Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Ngày 17/05/2022
Kích thước chữ

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi rất kỳ diệu, đây là giai đoạn bé con có những thay đổi rõ rệt nhất cả cơ thể lẫn hành động. Theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm về quá trình trưởng thành của bé.

Tháng thứ 3 sẽ là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi và phát triển rõ ràng nhất của bé yêu. Tuy nhiên, sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi còn phụ thuộc khá nhiều yếu tố ảnh hưởng bên ngoài.

Tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi 1 Theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi để hiểu thêm cơ thể con trẻ

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thay đổi toàn diện như thế nào?

Thay đổi về cơ thể

Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, cân nặng của trẻ 3 tháng tuổi sẽ tăng khoảng 30% so với khi sinh. Từ đó cơ thể và các hoạt động của bé cũng sẽ có sự thay đổi rõ rệt hơn:

  • Bắt đầu cầm nắm: Trẻ 3 tháng tuổi đã có thể bắt đầu cầm nắm đồ vật một cách rất chặt, ví dụ bé cầm đồ chơi, ngón tay mẹ hoặc áo, quần,...
  • Ngẩng đầu nhiều hơn: Phần cổ có bé sẽ bắt đầu hoạt động nhiều hơn, bé có thể ngẩng cao đầu ở góc 90 độ.
  • Bắt đầu học ngồi: Cơ thể bé phát triển cũng là lúc bé bắt đầu học ngồi. Nếu có sự giúp đỡ của phụ huynh trẻ 3 tháng tuổi có thể ngồi khá vững vàng.
  • Hình thành thói quen: Ở tháng thứ 3 sau khi ra đời, bé con đã có thể tự hình thành một số thói quen cho cơ thể. Ví dụ thích mút tay, nhận biết được mùi hương quen thuộc của người thân, biết học đòi người và hình thành một số sở thích riêng. 

Thay đổi về não bộ

  • Tăng thị lực: Theo các nghiên cứu của bác sĩ ở tháng thứ 3 sau khi chào đời thị lực của trẻ có bước thay đổi rõ rệt hơn. Trẻ có thể nhận biết các vật thể cách xa bản thân từ 20-38cm. Hoặc thay đổi rõ nhất là trước đó trẻ chỉ có thể theo dõi đồ vật bằng cách liếc qua, liếc lại thì hiện nay đã có thể theo dõi đồ vật với 1 góc quay 180 độ. 
  • Tăng khả năng tập trung: Bé 3 tháng tuổi đã có thể tập trung vào một đồ vật mà nó chú ý. Hình thành sự tò mò nhất định về các loại đồ vật xung quanh. 
  • Tăng thính lực: Em bé bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các tiếng ồn xung quanh. Từ đó là tiềm lực để bé phát triển khả năng nói. 
Tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi Bước vào giai đoạn 3 tháng tuổi con trẻ bắt đầu có những thay đổi rõ ràng hơn

Bắt đầu học ngôn ngữ

Ở độ tuổi này các bác sĩ khuyến khích phụ huynh nên trò chuyện nhiều hơn với bé. Đây là thời điểm bé có khả năng lắng nghe giọng nói, âm thanh. Ba mẹ có thể giúp con bắt đầu học cách phát triển ngôn ngữ thứ hai bằng cách cho bé nghe nhạc bằng tiếng nước ngoài. Hãy lặp đi lặp lại những lời nói, trò chuyện với bé nhiều hơn để thúc đẩy khả năng ngôn ngữ đang được hình thành. 

Tuy nhiên, hãy để trẻ tránh xa các thiết bị điện tử. Trẻ dưới 18 tháng không nên sử dụng thiết bị điện tử để dạy trẻ nghe hoặc nói. 

Bí quyết chăm sóc sức khỏe trẻ 3 tháng tuổi tốt nhất

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi luôn ảnh hưởng trực tiếp đến các giai đoạn trưởng thành sau của bé. Vì thể các mẹ nên tham khảo một số bí quyết chăm sóc em bé khỏe mạnh và an toàn. Ví dụ:

  • Thường xuyên chơi đùa với con, nói chuyện hoặc hoạt động. Giúp bé tăng khả năng phản ứng với hành động và âm thanh. 
  • Hạn chế cho bé 3 tháng tuổi sử dụng các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Kể cả sữa bò hay nước trái cây đều nên hạn chế. Bởi hệ tiêu hóa vừa hình thành của bé còn yếu và rất nhạy cảm. Bên cạnh đó, hãy thiết lập quy tắc giờ giấc mẹ cho bú cho bé khoa học hơn.
  • Cho bé ra ngoài nhiều hơn, tiếp xúc với thế giới bên ngoài để tăng tính tò mò. Hỗ trợ nâng cao phát triển trí tuệ và khả năng thích ứng của trẻ. 
Tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi 3 Nắm vững các bí quyết chăm trẻ 3 tháng tuổi để con luôn khỏe mạnh

Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng

Khi trẻ được 3 tháng tuổi nếu có gặp bất cứ vấn đề gì về sữa mẹ, ví dụ bạn bị tắc sữa, áp lực tâm lý khiến sữa giảm hãy cố gắng thư giãn bản thân. Chọn cho mình một chế độ dinh dưỡng tăng sữa phù hợp. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi Hoa Kỳ không nên cho trẻ 3 tháng tuổi ăn thêm bất cứ thứ gì ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Không nên cho bé ăn dặm quá sớm. 

Giấc ngủ

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cũng có những tác động không nhỏ đến giấc ngủ của bé. Thông thường ở độ tuổi này trẻ sẽ có giấc ngủ kéo dài từ 7 đến 9 tiếng. Chú ý đến những biểu hiện mệt mỏi của bé và cho bé đi ngủ ngay khi có nhu cầu. 

Tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi 4 Cần cho bé ngủ đủ giấc để đảm bảo sự phát triển

Răng miệng

Trẻ ở tháng thứ 3 hoàn toàn có thể mọc răng sớm, dấu hiệu cho thấy mọc răng sớm đó là trẻ chảy nước miếng nhiều. Tuy nhiều bác sĩ khuyến cáo trẻ 6 tháng tuổi mới có thể bắt đầu mọc răng nhưng nếu trẻ sơ sinh mọc răng sớm phụ huynh hoàn toàn không cần lo lắng quá nhiều. Bởi mọc răng sớm không phát là dấu hiệu xấu trong quá trình phát triển của trẻ. 

Trên đây là tất tần tật thông tin về sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Hy vọng những thông tin trên bài mà chúng tôi cung cấp hữu ích đối với bạn. 

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.