Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Những vấn đề quan trọng xoay quanh bệnh cảm lạnh ở trẻ

Ngày 10/08/2017
Kích thước chữ

Tỉ lệ mắc bệnh cảm lạnh hằng năm ở trẻ luôn luôn ở mức cao và đó thực sự là vấn đề nhức nhối mà bà mẹ nào cũng quan tâm đến. Cùng đọc bài viết

Tỉ lệ mắc bệnh cảm lạnh hằng năm ở trẻ luôn luôn ở mức cao và đó thực sự là vấn đề nhức nhối mà bà mẹ nào cũng quan tâm đến.

Cùng đọc bài viết này để hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh, làm thế nào phân biệt cảm lạnh với các bệnh khác và cách giảm các triệu chứng cảm lạnh ra sao các mẹ nhé.

1. Tại sao trẻ em dễ bị cảm lạnh?

Hệ thống miễn dịch ở trẻ em còn yếu ớt và vì thế không có gì ngạc nhiên khi trẻ dễ bị cảm lạnh hơn người lớn. Thông thường, mỗi em bé đều phải trải qua sự tấn công của hơn 200 loại vi rút gây cảm lạnh khác nhau mới hình thành được hệ thống miễn dịch với tất cả các loại vi rút gây cảm lạnh đó. Trong quá trình phát triển, bé tò mò và luôn muốn khám phá rất nhiều thứ thông qua việc đụng chạm hay ngửi, liếm tất cả mọi thứ xung quanh. Vi rút bám vào tay bé và xâm nhập vào cơ thể qua những hành động mút ngón tay, đưa tay lên chà mắt…. Từ đó, gây ra bệnh cảm lạnh. Không khí lạnh và ẩm cũng khiến vi rút phát triển mạnh mẽ hơn vì vậy trẻ ốm thường xuyên hơn vào mùa thu và mùa đông. Thời tiết lạnh cũng là môi trường để vi rút dễ dàng lây lan từ người này sang người khác.

Hầu hết trẻ em bị cảm lạnh trung bình từ 6 đến 10 lần mỗi năm. Con số này có thể lên đến 12 lần mỗi năm khi bé được gửi ở nhà trẻ hay trường học.

những vấn đề quan trọng xoay quanh bệnh cảm lạnh ở trẻ 1
Trẻ em bị cảm lạnh từ 6-10 lần mỗi năm

2. Làm thế nào phân biệt được trẻ đang bị cảm lạnh mà không phải là cúm, dị ứng hoặc các bệnh khác?

Bé bị cảm lạnh thường có các triệu chứng như ho, sổ mũi, chất nhầy dày đặc và chuyển sang màu xám, vàng hoặc xanh lá trong tuần tiếp theo bị cảm. Kèm theo đó là ho và sốt nhẹ.

Nếu con bạn bị sốt, hãy theo dõi cho đến khi cơn sốt giảm. Bé bị cảm lạnh thường vẫn ăn uống  và chơi đùa như bình thường hoặc chỉ giảm đi một chút. Tuy nhiên nếu thân nhiệt của bé giảm xuống đáng kể, đó có thể không phải là một triệu chứng của bệnh cảm lạnh.

Ngoài ra, cúm hoặc các bệnh khác có nhiều khả năng xảy ra đột ngột kèm theo các dấu hiệu như tiêu chảy hay nôn mửa. Còn đối với dị ứng, trẻ thường gặp các dấu hiệu như ngứa mắt, chảy nước mắt, hắt xì liên tục, chất nhầy loãng và không gây ra sốt.

những vấn đề quan trọng xoay quanh bệnh cảm lạnh ở trẻ 2
Bệnh cảm lạnh ở trẻ thường có các triệu chứng như ho, sổ mũi, chất nhầy đặc…

3. Làm gì để giảm các triệu chứng cảm lạnh cho bé

Không có bất kỳ loại thuốc nào có thể tiêu diệt được vi rút ngay cả. Tuy nhiên, các mẹ có thể giúp em bé cảm thấy tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng cảm lạnh trở nên tồi tệ hơn bằng cách đảm bảo rằng bé được nghỉ ngơi nhiều và được bổ sung thêm nước. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mẹ có thể cho bé bú sữa hoặc uống sữa bột. Đối với những bé lớn hơn 6 tháng tuổi mẹ hãy cho bé uống nhiều nước để giảm thiểu các triệu chứng.

Ngoài ra, chúng tôi cung cấp thêm một số mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ:

– Rửa mũi cho bé bằng nước muối sau đó hút chất nhầy ra khỏi mũi bé bằng xy lanh ống cao su hoặc máy hút mũi.

– Nếu bé gặp khó khăn trong việc bú sữa mẹ do nghẹt mũi, thoa một ít dầu bên ngoài lỗ mũi của bé để giảm tắc nghẽn mũi. Nhớ rằng, không được sử dụng xịt mũi cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sỹ vì điều này chỉ có tác dụng tạm thời nhưng lại khiến tình trạng tắc nghẽn mũi tồi tệ hơn.

– Làm ẩm không khí: sử dụng máy làm ẩm hoặc máy làm mát hơi nước để làm ẩm không khí trong phòng của bé. Hoặc mang bé vào phòng tắm cùng với mẹ, bật nước nóng, đóng cửa và ngồi trong phòng có hơi nước trong khoảng 15 phút.

những vấn đề quan trọng xoay quanh bệnh cảm lạnh ở trẻ 3
Khi bị cảm lạnh mẹ hãy cho bé uống nhiều nước

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về bệnh cảm lạnh ở trẻ. Chúng tôi hi vọng bài viết này giúp ích cho các bà mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái.

Hường

Nguồn: Babycenter

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm