Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Sự thay đổi của kỳ kinh nguyệt theo tuổi tác

Ngày 26/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi bước vào tuổi dậy thì, kinh nguyệt của bạn không đều, thậm chí phải cần đến sự trợ giúp về mặt y tế. Tuy nhiên, qua vài năm, bạn thấy kỳ kinh nguyệt của bạn ổn định hơn. Trên thực tế, kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ thay đổi theo độ tuổi, và đến lúc nào đó, bạn sẽ không thấy “bà dì” xuất hiện nữa.

Hormone quyết định việc giải phóng máu và mô từ bên trong tử cung. Mức độ hormone đó trong cơ thể bạn sẽ thay đổi trong các giai đoạn khác nhau theo độ tuổi, do đó, kinh nguyệt hàng tháng cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Bài viết này sẽ giải đáp sự thay đổi của chu kỳ theo độ tuổi để bạn hiểu hơn về chu kỳ bình thường của mình theo từng giai đoạn.

Kỳ kinh nguyệt ở độ tuổi dậy thì

Độ tuổi trung bình mà một cô gái bắt đầu có kinh là 12 tuổi, nhưng một số cô gái có thể không có kinh nguyệt cho đến khi khoảng 15 - 16 tuổi.

Thông thường, ở độ tuổi này, chuyện kinh nguyệt không đều là điều bình thường. Trên thực tế, có thể mất đến ba năm để kinh nguyệt trở nên đều đặn do các hormone vào thời điểm đó trở nên cân bằng hơn.

Kỳ kinh trong những năm 20 tuổi (từ năm 20 - 29 tuổi)

Nhìn chung, lúc này, cơ thể đã cân bằng hormone, do đó, kinh nguyệt của bạn sẽ đều đặn hơn và bình thường hơn. Cụ thể, chu kỳ kinh của bạn thường từ 21 - 35 ngày, thời gian từ 3 - 5 ngày, và lượng máu trung bình không quá 80 ml.

Nếu bạn trễ kinh trong độ tuổi này thì hầu hết là do bạn sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, hoặc liên tục thay đổi các biện pháp tránh thai. Việc này có thể khiến chu kỳ của bạn rối loạn - ngắn/dài ngày, ra máu nhiều/ít. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại.

Trong một số trường hợp, trễ kinh có thể do việc vận động quá mức liên tục hoặc rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn. Nếu bạn thấy tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra trong vài chu kỳ liên tiếp, hãy thăm khám để tìm ra nguyên nhân.

Sự thay đổi của kỳ kinh nguyệt theo tuổi tác 1 Kinh nguyệt của bạn sẽ đều đặn hơn và bình thường hơn từ 20 - 29 tuổi

Kinh nguyệt từ năm 30 - 39 tuổi

Nếu bạn đã từng sinh con, kinh nguyệt của bạn có thể thay đổi sau khi mang thai. Một số phụ nữ cảm thấy đau hơn, thời gian diễn ra kinh nguyệt dài hơn, hoặc lượng máu ra nhiều hơn sau khi sinh con, trong khi những người khác thấy kỳ kinh nguyệt của họ trở nên "nhẹ nhàng" hơn - lượng máu vừa phải, không đau đớn. Nhiều phụ nữ trong thời gian cho con bú cũng không có kinh nguyệt.

Khi bạn gần bước sang tuổi 40, kinh nguyệt của bạn có thể ít hơn, hoặc không đều đặn - đó là biểu hiện tiền mãn kinh - sự bắt đầu của cơ thể để chuyển sang thời kỳ mãn kinh.

Kinh nguyệt của bạn sẽ đều đặn hơn và bình thường hơn từ 20-29 tuổi 2 Từ năm 30 - 39 tuổi, kinh nguyệt của bạn sẽ thay đổi sau khi mang thai

Kinh nguyệt khi bạn từ 40 - 50 tuổi

Bạn có thể tự hỏi, "Tại sao chu kỳ kinh nguyệt ngày càng ngắn lại?" và ở "Độ tuổi nào thì kinh nguyệt ngừng lại?". Sau 40 tuổi, buồng trứng của bạn làm chậm quá trình sản xuất estrogen, do đó, kinh nguyệt của bạn có thể ngắn hơn và nhẹ hơn hoặc không đều. Thời kỳ mãn kinh xảy ra khi kỳ kinh của bạn ngừng hoàn toàn trong 12 tháng liên tục. Đối với hầu hết phụ nữ, điều này xảy ra khi họ bước sang tuổi 50.

Nếu bạn bất ngờ ra "kinh nguyệt" - ra máu khi đã mãn kinh, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư nội mạc tử cung. Loại ung thư này hiếm gặp, phát triển ở lớp niêm mạc bên trong hoặc thành cơ của tử cung, nhưng nó chủ yếu xảy ra ở phụ nữ từ 50 tuổi trở lên.

Kinh nguyệt của bạn sẽ đều đặn hơn và bình thường hơn từ 20-29 tuổi 3 Sau 40 tuổi, kinh nguyệt của bạn có thể ngắn hơn và nhẹ hơn hoặc không đều

Trên đây là một số thông tin về sự thay đổi của kỳ kinh nguyệt theo tuổi tác. Mặc dù bạn có thể có kỳ kinh nguyệt năm 30 tuổi vào thời gian bạn khoảng 25 tuổi, nhưng hãy theo dõi tình trạng sức khỏe và kỳ kinh nguyệt của mình. Nếu có bất thường, hãy nhanh chóng đến khám để tìm ra nguyên nhân, giúp đảm bảo bạn có kỳ kinh nguyệt an toàn, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Tuyết Linh

Nguồn tham khảo: Health Essentials

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.