Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu và cách phòng ngừa căn bệnh xã hội này như thế nào? Vấn đề đó sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giang mai là căn bệnh xã hội, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh cũng như dễ gia tăng nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh. Đặc biệt, căn bệnh này rất khó phát hiện bởi thời gian ủ bệnh giang mai tương đối dài. Cụ thể như thế nào? Cách phòng ngừa bệnh ra sao? Hãy tham khảo những thông tin sau.
Có lẽ nhiều người sẽ không còn cảm thấy xa lạ với giang mai, căn bệnh xã hội khá phổ biến. Cơ thể của người bệnh bị tấn công bởi xoắn khuẩn Treponema Pallidum nên đã hình thành căn bệnh này. Nhờ cấu tạo đặc biệt, chúng sở hữu tốc độ lây lan nhanh chóng và thông qua nhiều con đường khác nhau.
Nhìn chung, đây là căn bệnh khá nguy hiểm, vì các triệu chứng của bệnh không thực sự rõ ràng. Thậm chí, sau mỗi giai đoạn ủ bệnh, triệu chứng sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, rồi tự biến mất. Vì vậy, nhiều người thường nghĩ bệnh đã biến mất và không để ý gì nữa. Nhưng sự thật là, thời gian ấy, xoắn khuẩn âm thầm phát triển mạnh mẽ. Đợi đúng thời điểm, sẽ phát tác các triệu chứng rõ ràng, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng con người.
Bởi vậy, các bạn nên tìm hiểu kỹ càng về thời gian ủ bệnh giang mai. Bật mí, xoắn khuẩn Treponema Pallidum cực kỳ ghê gớm, có khả năng khiến các cơ quan trong cơ thể người bệnh bị tổn thương vô cùng nghiêm trọng. Đã có nhiều bệnh nhân giang mai phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm về hệ xương, hệ thần kinh rồi thị lực cũng bị ảnh hưởng.
Bất kỳ căn bệnh nào cũng cần phải có thời gian để tác nhân gây bệnh làm quen với môi trường, rồi chúng mới bắt đầu phát tác. Bệnh giang mai cũng không ngoại lệ. Vậy giang mai ủ bệnh bao lâu? Thực ra, so với những căn bệnh thông thường, thời gian ủ bệnh giang mai kéo dài hơn.
Cụ thể, nếu không được điều trị sớm, các bạn sẽ phải trải qua 3 giai đoạn chính của bệnh. Tại mỗi giai đoạn, bệnh sẽ phát tác các biểu hiện, triệu chứng và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Sau một khoảng thời gian, các triệu chứng tự động biến mất thì cũng là lúc người bệnh bước vào thời gian ủ bệnh.
Trong giai đoạn này, thời gian ủ bệnh của bệnh trung bình sẽ kéo dài khoảng 10 - 90 ngày. Thế nhưng, trên cơ thể mỗi người thời gian ủ bệnh sẽ không giống nhau. Dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố.
Đối với bệnh nhân có sức khỏe kém, để tấn công vào cơ thể, xoắn khuẩn sẽ mất ít thời gian hơn. Chỉ sau khoảng 10 - 15 ngày, người bệnh thực sự bị nhiễm bệnh. Thời điểm ấy các triệu chứng của bệnh sẽ bắt đầu phát tác ra bên ngoài. Còn đối với những ai khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt thì thời gian ủ bệnh giang mai sẽ kéo dài lâu hơn.
Như đã nói, sau mỗi giai đoạn, các triệu chứng sẽ biến mất khiến người bệnh chủ quan, không để ý. Tuy nhiên, sự thật là xoắn khuẩn Treponema Pallidum vẫn âm thầm phát triển, kéo theo nhiều diễn biến phức tạp. Rồi đến khi kết thúc thời gian ủ bệnh, cũng là lúc các triệu chứng hình thành. Những triệu chứng này thường xảy ra, sau khi giai đoạn đầu tiên kết thúc khoảng 4 - 10 tuần.
Có lẽ, đây chính là khoảng thời gian ủ bệnh giang mai kéo dài hơn cả. Người bệnh sẽ không bước vào giai đoạn cuối ngay lập tức. Mà xoắn khuẩn âm thầm phát triển, mất khoảng vài năm hoặc vài chục năm sau đó, những triệu chứng của giai đoạn cuối mới được hình thành. Sau một thời gian dài tiềm ẩn, lúc này các biểu hiện của bệnh rất rõ ràng, ảnh hưởng trực tiếp và cực kỳ lớn tới sức khỏe của bệnh nhân.
Bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Thậm chí, nếu không có cách xử lý kịp thời, sẽ bị đe dọa tới tính mạng.
Thực ra, bệnh giang mai ở giai đoạn đầu được coi là dễ điều trị nhất và thường được chữa bằng cách tiêm hoặc uống thuốc kháng sinh. Trường hợp, bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn 2 và 3 thì vẫn cần áp dụng thuốc kháng sinh với thời gian dài hơn. Bên cạnh đó, để đảm bảo phương pháp điều trị hiệu quả thì bác sĩ cũng nên thường xuyên xét nghiệm máu của bệnh nhân trong quá trình chữa bệnh.
Một số phương pháp phòng ngừa căn bệnh xã hội mà bạn nên biết, đó là:
Có thể nói, thời gian ủ bệnh giang mai rất dài nên bệnh nhân rất khó phát hiện, để có phương hướng điều trị kịp thời. Do đó, nếu như bạn có nguy cơ bị nhiễm bệnh hoặc có bất kỳ triệu chứng nào của giang mai, hoa liễu… hãy đi thăm khám ngay lập tức!
Phiến Trần
Nguồn tham khảo: Vinmec
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.