Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Quá trình hình thành và sự phát triển của xương

Ngày 15/05/2017
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hệ thống xương tạo nên hình hài cơ thể, hỗ trợ các chuyển động và tạo ra tế bào máu mới. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu hơn về quá trình hình thành,

Hệ thống xương tạo nên hình hài cơ thể, hỗ trợ các chuyển động và tạo ra tế bào máu mới. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu hơn về quá trình hình thành, sự phát triển của xương, để từ đó có những biện pháp giúp xương luôn khỏe mạnh.

Quá trình hình thành và phát triển của hệ xương

Quá trình hình thành và phát triển của xương diễn ra liên tục cho đến tuổi trưởng thành (25-30 tuổi). Quá trình sụn chuyển hóa thành xương chủ yếu làm gia tăng thành phần canxi, các khoáng chất và làm dày đặc hơn sợi collagen hơn. Con người đạt khối lượng xương đỉnh cao nhất là ở tuổi trưởng thành.

Xương trẻ em thường nhỏ hơn xương người lớn, chứa nhiều vùng xương tăng trưởng hơn. Chính vì thế, trẻ đang trong giai đoạn đang lớn nhanh cần tăng cường bổ sung canxi, các khoáng chất cần thiết, collagen và chondroitin là điều hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, đối với những người lớn hơn cũng cần bổ sung các khoáng chất đó từ thực phẩm hay các sản phẩm bổ sung để hệ xương luôn được chắc khỏe, dẻo dai và không bị tổn thương nhiều.

Trong xương luôn diễn ra đồng thời hai quá trình: Tạo xương và hủy xương. Vì vậy, xương luôn được tái tạo trong suốt cuộc đời, các tế bào xương mới được tạo ra liên tục đế có thể thay thế cho các tế bào đã già cỗi.

Ở độ tuổi đang lớn

Quá trình tạo xương sẽ diễn ra nhiều hơn quá trình hủy xương, vì thế, lúc đó xương sẽ dài ra và giúp trẻ tăng chiều cao một cách tối đa.

Độ tuổi trưởng thành

Khối xương đạt giá trị tối đa (khối lượng xương đỉnh) và duy trì đến năm 30 tuổi, lúc đó hai quá trình tạo xương và hủy xương cân bằng nhau.

Sau độ tuổi 30

Quá trình hủy xương thường diễn ra nhiều hơn quá trình tạo xương, chính vì thế, xương bắt đầu suy yếu dần và khi đó xảy ra quá trình mất xương dẫn tới giảm mật độ xương.

Quá trình suy yếu của xương diễn ra như thế nào?

Quá trình mất xương sinh lý (do tuổi tác)

Sự mất xương sinh lý bắt đầu xảy ra sau tuổi 30, mật độ xương suy giảm (khoảng 0,1%-0,5% mỗi năm). Giai đoạn này chính là thời kỳ mất xương chậm.

Phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh (sau 40 tuổi), lúc này phụ nữ có thể mất xương từ 1%-3% mỗi năm và kéo dài lên tới 5-10 năm sau khi ngừng hoạt động kinh nguyệt. Còn đối với nam giới, sự mất xương vẫn diễn ra bình thường nhưng ở mức từ từ.

Ở phụ nữ, thường có bộ xương yếu hơn ở nam giới (do ít vận động thể lực, mang thai, sinh đẻ…), có nguy cơ mất xương nhanh hơn và hiện tượng loãng xương cũng diễn ra sớm hơn, nặng hơn nữa.

Quá trình mất xương thứ phát (do yếu tố nguy cơ gây loãng xương)

Có nhiều yếu tố khiến cho quá trình suy yếu của xương diễn ra nhanh hơn, có thể xảy ra ở chính những người trẻ tuổi:

  • Kém phát triển thể chất từ nhỏ.
  • Lười hoạt động hoặc bất động.
  • Phụ nữ sinh đẻ nhiều, mắc các bệnh mãn tính đường tiêu hóa, các bệnh nội tiết.
  • Sử dụng một số thuốc gây ức chế hấp thu canxi và tăng đào thải canxi như Corticoid, Insulin,…

Quá trình suy yếu của xương diễn ra rất âm thầm và nguy hiểm, đến khi có dấu hiệu lâm sàng là lúc người bệnh đã bị loãng xương, dẫn tới biến chứng nặng mà hậu quả cuối cùng là gãy xương do bị loãng xương. Biến chứng này rất khó có thể hồi phục và thậm chí gây nguy cơ tử vong rất cao.

Biện pháp làm chậm quá trình suy yếu của xương

Tham khảo một số biện pháp làm chậm quá trình suy yếu của xương sẽ giúp xương luôn chắc khỏe dẻo dai và phòng chống loãng xương hiệu quả:

Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Cần duy trì cho hệ xương một chế độ dinh dưỡng đa dạng, cung cấp cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để cấu thành và giữ xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai. Bổ sung nhiều thịt, cá, trứng, rau xanh, trái cây… để bổ sung nhiều chất cho xương hơn.

Hoạt động thể thao thường xuyên

Đối với những người lười vận động sẽ khiến cho quá trình suy yếu của xương diễn ra nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, cần vận động mỗi ngày (đi bộ, đạp xe, tập thể thao…) là những thói quen vô cùng tốt giúp xương luôn chắc khỏe.

Cung cấp canxi và khoáng chất qua các sản phẩm bổ sung

Nên chú trọng bổ sung đầy đủ canxi, các khoáng chất cần thiết từ Calci K2 để giúp bù đắp lượng khoáng chất bị mất đi trong quá trình xương bị suy yếu. Đồng thời, khi bổ sung Calci K2 đều đặn mỗi ngày còn giúp xương luôn được dẻo dai và chắc khỏe hơn rất nhiều.

Cần phát hiện, điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng xấu đến xương để có thể bổ sung ngay canxi và các loại khoáng chất cần thiết khác cho hệ xương. Đồng thời kết hợp vận động thể thao, lối sống phù hợp cũng giúp giảm nguy cơ suy yếu của xương rất nhiều.

Thoan Phạm

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Các bài viết liên quan

  1. Giải đáp thắc mắc: Trẻ mấy tháng biết đứng?

  2. Đau nhức xương khớp và những bệnh xương khớp thường gặp