Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không?

Ngày 29/09/2017
Kích thước chữ

Cùng với việc để ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt thì câu hỏi thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không cũng là điều thắc mắc của rất

Cùng với việc để ý đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt thì câu hỏi thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không cũng là điều thắc mắc của rất nhiều chị em mắc phải căn bệnh này.

Thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không 1
Theo ước tính, hiện nay ở nước ta có rất nhiều chị em bị thiếu máu

Theo ước tính của các chuyên gia, nước ta hiện nay có khoảng 1/5 phụ nữ bị kinh nguyệt không đều là do thiếu máu. Nguyên nhân thiếu máu được xác định là do người bệnh mắc phải một số rối loạn khiến cho lượng hồng cầu thấp hơn mức bình thường. Một số trường hợp khác, bệnh nhân vẫn có đủ hồng cầu trong máu nhưng lại thiếu hemoglobin – đây là một loại protein đặc biệt, giàu chất sắt, có tác dụng làm đỏ máu. Chức năng chính của hồng cầu là đem oxy tới cho các cơ quan nội tạng và vận chuyển CO2 từ đó trở về gan, phổi, lá lách,… để lọc lại và đào thải ra khỏi cơ thể. Khi người bệnh bị thiếu máu đồng nghĩa với việc toàn bộ cơ thể bị thiếu khí oxy và thừa CO2 sẽ gây ra hàng loạt những biến chứng và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Vì sao lại bị thiếu máu?

Thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không 2
Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu là do thiếu sắt

Nguyên nhân rất phổ biến dẫn tới hiện tượng thiếu máu đó là do thiếu sắt, thiếu vitamin B12 và axit folic trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chính vì thế, nếu không mắc phải các bệnh nghiêm trọng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách sử dụng các thực phẩm tốt cho máu. Ngoài ra, thiếu máu còn bắt nguồn từ các căn bệnh nguy hiểm khác như:

  • Bị sốt rét
  • Bị nhiễm trùng nhất là nhiễm trùng máu khiến tuổi thọ của tế bào máu bị suy giảm dẫn tới thiếu máu
  • Do chấn thương, tai nạn khiến chảy máu, mất máu quá nhiều
  • Bị ung thư nhất là ung thư tủy vì đây chính là nơi sản sinh ra máu mới cho cơ thể
  • Một số bệnh mãn tính cũng là nguyên nhân gây ra thiếu máu như: bệnh lao, bệnh viêm khớp

Nếu mắc phải một trong những trường hợp trên, người bệnh sẽ bị thiếu máu (thiếu hồng cầu trong máu) hoặc thiếu hemoglobin. Hemoglobin là một protein đặc biệt để các phân tử oxy gắn vào và được vận chuyển tới các cơ quan trong cơ thể. Người bị thiếu máu dẫn tới thiếu oxy làm cho người luôn mệt mỏi, yếu ớt, xanh xao, hệ miễn dịch kém và dễ mắc phải nhiều bệnh tật khác.

Thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không 3
Thiếu máu là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Với phụ nữ khỏe mạnh khi bước vào tuổi trưởng thành sẽ xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt. Chu kỳ của nó vào khoảng 28 – 45 ngày và thời gian ra máu kéo dài khoảng 3 – 5 ngày. Nhìn chung, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ rất nhạy cảm, nó dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nhưng chắc chắn nếu bị thiếu máu thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ không được đều đặn thậm chí nếu nặng sẽ bị mất kinh hoàn toàn. Để xác định chính xác mình có bị rối loạn kinh nguyệt do thiếu máu hay không bạn căn cứ vào một số biểu hiện:

  • Thường xuyên mệt mỏi: đây là biểu hiện thường thấy của người thiếu máu, do thiếu oxy nên các cơ quan nội tạng đều hoạt động kém hiệu quả.
  • Chóng mặt: vì thiếu oxy nên não bộ cũng kém tỉnh táo dẫn tới tình trạng hoa mắt, chóng mặt thậm chí còn khó thở.
  • Da vàng xanh xao: chính vì không có đủ lượng hồng cầu nên sắc da của người bệnh cũng nhợt nhạt theo. Thêm nữa, nếu tế bào hồng cầu bị chết, hemoglobin bị biến thành hợp chất có tên bilirubin làm cho da và mắt có màu hơi vàng.

Nếu bạn còn băn khoăn việc thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không thì xin khẳng định là có. Để không ảnh hưởng mà tới hậu quả xấu về sinh sản sau này, nếu thấy mình có dấu hiệu bị thiếu máu chị em cần có biện pháp điều trị ngay. Chú ý bổ sung thêm sắt vào thực đơn mỗi ngày hoặc đi kiểm tra tại trung tâm y tế nếu tình trạng này xuất phát từ một nguyên nhân khác.

Huyền Trang

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin