Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tinh dầu đuổi muỗi và diệt côn trùng tốt hay hại cho sức khoẻ?

Ngày 24/07/2023
Kích thước chữ

Mùa mưa đang đến, đây là mùa sinh sôi nảy nở của loài muỗi. Muỗi là một loài côn trùng mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, điển hình là bệnh sốt xuất huyết. Để ngăn bị muỗi đốt có rất nhiều biện pháp, một trong số đó là sử dụng tinh dầu đuổi muỗi. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng liệu có an toàn khi sử dụng tinh dầu đuổi muỗi và diệt côn trùng?

Hiện nay có rất nhiều loại tinh dầu đuổi muỗi và diệt côn trùng đang được rao bán với giá thành và nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Đã có một số trường hợp bị ngộ độc tinh dầu, chính vì thế nên có rất nhiều người quan tâm đến loại tinh dầu đuổi muỗi và côn trùng nào không gây hại cho sức khỏe, nhất là khi mùa mưa đang đến.

Dấu hiệu ngộ độc tinh dầu đuổi muỗi và diệt côn trùng

Hiện nay, các loại tinh dầu đuổi muỗi khác nhau được bày bán dưới nhiều hình thức nhiều giá cả và xuất xứ khác nhau. Tuy nhiên, về chất lượng và nguồn gốc thì ít sản phẩm có thể đảm bảo được, đặc biệt là các sản phẩm tinh dầu được quảng cáo tràn lan trên thị trường và có giá thành rẻ nên thu hút rất nhiều người tiêu dùng. Những sản phẩm này đa số là hương liệu tổng hợp, chất lượng kém, do đó người mua sử dụng có thể gây ngộ độc.

Đây là tình trạng không hiếm ở các bệnh viện, các ca ngộ độc các chất hoá học như toluen, aceton, formaldehyde,... có trong các lọ tinh dầu đuổi muỗi và diệt côn trùng được ghi nhận rất nhiều. Ngộ độc tinh dầu tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà có thể gặp các triệu chứng sau mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, nôn hoặc buồn nôn, kích động, nặng nhất là suy hô hấp và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tinh dầu đuổi muỗi và diệt côn trùng, tốt hay hại cho sức khoẻ?
Ngộ độc tinh dầu đuổi muỗi có thể gây suy hô hấp

Do vậy, người tiêu dùng đặc biệt là các bà nội trợ cần tỉnh táo trong việc lựa chọn tinh dầu đuổi muỗi sử dụng cho gia đình, nên sử dụng các loại tinh dầu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được đảm bảo chất lượng.

Một số sản phẩm tinh dầu đuổi muỗi và diệt côn trùng chất lượng

Dưới đây là hai sản phẩm tinh dầu đuổi muỗi an toàn và lành tính đối với sức khỏe người dùng mà bạn có thể tham khảo:

Tinh dầu bạch đàn chanh Kutieskin

Tinh dầu bạch đàn chanh Kutieskin là sự kết hợp của các loại tinh dầu thiên nhiên như bạch đàn chanh, cam ngọt, bạc hà, tràm trà, khuynh diệp, hương thảo và hạnh nhân,.. mang lại công dụng ngăn ngừa muỗi và côn trùng, làm dịu các vết côn trùng một cách hiệu quả.

Sản phẩm đến từ thương hiệu Kutieskin, đây là một thương hiệu uy tín với các sản phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai. Đồng thời, các thành phần có trong tinh dầu bạch đàn chanh Kutieskin cũng đã đạt chứng nhận COSMOS Organic, đảm bảo an toàn và lành tính cho trẻ nhỏ.

Tinh dầu đuổi muỗi và diệt côn trùng, tốt hay hại cho sức khoẻ? 2
Tinh dầu bạch đàn chanh Kutieskin giúp đuổi muỗi và diệt côn trùng

Một số ưu điểm của tinh dầu bạch đàn Kutieskin:

  • Hiệu qủa đuổi muỗi duy trì từ 4 - 8 giờ.
  • Giúp dưỡng da, bảo vệ da, làm dịu vết sưng tấy khi bị muỗi cắn.
  • Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ kháng khuẩn, bảo vệ đường hô hấp. trong trường hợp bị viêm xoang, ho, ngạt mũi, cảm cúm,...

Cách dùng:

  • Đuổi muỗi và ngừa côn trùng đốt: Nhỏ 1 - 2 giọt trên tay, thoa đều lên vùng da, tránh để tinh dầu rơi vào mắt, dùng lại sau 4 - 5 giờ nếu cần thiết. Nên thoa lại sau khi bơi lội, tiếp xúc với nước, hoạt động ngoài trời, chơi thể thao đổ nhiều mồ hôi,...
  • Làm dịu vết sưng tấy: Nhỏ 1 - 2 giọt tinh dầu, thoa lên vùng da tổn thương, chú ý làm sạch và lau khô da trước khi bôi, bôi 3 - 5 lần/ngày.
  • Xông phòng: Nhỏ vài giọt vào máy xông tinh dầu hoặc thoa dưới bàn chân để lưu hương thơm.

Tinh dầu sả chanh Thảo Nguyên

Có nhiều loại tinh dầu đuổi muỗi và côn trùng trên thị trường cũng chiết xuất từ sả chanh. Tinh dầu hương sả chanh Thảo Nguyên với công dụng khử khuẩn, đuổi muỗi và côn trùng là một trong những sản phẩm được nhiều người ưa chuộng.

Bạn có thể dùng tinh dầu sả chanh Thảo Nguyên pha với nước để xông hơi, cách này sẽ giúp làm ấm phổi, sát khuẩn cơ thể và giải cảm. Hoặc bạn có thể để nguyên chất tinh dầu dùng với máy xông phun sương, máy phun khử khuẩn có tia cực tím để xông phòng, giúp đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả.

Tinh dầu đuổi muỗi và diệt côn trùng, tốt hay hại cho sức khoẻ? - 3
Tinh dầu đuổi muỗi và côn trùng, khử khuẩn Thảo Nguyên hương sả chanh

Ưu điểm của tinh dầu sả chanh Thảo Nguyên:

  • Giúp đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả, thanh lọc không khí, khử khuẩn và chống virus.
  • Hương thơm sả chanh giúp thư giãn tinh thần, giải toả áp lực, stress.
  • Tinh dầu có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, làm ấm phổi.
  • Ngoài ra còn có tác dụng chống ho, cảm lạnh, đau đầu.

Cách dùng:

  • Xịt lên tay để khử khuẩn ở nơi công cộng.
  • Xịt vào không khí hoặc khẩu trang khi ra ngoài giúp kháng khuẩn, chống virus.
  • Dùng với máy xông tinh dầu để xông phòng, đuổi muỗi và côn trùng.

Sử dụng tinh dầu đuổi muỗi và côn trùng đúng cách

Để tránh nguy cơ ngộ độc do tinh dầu đuổi muỗi, hãy sử dụng tinh dầu đuổi muỗi đúng cách:

  • Hãy chọn lựa những loại tinh dầu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
  • Không nên sử dụng tinh dầu liên tục.
  • Lựa chọn không gian thoáng mát để đặt máy xông tinh dầu.
  • Thông thái trong việc lựa chọn tinh dầu, tìm hiểu kỹ về bảng thành phần và cách sử dụng.
  • Nếu xuất hiện dấu hiệu ngộ độc, hãy nhanh chóng ra khỏi khu vực có tinh dầu hoặc mở hết tất cả các cửa nếu có thể. Sau đó hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất.
Tinh dầu đuổi muỗi và diệt côn trùng, tốt hay hại cho sức khoẻ? 4
 Lựa chọn không gian thoáng mát đặt máy xông tinh dầu.

Mùa mưa là mùa các loài muỗi và các loài côn trùng sinh sôi nảy nở, sử dụng tinh dầu đuổi muỗi là một biện pháp hay giúp giải quyết vấn đề côn trùng đốt trong nhà. Để tránh các trường hợp tinh dầu gây ngộ độc, hay lựa chọn và sử dụng tinh dầu đuổi muỗi thật đúng cách sẽ giúp tinh dầu phát huy công dụng của nó.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm