Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp thắc mắc: Trẻ mấy tháng biết đứng?

Ngày 18/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Biết đứng là một trong những cột mốc phát triển quan trọng của trẻ. Điều này đánh dấu sự phát triển về cơ thể đặc biệt là cơ, xương của trẻ đã đạt được mức bình thường. Vậy trẻ mấy tháng biết đứng? Hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé!

Mặc dù các mốc phát triển của trẻ như đứng, đi, ngồi có thể đến hoặc muộn một chút so với thời điểm trung bình. Nếu quá thời điểm trên mà trẻ vẫn chưa có biểu hiệu đứng thì có thể trẻ đang mắc phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Trẻ mấy tháng biết đứng?

Đây là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ phải đau đầu, bối rối trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Nếu tập cho trẻ đứng sớm khi xương khớp của trẻ chưa được phát triển đầy đủ, sẽ có thể làm chân của trẻ xuất hiện dị tật.

Giải đáp thắc mắc trẻ mấy tháng biết đứng?

Thời điểm chung trẻ bắt đầu biết đứng ở trẻ đó là từ 7-12 tháng tuổi

Theo nghiên cứu khoa học, một em bé khỏe mạnh thường bắt đầu có mong muốn tự kéo mình ở tư thế đứng trong thời gian từ 7-12 tháng tuổi hoặc sớm nhất có thể là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên trẻ rất dễ té ngã trong thời gian này nếu không có sự giúp đỡ từ cha mẹ.

Giai đoạn khi trẻ chưa đủ sự phát triển về xương, hay thiếu canxi ở trẻ sơ sinh mà không được quan tâm triệt để tập đứng sớm cho trẻ chỉ "lợi bất cập hại". Thêm vào đó khả năng định vị trong không gian hay các vùng cần thiết khác trong não bộ cũng còn “non nớt”. Trẻ đứng sớm sẽ không có lợi đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ nên kiên nhẫn, chờ đến khi hệ cơ xương và hông của trẻ vững vàng và khỏe mạnh hơn thì mới bắt đầu tập đứng cho trẻ.

Trẻ mấy tháng thì nên tập đứng là tốt nhất?

Đa số những trẻ khi đến 6 - 7 tháng tuổi sẽ có những biểu hiện mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy là trẻ bắt đầu có khả năng tập đứng. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển cũng khác nhau nên thời điểm này có thể khau nhau ở mỗi trẻ, do đó cha mẹ cần chú ý tới các dấu hiệu của trẻ hơn là chỉ chú ý đến mốc thời gian.

Nếu trẻ được cung cấp và nuôi dưỡng phát triển đầy đủ thì hệ cơ xương ở hông và chân của bé sẽ nhanh cứng cáp. Từ đó, có thể chịu được trọng lượng của trẻ thì việc tập đứng sẽ rất dễ thực hiện. 

Với những trẻ được cho ngủ giường cũi riêng thì có thể thời điểm tập đứng cho trẻ sẽ diễn ra sớm hơn. Vì khi đó trẻ sẽ bị thôi thúc việc đứng dậy để tìm kiếm cha mẹ thông qua việc như: Chồm người lên, bám vào những vật cố định để có thể đưa bản thân đứng lên. Chỉ nên tập đứng khi thấy có những biểu hiện mong muốn cho việc này kèm theo hệ cơ xương của trẻ đã được phát triển ổn định.

Giải đáp thắc mắc trẻ mấy tháng biết đứng?

Tránh tập đứng cho trẻ khi còn quá sớm

Những giai đoạn tập đứng của trẻ

Trẻ sẽ không thể biết đứng mà không trải qua một quá trình tập theo 3 giai đoạn sau:

Đứng vịn: Giai đoạn này trẻ có xu hướng vịn bám vào những vật cố định xung quanh để đứng lên. Đây là dấu hiệu ban đầu trẻ tầm bé 7-9 tháng tuổi sử dụng thanh chắn, thành cũi, bàn, ghế... để làm điểm tựa đứng lên cho mình.

Đứng chựng: Là giai đoạn đứng không cần vịn nhưng trẻ chỉ mới thực hiện được trong thời gian ngắn vài giây. Trẻ không thể chuyển từ tư thế ngồi sang đứng một mình được sẽ cần phải có người lớn giúp đỡ. Tầm độ tuổi 9-12 tháng, trẻ có thể dần học được cách đứng này khi hệ cơ xương bắt đầu phát triển ổn định.

Đứng độc lập: Đây là giai đoạn cuối cùng của việc trẻ biết đứng mà không cần hỗ trợ, không cần vịn, và đứng được trong thời gian dài. Trẻ có thể dễ dàng chuyển từ ngồi sang đứng và ngược lại. Một số trẻ lúc này cũng có thể chập chững những bước đi đầu tiên. Sau 12 tháng tuổi trẻ đã có thể bắt đầu đứng độc lập và thông thạo kỹ năng này từ 13-15 tháng tuổi.

Giải đáp thắc mắc trẻ mấy tháng biết đứng?

Trong cột mốc tập đứng trẻ sẽ trải qua 3 giai đoạn chính

Cách tập đứng cho trẻ tại nhà

Việc tập đứng cho trẻ được đảm bảo và không gây ra dị tật cần thực hiện đúng thời điểm dựa vào thể chất và số tháng tuổi của trẻ. Ngoài ra nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết đề tránh mắc bệnh loãng xương ở trẻ em ngay từ những ngày đầu. Các bậc cha mẹ có thể dựa vào những bài tập đơn giản dưới đây để tập đứng cho trẻ tại nhà:

7 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, cha mẹ có thể đỡ trẻ đứng dậy, người còn lại sau đó sẽ đưa món đồ chơi mà trẻ yêu thích lên cao hơn một chút để “dụ dỗ”  trẻ với lên lấy món đồ chơi đó.

8-9 tháng tuổi

Lúc này có thể cho trẻ nắm lấy cũi, thành giường để tập đứng. Tuy nhiên, không nên cho trẻ bám đứng quá lâu vì trẻ rất nhanh cảm thấy mệt khi hệ cơ xương chỉ mới phát triển. Phải quan sát cẩn thận để có thể kịp thời nâng đỡ tránh té ngã cho trẻ.

Trẻ 10 tháng tuổi

Khi trẻ lên 10 tháng tuổi, để tập cho trẻ đứng được lâu hơn nên khuyến khích trẻ bám vào thành giường, cũi. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể bắt đầu tập cho trẻ bước đi từng bước nhỏ bằng cách nắm giữ 2 tay.

Giải đáp thắc mắc trẻ mấy tháng biết đứng?

Cha mẹ nên tập đứng theo các bài tập phù hợp ứng với tháng tuổi của trẻ

Những điều lưu ý khi tập đứng cho trẻ

Mặc dù tại thời điểm trẻ đã có thể tập đứng, nhưng cơ xương vẫn còn yếu nên theo dõi, hỗ trợ trẻ là điều ba mẹ cần làm:

  • Nên quan sát các dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng cho việc tập đứng. Từ đó hỗ trợ giúp trẻ bắt đầu làm quen từ từ với các hoạt động đứng lên và ngồi xuống mỗi ngày. Cha mẹ nên chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng còi xương đầy đủ trước khi cho trẻ tập đứng.
  • Dìu, nâng đỡ trẻ chứ không thúc đẩy hay kéo trẻ đi theo mình, dễ gây những tác động đến xương cổ tay hay vai của trẻ.
  • Khi đến độ tuổi tập đứng, cha mẹ nên hạn chế bế trẻ nhiều, chỉ nên bế lúc cần thiết. Ngoài ra, nên tập cho bé tự do ngồi, nằm chơi, những trẻ được bế bồng quen sẽ không thích tập đứng nữa.
  • Không được để trẻ tập đứng một mình trên giường, gần bàn, tường... trong nhà.
  • Nên sử dụng dây đeo an toàn cho trẻ khi ngồi trên xe đẩy hoặc ghế ăn. Không cho trẻ chơi ngoài ban công một mình.

Để trẻ được phát triển tốt về cả thể chất lẫn tinh thần, cha mẹ nên chuẩn bị và nắm được những dấu hiệu cột mốc của trẻ, để có những cách hỗ trợ hợp lý. Nắm được thông tin trẻ mấy tháng biết đứng sẽ giúp cha mẹ chuẩn bị cho trẻ những bước đi đầu tiên dễ dàng hơn.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm