Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính

Ra máu âm đạo giữa kỳ kinh có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm?

Ngày 21/09/2021
Kích thước chữ

Hiện tượng ra máu âm đạo giữa kỳ kinh có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm hay không? Đừng bỏ qua những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho vấn đề này nhé!

Về cơ bản, hiện tượng chảy máu âm đạo sẽ diễn ra theo mỗi chu kỳ từ 21-35 ngày được gọi là hành kinh ở phụ nữ. Nhưng nếu ra máu âm âm đạo giữa thai kỳ thì đây có được xem là hành kinh bất thường không? Có phải biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm?

Tình trạng chảy máu âm đạo bất thường giữa kỳ kinh

Chu kỳ kinh nguyệt cũng là tín hiệu bên ngoài giúp các chị em phụ nữ quan sát và theo dõi sức khỏe sinh sản tốt nhất. Một chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ kéo dài từ 5 - 7 ngày và lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt thông thường là khoảng 21 - 35 ngày. Ngược lại, nếu bị ra máu âm đạo bất thường không thuộc về chu kỳ kinh nguyệt sẽ được gọi là ra máu âm đạo bất thường hay xuất huyết âm đạo.

Triệu chứng chảy máu âm đạo bất thường được mô tả như những đốm máu nhỏ, không thấm ướt quần lót và sẽ rải rác hoặc có thể diễn ra như một kỳ kinh nhưng ít ngày. Ngoài ra, dù ít được biết đến nhưng có thể do một số nguyên nhân làm âm đạo bị xuất huyết mà kinh nguyệt có thể sẽ ra máu nhiều hơn và kéo dài, hay còn gọi là rong kinh.

ra-mau-am-dao-giua-ky-kinh-co-phai-la-dau-hieu-cua-benh-ly-nguy-hiem

Tình trạng chảy máu âm đạo bất thường giữa kỳ kinh

Ra máu âm đạo giữa kỳ kinh có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm?

Tình trạng ra máu âm đạo giữa kỳ kinh có thể là dấu hiệu của sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể bất thường ở tử cung, âm đạo hay thậm chí là ung thư.

1. Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố là một trong những nhân tố chính điều khiển chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Sự mất cân bằng các hormone này có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Nhưng nếu nguyên nhân có thể gây mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ như: 

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS);
  • Rối loạn chức năng buồng trứng;
  • Bệnh tuyến giáp;
  • Bắt đầu hay ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết;
  • Thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh.

2. Các bất thường về cấu trúc trong tử cung

U xơ tử cung và polyp tử cung là hai bệnh phụ khoa có triệu chứng điển hình là ra máu âm đạo giữa kỳ kinh nguyệt. Trong đó, u xơ tử cung là sự phát triển quá mức của cơ thành tử cung thành khối u. Còn polyp tử cung là sự dày lên quá mức của niêm mạc thành tử cung. Tuy nhiên, cả hai bệnh lý này đều chỉ hình thành những khối u lành tính và đôi khi cần phải điều trị ngay.

ra-mau-am-dao-giua-ky-kinh-co-phai-la-dau-hieu-cua-benh-ly-nguy-hiem-2

Ra máu âm đạo giữa kỳ kinh có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm

3. Ung thư

Ung thư cổ tử cung, tử cung hay buồng trứng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu ra giữa kỳ kinh. Các bệnh lý này có thể làm dày niêm mạc tử cung và gây ra tình trạng xuất huyết bất thường. Phụ nữ khi bước vào giai đoạn từ 40 - 50 tuổi thường sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về sinh sản và dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của mãn kinh. Việc tầm soát ung thư cổ tử cung và tử cung cũng là điều cần thiết cho phụ nữ sau 30 tuổi. 

Một số nguyên nhân khác gây ra máu giữa kỳ kinh

  • Nhiễm trùng đường sinh dục nữ do việc thụt rửa hay đưa vật lạ vào âm đạo, quan hệ tình dục không quan toàn hay các bệnh lý lây qua đường tình dục, viêm vùng chậu… đây cũng là các nguyên nhân hiếm gặp dẫn đến chảy máu âm đạo.
  • Giảm cân đột ngột hoặc chế độ ăn uống kém lành mạnh, hay căng thẳng áp lực cũng có thể làm xáo trộn kỳ hành kinh. Ngoài ra, trọng lượng và lượng mỡ trong cơ thể cũng có liên quan chặt chẽ với kỳ kinh nguyệt.
  • Rối loạn chức năng tiểu cầu, sử dụng thuốc kháng đông.

Cần phải làm gì khi bị ra máu âm đạo giữa kỳ kinh?

Ra máu ngoài kỳ hành kinh là dấu hiệu của chảy máu âm đạo hay chảy máu tử cung. Nếu đợt chảy máu không do bất kỳ kỳ hành kinh nào thì hãy nên nhanh chóng đi khám phụ khoa để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Đồng thời, thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và ghi nhận lại những dấu hiệu bất thường sẽ giúp bạn cung cấp thông tin tình trạng sức khỏe đến các bác sĩ phụ khoa chi tiết hơn. Dựa vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của từng người mà các bác sĩ sẽ đề xuất những phương án điều trị như: 

1. Điều trị bằng thuốc

Thường sau khi các bác sĩ thăm khám và thảo luận với bạn để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng máu ra giữa kỳ kinh, các bác sĩ phụ khoa sẽ tiến hành kê đơn thuốc hoặc hay một số liệu pháp để điều trị, hỗ trợ điều trị như:

  • Thuốc uống hay các biện pháp tránh thai giúp cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt.
  • Thuốc điều trị các bệnh lý gây ra máu giữa kỳ kinh: bệnh tuyến giáp, nhiễm trùng đường tiểu…

ra-mau-am-dao-giua-ky-kinh-co-phai-la-dau-hieu-cua-benh-ly-nguy-hiem-1

Cần phải làm gì khi bị ra máu âm đạo giữa kỳ kinh

2. Sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị

Trong các trường hợp nếu nguyên nhân ra máu âm đạo giữa kỳ kinh do cấu trúc bất thường của tử cung mà thuốc không giải quyết được. Thì các bác sĩ sẽ lựa chọn điều trị lúc này có thể chuyển hướng sang các thủ thuật y khoa như:

  • Làm thuyên tắc động mạch tử cung: Thường được dùng khi điều trị u xơ tử cung.
  • Hút và nạo (D&C) buồng tử cung: Điều này sẽ giúp làm giảm bớt tình trạng chảy máu tử cung bất thường.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Đây được xem là phương án lựa chọn cuối cùng trong điều trị u xơ hay polyp tử cung. Phương pháp này thường được dùng để điều trị cho ung thư tử cung giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung sẽ lấy đi khả năng sinh con và mang thai của người phụ nữ. Nên đối với những phụ nữ có mong muốn mang thai về sau, có thể thay bằng các phương pháp loại bỏ niêm mạc như tia laser, điện, nhiệt hay áp lạnh.

Hy vọng những thông tin chia sẻ về vấn đề ra máu giữa kỳ kinh có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm không trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin