Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thai 19 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Ngày 27/10/2022
Kích thước chữ

Khi thai nhi được 19 tuần, mẹ bầu đã hoàn thành một nửa chặng đường thai kỳ của mình. Tại thời điểm này, mẹ bầu cần kiểm tra một số chỉ số cần thiết của bé để đảm bảo thai nhi phát triển an toàn và khỏe mạnh. Vậy thai 19 tuần nặng bao nhiêu mới đạt chuẩn? Mẹ bầu cần lưu ý gì ở giai đoạn này?

Khi thai nhi được 19 tuần, mẹ bầu đã ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Đây chính là giai đoạn yên bình nhất trong suốt thời kỳ mang thai. Lúc này, mẹ bầu có biết thai 19 tuần nặng bao nhiêu là đạt tiêu chuẩn không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần 19

Bước sang tuần thứ 19, thai nhi đã có nhiều sự thay đổi khác với các tuần trước đó. Cụ thể là:

  • Não bộ và các cơ quan của bé bắt đầu phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. Nhờ vậy, bé có thể điều khiển một vài hoạt động đơn giản của cơ thể. Chẳng hạn khi mẹ nằm ở một tư thế mà bé không thoải mái, mẹ bầu có thể cảm nhận được bé vặn vẹo, tìm không gian thích hợp. 
  • Ở trong bụng mẹ, bé đã uống và nuốt nước ối nhiều hơn trước. Nước ối sẽ vào hệ tiêu hoá sau đó được thải trừ qua nước tiểu. Hoạt động này sẽ diễn ra trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ.
  • Từ tuần này, mầm răng của bé dần hình thành. Trong thời gian này nếu mẹ bầu bổ sung fluoride sẽ rất có lợi cho quá trình phát triển mầm răng của bé. 
  • Phổi của bé đang thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là các đường dẫn khí chính bắt đầu hình thành ở tuần 19. 
  • Da bé xuất hiện chất sáp được gọi là vermix caseosa. Chất sáp này sẽ bao phủ lên toàn bộ vùng da của cơ thể bé. Nhờ có lớp sáp này, làm da bé được bảo vệ, tránh bị nhăn nheo và trầy xước khi chuyển động trong bụng mẹ.
  • Cơ quan sinh sản của thai 19 tuần đang phát triển nhanh chóng. Nếu là bé gái thì âm đạo, tử cung và ống dẫn trứng đã được hoàn thiện, buồng trứng chứa hàng triệu nang trứng nhỏ. Còn nếu là bé trai, các cơ quan sinh dục vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, tinh hoàn đã được hình thành.

Thai 19 tuần nặng bao nhiêu gram là đạt chuẩn?

Ở tuần thứ 19, thai nhi không còn co chân như các tuần trước đấy. Thay vào đó, bé đã biết duỗi chân. Vì vậy, chiều dài của bé được tính từ đầu đến ngón chân. Vì thế mẹ bầu luôn quan tâm rằng thai nhi 19 tuần nặng bao nhiêu và cao bao nhiêu là đạt chuẩn?

Thai 19 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn? Mẹ bầu cần lưu ý gì? 1 Thai 19 tuần nặng bao nhiêu?

Lúc này, thai nhi có chiều dài khoảng 26cm và nặng khoảng 300 gram theo tiêu chuẩn được đưa ra bởi các chuyên gia. Mặc dù kích thước còn khá nhỏ nhưng sẽ tiếp tục tăng lên trong các tháng tiếp theo.

Những thay đổi của mẹ khi mang thai 19 tuần

Thay đổi một vài chức năng sinh lý

Một vài chức năng sinh lý trong cơ thể mẹ bầu thay đổi để thích nghi với quá trình mang thai:

  • Vùng da ở cánh tay và chân của mẹ bầu xuất hiện những đốm nhỏ. Thông thường ba tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu trông khá xanh xao. Nhưng đừng lo lắng quá, đây chỉ là sự tăng nồng độ hormone estrogen cao hơn mức bình thường. Sau sinh, mọi thứ sẽ trở nên bình thường.
  • Bộ ngực của mẹ đã tăng dần kích thước. Bên cạnh đó, núm vú cũng to hơn và đậm màu hơn. Đây là những thay đổi sinh lý bình thường, giúp mẹ bầu chuẩn bị sữa cho bé sau khi chào đời. Việc mẹ bầu cần làm là lựa chọn kích thước áo ngực phù hợp để luôn cảm thấy thoải mái.
  • Cân nặng bắt đầu tăng lên nhiều hơn so với các tuần trước đó. Một trong những lý do phải nhắc tới đó là cơ thể bé đang lớn dần, tích tụ mỡ và phát triển cơ.
  • Cơ thể thường xuyên nóng bức, khó chịu.
Thai 19 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn? Mẹ bầu cần lưu ý gì? 2 Mẹ bầu cần tăng cân hợp lý khi mang thai

Một vài triệu chứng mà mẹ bầu gặp phải

Mặc dù ở tuần thứ 19 mẹ bầu đang trong thời điểm dễ chịu nhất nhưng vẫn phải đối mặt với một số vấn đề sau:

  • Đau dây chằng: Mẹ bầu có thể bắt gặp các cơn đau vùng hông, bụng hoặc đồng thời cả hai. Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong thai kỳ.
  • Chóng mặt do hạ huyết áp: Khi mẹ bầu nằm xuống, thai nhi tạo áp lực lên các mạch máu lớn trong cơ thể như động mạch chủ, tĩnh mạch chủ… Điều này sẽ làm mẹ bầu bị hạ huyết áp nếu đột ngột thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc ngồi sang đứng.
  • Ợ nóng, đầy bụng: Thường xuyên xảy ra trong thai kỳ.
  • Tiết nhiều mồ hôi, chất nhờn: Mang thai tuần 19, thân nhiệt của mẹ sẽ tăng lên do cơ thể tăng cường chuyển hóa các chất, thay đổi hormone.
  • Xuất hiện các vết rạn da: Thường thấy ở bụng.

Thai 19 tuần mẹ bầu cần lưu ý gì?

Để thai nhi phát triển khoẻ mạnh trong các tuần tiếp theo, mẹ bầu cần chú ý những điều sau:

Có nhiều bữa ăn nhỏ

Nếu cung cấp quá nhiều thức ăn cùng một lúc sẽ khiến dạ dày tích hơi, hoạt động tiêu hoá bị quá tải. Để có thể hấp thu các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất, mẹ bầu cần chia nhỏ bữa ăn thành các bữa phụ thay vì 3 bữa ăn lớn mỗi ngày. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung các chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón, đầy hơi.

Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng

Mẹ bầu cần lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của bản thân. Việc thường xuyên tập luyện thể dục sẽ giúp máu lưu thông tốt, hỗ trợ sự phát triển não và các cơ quan của bé. Mẹ có thể tham khảo các bộ môn như yoga, đi bộ… để tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn.

Tâm sự với bé

Giác quan của thai nhi 19 tuần tuổi đã nhạy cảm hơn trước. Thính giác của bé đã hoàn thiện và có thể nghe được nhịp đập từ trái tim của mẹ hay những âm thanh từ dây rốn.

Lúc này, mẹ bầu có thể vừa xoa bụng vừa tâm sự nhẹ nhàng với bé. Điều đó làm tăng sự kết nối giữa bé và mẹ sau khi sinh. Thời điểm thích hợp để tâm sự với bé tốt nhất là vào buổi tối các mẹ nhé. Hãy đồng hành cùng con yêu trong suốt thai kỳ để bé được phát triển hoàn thiện.

Thai 19 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn? Mẹ bầu cần lưu ý gì? 3 Thường xuyên tâm sự với bé

Kiểm soát nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men là một bệnh nấm âm đạo rất phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ đang mang thai. Bệnh thường do nấm siêu vi họ candida, chủ yếu là candida albicans. Nấm men chỉ thực sự nguy hiểm khi nó phát triển mạnh với tốc độ nhanh chóng, lấn chiếm các vi khuẩn khác trong âm đạo.

Ở kỳ tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng nấm men nhất. Việc kiểm soát, ngăn chặn nấm men trong khoảng thời gian này rất khó. Vì vậy, khi có dấu hiệu nhiễm trùng nấm men mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Khi mẹ bầu đã biết thai 19 tuần nặng bao nhiêu là đạt chuẩn, hãy chú ý tới các chỉ số khác để đảm bảo thai nhi đang phát triển khoẻ mạnh. Hy vọng bài viết trên của nhà thuốc Long Châu đã cung cấp cho mẹ bầu nhiều thông tin hữu ích. Chúc mẹ và bé thật khỏe mạnh.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.