Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi nào cần tiêm phòng uốn ván? Việc lựa chọn thời điểm tiêm phòng uốn ván cũng rất quan trọng để vắc xin phát huy hết hiệu lực của nó. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này và chia sẻ thêm những lưu ý về tiêm phòng.
Vi khuẩn uốn ván thường tồn tại trong nước, bụi, bùn, đất và phân bón. Chúng có thể lây nhiễm thông qua một vết xước hoặc một vết cắt khi bị nhiễm bẩn. Các vi khuẩn đi qua dây thần kinh hoặc máu đến hệ thống thần kinh trung ương làm rối loạn nhịp tim, gây co giật, hôn mê đôi khi còn dẫn đến tử vong.
Uốn ván được biết đến là một căn bệnh cấp tính do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra có tỉ lệ tử vong rất cao. Vậy khi nào cần tiêm phòng uốn ván? – những trường hợp sau đây cần thực hiện tiêm phòng uốn ván:
Khi bị vết thương hở
Khi nào cần tiêm phòng uốn ván? – khi bị một vết thương làm rách hở da hoặc xây xước. Bởi thông thường ở tại chỗ bị thương thường trực khuẩn uốn ván sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Hơn thế tiêm phòng uốn ván khi bị vết thương hở sẽ chủ động ngăn ngừa, bảo vệ an toàn trước các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Khi nào cần tiêm phòng uốn ván trong các trường hợp cấp thiết – khi bạn bị vết thương hở nên sử dụng globulin miễn dịch uốn ván. Sau khi bị thương người bệnh cần được tiêm càng sớm càng tốt với liều dùng Globulin là 250 IU. Đặc biệt nếu quá 24 giờ thì phải tăng liều lên 500 IU.
Khi mang thai
Khi nào cần tiêm phòng uốn ván – khi mang thai phụ nữ cũng cần được thực hiện tiêm phòng. Thai phụ chỉ cần tiêm 2 liều là có thể bảo vệ trẻ khỏi bệnh uốn ván sơ sinh.
Chú ý khi thực hiện tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai cần tuân thủ đúng các nguyên tắc sau: Thời gian tiêm trước khi sinh ít nhất 15 ngày và 2 mũi tiêm phải cách nhau ít nhất 1 tháng.
Thời điểm lý tưởng để tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên là tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ. Mũi tiêm phòng thứ 2 cách sau đó khoảng 1 tháng. Thêm nữa thai phụ nếu đã tiêm phòng đủ trước thời điểm mang thai thì chỉ cần tiêm tiếp 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
Phụ nữ từ 15 - 44 (đang trong tuổi sinh đẻ)
Khi nào cần tiêm phòng uốn ván – phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phải tiêm đủ 5 liều. Như vậy cơ thể mới có đủ kháng thể phòng bệnh uốn ván trong suốt thời kỳ sinh đẻ. Hiệu lực bảo vệ khi bạn tiêm đủ 5 liều đạt đến 98 tới 100%.
Khi có nguy cơ mắc bệnh cao
Khi nào cần tiêm phòng uốn ván – khi có nguy cơ mắc bệnh cao thường là những người thuộc các đối tượng sau:
Khi nào cần tiêm phòng uốn ván? Các đối tượng kể trên nên tiêm miễn dịch 3 liều trong 6 tháng với tác dụng bảo vệ 5 năm. Sau thời gian từ 5 - 10 năm thì nhắc lại 1 liều để phòng bệnh suốt đời.
Ngoài biết được khi nào phải thực hiện tiêm phòng uốn ván,người bệnh cũng cần biết thêm một số lưu ý quan trọng trước, trong và sau tiêm phòng.
Lưu ý khi bị vết thương hở
Khi nào cần tiêm phòng uốn ván – khi bị vết thương hở nếu đã tiêm liều nhắc lại trong 5 năm hoặc đã tiêm miễn dịch cơ bản thì không cần tiêm phòng nữa. Tuy nhiên nếu nghi ngờ bị nhiễm bệnh hoặc quá 5 năm thì cần tiêm ngay vắc xin uốn ván.
Trường hợp bệnh nhân không nhớ rõ liều trước đó đã tiêm thì tiêm 0,5 ml vắc xin và 1500 IU huyết thanh kháng uốn ván. Sau thời gian 2 tuần thực hiện tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin 0,5 ml và một tháng sau tiêm liều thứ ba với 0,5 ml.
Lưu ý về những phản ứng phụ sau khi tiêm
Khi nào cần tiêm phòng uốn ván? Sau khi tiêm có thể xảy ra một số phản ứng phụ như sau:
Lưu ý kiêng cữ sau tiêm phòng uốn ván
Khi thực hiện tiêm phòng uốn ván xong, bạn không được uống bia rượu. Bởi thông thường sau 2 tuần kể từ khi tiêm phòng cơ thể mới có thể tạo ra kháng thể. Hơn thế, bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc khi nào cần tiêm phòng uốn ván và những lưu ý về tiêm phòng bạn không thể bỏ qua. Hy vọng với bài viết này bạn đã có cho mình được những kiến thức cần thiết trong việc tiêm phòng uốn ván.
Uyên
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.