Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cúm là bệnh gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền?

Ngày 05/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên, thường hay gây thành dịch, đôi khi thành đại dịch. Bệnh tiến triển thường lành tính, có thể nặng hơn ở những người có bệnh lý nền như Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết… hoặc trên Người già, Phụ nữ mang thai, Trẻ em dưới 5 tuổi… và gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh hay gặp vào mùa đông.

Hãy cùng tìm hiểu bệnh Cúm và vắc xin tiêm phòng Cúm qua bài viết sau của Nhà thuốc Long Châu.

Bệnh Cúm là gì?

Bệnh cúm là bệnh lây nhiễm rất nhanh và mạnh, lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Trong mỗi vụ dịch có khoảng 30 - 60% số cá thể không được tiêm phòng có thể bị mắc bệnh. Vi rút Cúm có khả năng tái tổ hợp, trao đổi các chất liệu di truyền giữa các chủng khác nhau, do đó sự đột biến, biến đổi xảy ra liên tục. 

Các chủng Cúm hay gây bệnh là: Cúm A (H3N2, H1N1), Cúm B (Yamagata, Victoria), và Cúm C thường kết hợp với Cúm A hoặc tự gây bệnh.

Biểu hiện thường gặp của Bệnh Cúm là: Sốt, đau đầu, đau mỏi người, cơ khớp, viêm long, xuất tiết đường hô hấp trên. Với các trường hợp nặng, gây ra tình trạng khó thở, suy hô hấp, suy đa tạng, gây nguy cơ tử vong cao. Bệnh Cúm có thể diễn tiến nặng trên những người có bệnh lý nền: Tim mạch, Hô hấp, Nội tiết... hoặc Người già, Trẻ em dưới 5 tuổi, Phụ nữ mang thai....

Cúm là gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền? 1
Bệnh cúm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không tiêm ngừa phòng tránh

Phòng ngừa bệnh Cúm

Không đặc hiệu: Sử dụng thường xuyên khẩu trang đúng cách, các dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách....

Đặc hiệu: Tiêm phòng vắc xin Cúm hàng năm. 

Vì sao nên tiêm phòng vắc xin Cúm?

Tiêm vắc xin cúm là một biện pháp cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân, đồng thời tránh lây nhiễm bệnh cho cộng đồng. Virus cúm mùa lây lan rất nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những người có sức khỏe yếu và người ở độ tuổi cao. Trong lịch sử, cúm mùa đã gây ra những đại dịch lây lan kinh hoàng, đặc biệt là đại dịch năm 1918 tại Tây Ban Nha, đã cướp đi mạng sống của khoảng 50 triệu người.

Những nghiên cứu dịch tễ gần đây cho thấy rằng căn bệnh cúm mùa sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn, mà sẽ tiếp tục phát triển và biến chủng để thích nghi với các kháng thể tồn tại trong cơ thể. Cúm mùa có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, xơ hóa phổi và thậm chí ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, có thể dẫn đến đột quỵ hoặc ngừng tim đột ngột.

Tiêm vắc xin cúm giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus cúm mùa. Điều này giúp ngăn ngừa hoặc giảm mức độ ảnh hưởng của triệu chứng cúm mùa. Hơn nữa, việc tiêm vắc xin cũng giảm thiểu nguy cơ lây lan virus cho người khác nhờ tạo miễn dịch cộng đồng.

Vắc xin cúm có tác dụng trong bao lâu?

Các vắc xin cúm thường có hiệu lực bảo vệ cao, có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, hiệu lực bảo vệ này thường chỉ kéo dài trong khoảng 6 - 12 tháng do vi rút cúm thường biến đổi và thay đổi kháng nguyên liên tục theo chu kỳ hàng năm. Do đó, các vắc xin ngừa cúm được tiêm phòng trong một năm có thể không còn tác dụng vào năm tiếp theo. Chính vì vậy, chúng ta cần nên tiêm vắc xin cúm hàng năm, đặc biệt là đối với những người có bệnh lý nền, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai... để đảm bảo tính tương đồng giữa chủng virus cúm đang lưu hành và chủng virus cúm có trong vắc xin.

Thông thường, vắc xin cúm không có hiệu quả ngay lập tức, mà cần khoảng 1- 2 tuần sau tiêm, vắc xin mới bắt đầu có tác dụng bảo vệ bạn khỏi một số loại virus cúm.

Một số triệu chứng sau khi tiêm vắc xin cúm

Sau khi thực hiện tiêm vắc xin cúm sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ thường gặp, nhưng thường không kéo dài lâu ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin:

  • Đau nhức, đỏ hoặc sưng ở vị trí tiêm: Đây là tác dụng phụ thông thường và thường kéo dài trong 1 - 2 ngày.
  • Sốt nhẹ: Một số người có thể xuất hiện cơn sốt nhẹ sau tiêm vắc xin. Do đó, bạn cần nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi đủ để giúp sức đề kháng cơ thể tốt. Sốt này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và không gây ảnh hưởng sức khỏe.
  • Đau cơ, khó chịu: Đau cơ và khó chịu cũng là tác dụng phụ phổ biến. Bạn cần nên nghỉ ngơi và chỉ thực hiện các động tác nhẹ tránh tác động đến vị trí tiêm.
Cúm là gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền? 2
Sau khi tiêm ngừa cúm thường xuất hiện tình trạng sốt nhẹ

Tiêm vắc xin cúm giá bao nhiêu?

Hiện nay, có nhiều loại vắc xin cúm mùa đang được phân phối trên thị trường. Hầu hết các loại vắc xin này đều đã được kiểm định và đánh giá về chất lượng, độ an toàn trước khi được tung ra sử dụng rộng rãi. Dưới đây là một số loại vắc xin cúm phổ biến hiện nay:

  • vắc xin Vaxigrip Tetra của Pháp.
  • vắc xin Influvac của Hà Lan.
  • vắc xin Ivacflu-S 0.5ml của Việt Nam.

Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, mức giá bán lẻ tham khảo với mỗi loại vắc xin cúm cụ thể như sau:

  • Giá tiêm vắc xin cúm mùa Vaxigrip Tetra của Pháp: 333.000đ/liều.
  • Giá tiêm vắc xin cúm mùa Influvac của Hà Lan: 333.000đ/liều.
  • Giá tiêm vắc xin cúm mùa Ivacflu-S 0.5ml của Việt Nam: 185.000đ/liều.

Bảng giá tiêm lẻ vắc xin cúm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu mang tính chất tham khảo, mức giá có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm. Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu, bao gồm: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online… bạn nên liên hệ trực tiếp số điện thoại trung tâm tiêm chủng: 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất.

Cúm là gì? Tiêm vaccine cúm bao nhiêu tiền? 3
Tiêm ngừa cúm giúp bạn phòng tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra

Những ai nên tiêm vắc xin Cúm?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), CDC Hoa kỳ.... những đối tượng dưới đây cần nên chủ động tiêm vắc xin cúm ngừa bệnh:

  • Phụ nữ mang thai.
  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi.
  • Người lớn trên 64 tuổi.
  • Những người đang mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, suy thận, đái tháo đường, viêm phổi mãn tính, suy giảm hệ miễn dịch do đang điều trị bệnh hoặc đang mắc bệnh HIV.

Bên cạnh đó, cũng có một số đối tượng không được khuyến nghị tiêm vắc xin Cúm:

  • Những người quá mẫn cảm với các thành phần của vắc xin Cúm.
  • Những người đang trong tình trạng sốt hoặc sốt cao hoặc bị mắc bệnh cấp tính.
  • Những người bị dị ứng nặng với trứng Gà, Thịt Gà. Chỉ nên tiêm tại cơ sở y tế và cân nhắc kĩ giữa lợi ích và nguy cơ.
  • Những người đã từng mắc hội chứng Guillain-Barré trong khoảng thời gian 6 tuần sau khi tiêm vắc xin cúm.

Vắc xin cúm có ảnh hưởng đến mẹ bầu không?

Cúm có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai. Bởi sự suy giảm hệ miễn dịch trên phụ nữ trong quá trình mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng từ bệnh Cúm mùa. Do đó, phụ nữ mang thai thường có nguy cơ gánh nặng bệnh tật hoặc tử vong do bệnh Cúm.

Việc tiêm vắc xin cúm mùa giúp cơ thể kích thích hệ miễn dịch sinh kháng thể để bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh Cúm. Những kháng thể này có thể bảo vệ thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ, đồng thời giúp bảo vệ bé trong những tháng đầu đời, sau khi chào đời qua Miễn dịch thụ động tự nhiên của Mẹ, . Bởi vì trẻ dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch chưa đảm bảo sinh kháng thể để tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm. Nếu bạn cho trẻ bú sữa mẹ, những kháng thể cũng có thể được truyền cho con qua sữa mẹ.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “tiêm vắc xin cúm có giá bao nhiêu?”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về bệnh cúm, đồng thời cân nhắc tiêm ngừa để giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, tăng cường và bảo vệ sức khỏe tối ưu nhé.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một trung tâm uy tín, chất lượng cao trong lĩnh vực tiêm chủng. Tại Long Châu, bạn có thể tiêm chủng vắc xin với sự an tâm về chất lượng dịch vụ, thuốc chính hãng cùng đội ngũ chuyên nghiệp hỗ trợ khách hàng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết mang lại dịch vụ tiêm chủng an toàn, hiệu quả và chất lượng cho mọi khách hàng.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm