Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sặc sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 2 tuổi). Nếu ba mẹ không để ý kỹ và không biết cách xử lý khi bé bị sặc thì sữa có thể lọt vào đường thở, khiến trẻ ngừng thở, co giật, tím tái người, trẻ không sơ cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Các bậc phụ huynh cần học cách chăm con, nuôi con, phòng tránh tình trạng sặc sữa ở trẻ nhỏ. Vì vậy cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý kịp thời khi con trẻ bị sặc sữa qua bài viết sau đây.
Khi các bậc cha mẹ cho trẻ bú bình nhưng núm vú để xa, miệng trẻ ngậm không kín, bình sữa dốc không đủ cao. Hậu quả là trẻ nuốt nhiều hơi khi bú, dẫn đến chướng bụng, nôn sau bú.
Lỗ thông đục ở đầu vú cao su to quá, sữa chảy nhanh, mạnh làm trẻ nuốt không kịp. Các bà mẹ thường ép trẻ bú quá nhiều, dẫn đến trớ sữa. Có khi cha mẹ bóp mũi cho trẻ há miệng ra để đổ sữa, bột vào, làm bé sặc sữa lên mũi. Ba mẹ hãy tìm hiểu những cách cho con bú sữa mẹ đúng để tránh trường hợp sặc sữa ở trẻ nhỏ.
Tập cho trẻ có thói quen vừa ăn vừa ngủ: Nhiều mẹ có thói quen cho bé nằm bú bình, trẻ vừa ăn vừa ngủ. Tuy nhiên trong lúc bú rất có thể bé sẽ ngủ quên, miệng ngậm núm vú vẫn chảy nhưng không hề nuốt. Khi thở mạnh bé vô tình hít sữa lên mũi vào khí quản, phế quản, dẫn đến tình trạng sặc sữa lên mũi, khó thở. Cho con bú đúng cách với đúng tư thế là điều vô cùng quan trọng để hạn chế tình trạng này,
Đặt trẻ nằm ngay sau lúc bú: Trẻ sơ sinh đang bú hoặc sau khi bú thường chìm vào giấc ngủ luôn. Nhiều mẹ thấy vậy thường đặt bé nằm ngủ cố định ở tư thế ngửa đầu. Điều này rất nguy hiểm vì mới ăn no nên khả năng sặc sữa lên mũi rất cao, thêm việc không thể tự xoay đầu khiến bé không thể tự thoát khỏi cơn ngạt, khó thở.
Lơ là, không theo dõi trẻ thường xuyên sau bú (nhiều trường hợp trẻ bị tử vong do sặc mà cha mẹ vẫn không biết). Trẻ 3 - 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết nói chuyện, nên người vừa cho bú vừa nói chuyện, trẻ mải hóng chuyện, ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt, lúc thích chí, trẻ toét miệng cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc sữa lên mũi.
Ngoài ra những vấn đề về sức khỏe cũng khiến trẻ dễ bị sặc sữa:
Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa chính xác bà mẹ cần phải được thực hiện theo những bước sau. Lưu ý nếu sau mỗi bước mà bé đã thở ổn định bình thường thì không cần làm các bước tiếp theo.
Để phòng tránh sặc sữa ở trẻ thì các mẹ nên cho bé bú đúng cách, vừa đủ lượng sữa. Núm vú phải phù hợp với miệng trẻ, lỗ núm vú phù hợp, tránh trường hợp quá nhỏ làm cho trẻ phải gắng sức khi bú. Ngược lại nếu lỗ núm vú quá to, sữa xuống quá nhiều làm trẻ nuốt không kịp, trẻ dễ bị sặc, ói khi bú. Không đặt bình sữa nằm ngang, sữa ngập trong núm vú tránh cho trẻ bú vừa sữa vừa hơi. Pha sữa đúng cách. Chọn thời điểm bú thích hợp, tư thế bú phải đúng.
Sau khi cho trẻ bú xong, bế trẻ theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi. Sau đó, nhẹ nhàng đặt trẻ nằm, kê gối hơi cao dưới vai, đầu tránh gập cổ, gập bụng. Nếu mẹ làm đúng theo các hướng dẫn trên đảm bảo sẽ hạn chế được tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.