trường hợp trẻ đang sử dụng kháng sinh nhưng lại đến lịch tiêm chủng vì trẻ nhỏ trong độ tuổi này rất thường hay gặp các triệu chứng như ho sốt, tiêu chảy,... Do đó, cha mẹ đều lo lắng trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không, thì về nguyên tắc thì ngoài một số trường hợp ngoại lệ thì không có chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ đang uống kháng sinh.
Dùng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin sống giảm độc lực (ngoại trừ vắc-xin thương hàn uống) và vắc-xin bất hoạt. Những trẻ này cần được khám sàng lọc trước tiêm chủng nhằm xác định kỹ càng hơn tình trạng sức khỏe bởi bác sĩ chuyên khoa.
Cần phân biệt các trường hợp sốt do bệnh và sốt mọc răng ở trẻ, bởi vì các trường hợp sốt, tiêu chảy đang dùng kháng sinh có thể sẽ phải hoãn tiêm để chờ cho bình phục sức khỏe, còn nếu bé sốt mọc răng thì vẫn có thể tiêm bình thường. Trường hợp ho, sổ mũi cần chỉ định tiêm chủng hay hoãn tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Vậy, trẻ có tiêm phòng được không nếu đang uống kháng sinh thì Không nên tiêm vắc-xin cúm sống giảm độc lực trong vòng 48 giờ sử dụng thuốc kháng virus mặc dù thuốc kháng virus không ảnh hưởng đến vắc-xin cúm bất hoạt.
Vắc-xin sống zoster hoặc vắc-xin thủy đậu có thể bị giảm hiệu quả bởi thuốc kháng virus herpes. Vì vậy trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không thì phải dừng sử dụng thuốc này ít nhất 24 giờ trước khi tiêm vắc-xin sống zoster hoặc thủy đậu.
Không có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc kháng virus đối với vắc-xin Rotavirus và vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella).
Tuy rằng việc tiêm chủng là cần thiết ở mỗi trẻ nhưng trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không thì trong một số trường hợp trẻ không nên tiêm chủng bởi có thể gây ra một số phản ứng vắc-xin không đáng có.
Một số chống chỉ định tuyệt đối việc tiêm chủng đối với trẻ em như sau:
Ngoài ra, các trường hợp phải hoãn tiêm chủng ở trẻ em như sau:
Để đảm bảo sức khỏe của trẻ, trước khi tiêm chủng, phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm. Các vấn đề như chưa đủ cân nặng, nếu có biểu hiện bệnh lý hoặc có triệu chứng sốt thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đạt trạng thái tốt hơn. Các điều kiện của trẻ được xác định trong lần khám sàng lọc gồm có:
Nhìn chung trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không thì việc quan trọng là phải cho con khám sàng lọc trước tiêm và cha mẹ cần tìm hiểu kỹ bệnh viện, đơn vị tiêm chủng, đồng thời xem xét đến đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhi trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm.
Thanh Hoa
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp