Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những lưu ý khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Ngày 14/06/2024
Kích thước chữ

Tiêm phòng vắc xin chính là việc sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch đặc hiệu và hiệu quả nhằm chống lại những tác nhân gây bệnh.

Trẻ em dưới 5 tuổi là một trong những nhóm người rất dễ bị vi rút cúm tấn công, có thể để lại nhiều di, biến chứng nguy hiểm thậm chí là đe dọa đến tính mạng của trẻ, chính vì vậy bố mẹ cần chủ động cho trẻ dưới 5 tuổi tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh Cúm đúng lịch tiêm hàng năm để duy trì hiệu quả phòng bệnh cúm tối ưu nhất. 

Chuẩn bị gì cho trẻ trước khi tiêm phòng cúm?

Để đảm bảo bé có thể thực hiện được mũi tiêm một cách tốt, bạn cần phải chuẩn bị cho bé một số lưu ý như sau:

Theo dõi tình trạng sức khỏe của bé

Bạn nên kiểm tra xem trong những ngày gần đây bé có sốt hay không, cân nặng của bé có đạt không, bé có đang bệnh hay không. Nếu bé đang bệnh thì bạn cần nói rõ các biểu hiện, triệu chứng để bác sĩ thăm khám sàng lọc, và quyết định xem bé có thể được tiếp nhận vắc xin không.

Mang theo tất cả các sổ hoặc phiếu tiêm chủng

Tất cả các sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng vô cùng quan trọng khi đưa trẻ đi chủng ngừa, vì trên sổ và phiếu đã ghi đầy đủ các mũi tiêm mà bé đã được thực hiện trước đây.

Từ đó, khi bác sĩ tham vấn sẽ hỗ trợ phụ huynh lựa chọn phương án chủng ngừa tối ưu cho trẻ như tiêm nhắc nhắc lại, tiêm bù hoặc tiêm thêm.

Ghi nhớ về các loại thuốc bé đang, đã sử dụng và các loại vắc xin, thuốc, thức ăn bé bị dị ứng

Ghi chú về các loại thuốc bé đang hoặc đã sử dụng kèm các giấy tờ, tài liệu, hồ sơ bệnh,... Vì có một số loại thuốc khi sử dụng sẽ tương tác, làm giảm hiệu quả hoặc mất tác dụng của vắc xin. Do vậy, phụ huynh cần ghi chú và báo cho bác sĩ khám sàng lọc tiêm chủng biết.

Việc ghi nhớ các loại vắc xin, thuốc và thức ăn bé từng bị dị ứng nhằm ngăn ngừa, hạn chế tối đa các phản ứng dị ứng, đặc biệt là phản ứng quá mẫn hay thể nặng là phản ứng phản vệ sau tiêm cho bé.

Tiêm vắc xin cúm cho trẻ dưới 5 tuổi và những lưu ý khi tiêm phòng cúm cho trẻ3
Phụ huynh cần ghi chú và báo cho bác sĩ tiêm chủng biết những lưu ý về sức khoẻ của trẻ

Cho bé ăn uống đầy đủ

Theo đó, phụ huynh vẫn cho bé ăn bình thường, nhưng lưu ý không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no và cũng không được để trẻ đói bởi có thể khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm. Về phần mình, mẹ nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để trẻ bú mẹ có miễn dịch, sức đề kháng tốt hơn.

Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ

Phụ huynh cần vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng sau khi tiêm. Cho trẻ mặc trang phục đơn giản để dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng.

Tiêm mũi vắc xin ngừa bệnh cúm có bị sốt không?

Giống như bất kỳ loại vắc xin khác, sau khi tiêm vắc xin ngừa bệnh cúm, có thể gặp các phản ứng sau tiêm thông thường như: Tại chỗ tiêm xuất hiện sưng, nóng, đỏ và đau nhẹ, sốt, đau mỏi người, cơ khớp,... tuy nhiên những phản ứng này chỉ là ngắn hạn, sẽ bình phục hoàn toàn và không ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. 

Để chủ động phòng ngừa đặc hiệu bệnh cúm cho cả gia đình, hãy tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cúm. Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng vắc xin cúm và các loại vắc xin quan trọng khác, Quý khách hàng có thể liên hệ Hotline miễn cước: 1800.6928 (Phím 2) tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu được trang bị cơ sở vật chất cao cấp, hiện đại, xây dựng quy trình tiêm chủng an toàn, chất lượng cao, đảm bảo cung cấp đầy đủ vắc xin với giá bình ổn kể cả khi thị trường biến động. Bên cạnh đó, với quy trình tiêm chủng tại Long Châu, tất cả khách hàng đều được các bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám sàng lọc, tư vấn, thảo luận, trao đổi nhằm chia sẻ về tất cả những vắc xin nên được tiếp nhận phù hợp theo từng độ tuổi. Khách hàng có thể gọi ngay đến hotline của Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc về vắc xin và đặt lịch tiêm chủng.

Đặt lịch tiêm ngay tại đây: Đăng ký tiêm chủng

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Nhiều năm trực tiếp thực hiện nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với đối tác là Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội.

Xem thêm thông tin