Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tổng hợp các cách trị hắc lào bằng củ riềng phổ biến hiện nay

Ngày 02/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bạn hoàn toàn có thể chữa trị hắc lào nhẹ bằng các phương pháp hữu hiệu tại nhà, trong đó cách chữa hắc lào bằng củ riềng đang được rất nhiều người truyền tai nhau.

Hắc lào là một bệnh không còn xa lạ với cả những người thiếu niên lẫn trung niên, đây là một bệnh lý phổ biến trên da mà nam nữ đều có thể nhiễm. Khi bị nhiễm hắc lào thường sẽ khiến chúng ta ngứa ngáy, đau rát nhẹ rất khó chịu. Ở những người bị hắc lào ở các vùng bên ngoài như mặt, tay, chân, cổ gáy thì sẽ gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống thường nhật.

Tổng hợp các cách trị hắc lào bằng củ riềng phổ biến hiện nay 1 Hắc lào gây ra ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh

Bên cạnh đó, nếu hắc lào lên ở những vị trí như mông, bụng, bẹn háng, vùng kín, đùi, nách thì sẽ khó vệ sinh vùng nhiễm bệnh. Bệnh hắc lào có thể khó điều trị và lan ra rộng hơn vì những vùng này thường rất bí bách, ẩm ướt.

Chính vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu của mầm bệnh thì nên tìm cách chữa hắc lào ngay nhé.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào là bệnh do nấm ký sinh trên da, gây tổn thương vùng da đó. Bệnh phát triển nhanh ở môi trường ẩm nên với những vùng da dễ bị ẩm trên cơ thể sẽ dễ nhiễm hắc lào và lây lan nhanh nhất. Chính vì vậy hãy luôn chú ý da của mình nếu có những dấu hiệu sau thì dễ là bạn đang nhiễm hắc lào.

Khi da của bạn xuất hiện một vài mảng da bong vảy, mảng da này hình tròn đồng xu, có màu hồng nhẹ hoặc đỏ. Vết tròn trên da có thể hơi sưng nhô lên gây ngứa. Sau một thời gian nó có khả năng lan ra lớn hơn, nhiều hơn trên da.

Hắc lào lên trên da đầu thì có thể sẽ khiến chúng ta rụng tóc, hói mảng da đầu nhiễm hắc lào.

Hắc lào được chia làm các mức độ bệnh từ nặng đến nhẹ như sau:

  • Vừa chớm bị hắc lào, tình trạng bệnh nhẹ: Hắc lào mới nổi vài đốm nhỏ trên da, chưa lan rộng, chưa gây ra tình trạng viêm nhiễm trùng, chàm hóa.
  • Tình trạng bệnh lan rộng dưới 50cm2, bắt đầu nặng: Bắt đầu xuất hiện các mầm bệnh ẩn dưới da, hắc lào đã lan rộng và có thể bị nhiễm trùng. Giai đoạn này khó trị và có thể chàm hóa.
  • Bị hắc lào nặng, có vết lan ở da dưới 200cm2: Mầm bệnh ẩn đã ăn sâu vào da, lan rộng và gây ra nhiễm trùng nặng. Quá trình điều trị khó khăn hơn cho người bệnh.
  • Bị hắc lào lên toàn thân: Có 3 dạng bị toàn thân, chỉ bị lan rộng, chỉ bị nhiễm trùng và vừa bị nhiễm trùng vừa bị lan rộng.
  • Bị hắc lào mãn tính: Mầm bệnh không chỉ ẩn dưới da mà đã ăn vào máu. Hắc lào toàn thân càng không chữa sẽ bị ăn vào máu. Vẫn trị được nhưng tốn thời gian tạo kháng thể để tránh bị lại.
Tổng hợp các cách trị hắc lào bằng củ riềng phổ biến hiện nay 2 Hắc lào có thể "nhân bản" ra các vùng khác trên da

Bệnh nhân bị nhiễm hắc lào nên giữ vững tâm lý, không quá căng thẳng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hắc lào hoàn toàn có thể chữa khỏi nhất là giai đoạn mới hình thành bệnh. Ở giai đoạn này chúng ta có thể thử các biện pháp trị dân gian tại nhà như chữa hắc lào bằng riềng.

Công dụng tuyệt vời của củ riềng

Không chỉ nổi tiếng trong ẩm thực, củ riềng cũng được biết đến nhiều công dụng tuyệt vời trong y học cổ truyền.

Tổng hợp các cách trị hắc lào bằng củ riềng phổ biến hiện nay 3 Củ riềng có vị cay nồng, thơm, có nhiều tác dụng trong hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị bệnh

Củ riềng có vị cay nồng, thơm, có nhiều tác dụng trong hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị bệnh như: phòng ngừa ung thư, tăng cường tuần hoàn máu, làm ấm đỡ đau bụng khi đến kinh kỳ, hỗ trợ tiêu hóa, tăng miễn dịch và tiêu diệt vi khuẩn,...

Các nghiên cứu cho thấy riềng có tác dụng trong việc khử trùng và kháng nấm da. Chính vì vậy khi hắc lào còn chưa lây lan diện rộng và viêm loét, chàm hóa, người bệnh có thể dùng củ riềng để chữa hắc lào. Điều này sẽ ức chế các nấm sợi lây lan trên da, tăng cường miễn dịch bảo vệ cho da.

3 cách trị khỏi hắc lào bằng riềng an toàn được nhiều người áp dụng

Dùng củ riềng trị hắc lào là một trong những phương pháp trị hắc lào hữu hiệu hiện nay. Cùng tham khảo ngay 3 cách này nhé!

Đắp củ riềng tươi lên da trị hắc lào

Cách chữa hắc lào này nghe có vẻ đơn giản nhưng đem lại hiệu quả rất cao trong việc chống khuẩn, viêm cho vùng da bị hắc lào. Phương pháp này sẽ giúp ức chế sự lây lan rộng rãi của bệnh và cũng dễ dàng thực hiện.

Tổng hợp các cách trị hắc lào bằng củ riềng phổ biến hiện nay 4 Đắp riềng tươi chữa hắc lào

Cách làm nhanh chóng là gọt vỏ rồi rửa sạch củ riềng, để củ riềng ráo nước. Sau đó đem đi giã nát và đắp riềng lên vùng da nhiễm hắc lào. Có thể dùng băng để quấn lại và để trong 60 phút rồi tháo ra rửa sạch vùng da đó. Mỗi ngày đắp một lần để thấy hiệu quả sau 1 tuần thực hiện. 

Lưu ý là cần vệ sinh sạch sẽ vùng nhiễm hắc lào trước khi đắp riềng nhé!

Trộn chanh với củ riềng chữa hắc lào

Đây cũng là một phương pháp được nhiều người sử dụng điều trị hắc lào. Chanh tươi có tác dụng sát khuẩn, làm sạch vùng nhiễm bệnh để ngăn ngừa bội nhiễm. Cách này phù hợp với những bạn bị hắc lào có nhiều vảy bong tróc. 

Tổng hợp các cách trị hắc lào bằng củ riềng phổ biến hiện nay 5 Trộn chanh với củ riềng chữa hắc lào

Dùng 1 củ riềng ép lấy nước rồi trộn với nước cốt của nửa trái chanh tươi rồi bôi lên da nhiễm bệnh, để trong 15 - 20 phút rửa sạch với nước ấm. Thực hiện 1 - 2 lần trong ngày để trị hắc lào.

Chữa hắc lào bằng riềng ngâm với rượu 

Với những người bị sưng, ngứa nhiều khi nhiễm hắc lào thì đây là một phương pháp phù hợp. Riềng ngâm rượu sẽ giúp người bị hắc lào giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau sưng khó chịu.

Cách làm đơn giản tại nhà là dùng vài củ riềng rửa sạch thái mỏng. Sau đó sắp riềng vào hũ thủy tinh, đổ rượu vào thấy lấp xấp riềng là được. Ngâm hỗn hợp từ 3 - 5 ngày rồi bôi vào vùng bị hắc lào. Sử dụng 2 - 3 lần trên ngày để điều trị hắc lào.

Trên đây là 3 cách chữa hắc lào bằng riềng phổ biến mà lại hiệu quả hiện nay. Khi hắc lào còn nhẹ hãy thực hiện các biện pháp này mỗi ngày để đẩy lùi hắc lào nhé.

Minh Hạnh

Nguồn Tham Khảo: Tổng  Hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm