Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Tuyết Ly
Mặc định
Lớn hơn
Dây gắm có tên khoa học là Gnetum montanum Markgr. thuộc họ Gnetaceae, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á. Dây gắm thường được người dân sử dụng trong chữa phong thấp, đau xương, rối loạn kinh nguyệt, rắn cắn. Nước sắc từ dây gắm dùng giải độc, chữa sốt, sốt rét hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy dây gắm có chứa nhiều hợp chất quan trọng có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan.
Tên Tiếng Việt: Dây gắm.
Tên khác: Dây gắm còn được gọi là dây gấm lót, gắm núi, gấm, vương tôn, dây mấu, dây sót, băn thàn muôi (Thái), muôi (Tày), k’lọt (K’ho), viàng múi nhây (Dao).
Tên khoa học: Gnetum montanum Markgr., Gnetum scandens Roxb., Gnetum edule Kurz., Gnetum latifolium Parl. Thuộc họ Gắm Gnetaceae.
Dây gắm là loại dây leo thân gỗ, thường xanh quanh năm, có khả năng phát triển chiều dài từ 10 đến 12m, đôi khi có thể dài hơn trong điều kiện môi trường thuận lợi. Thân cây khá to, cứng cáp, các cành thường phình to rõ rệt ở các đốt. Vỏ ngoài có màu nâu đen, đôi khi bị róc ra từng mảnh nhỏ theo thời gian hoặc khi cây già. Lá dây gắm mọc đối xứng, hình dạng lá trứng thuôn dài, khá dày và nhẵn mịn. Mặt trên của lá có màu xanh sẫm bóng, trong khi mặt dưới lại có màu xanh nhạt hơn. Đầu lá thường nhọn, mỗi lá có thể đạt chiều dài tối đa 30cm và chiều rộng lên tới 10cm.
Hoa của dây gắm có đặc điểm khác gốc, tức là hoa đực và hoa cái không mọc chung trên cùng một cây. Cụm hoa cái, hay còn gọi là nón cái, thường bao gồm nhiều "hoa" nhỏ, mọc thành chùm phân nhánh từ hai đến ba lần. Trên các chùm này, lá noãn xếp thành vòng thưa thớt, mỗi vòng bao gồm từ 5 đến 7 lá noãn cụm. Hoa đực (nón đực) thường có chiều dài khoảng 8cm, mọc tập trung ở các mấu của cành cây, phân nhánh hai lần.
Quả của dây gắm thuộc dạng quả hạch, cuống ngắn và có hình bầu dục. Kích thước quả thường dao động từ 12mm đến 26mm chiều dài và 11mm đến 13mm chiều rộng. Bề mặt vỏ quả nhẵn bóng, khi chín chuyển sang màu vàng đỏ đặc trưng. Quả dây gắm chứa hạt lớn, là bộ phận quan trọng trong tái sinh tự nhiên của cây. Dây gắm thường nở hoa vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 và đậu quả từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm, góp phần làm đa dạng thêm hệ sinh thái rừng nơi cây sinh trưởng.
Chi Gnetum L. phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á; một số loài còn được tìm thấy ở nhiệt đới châu Phi và Nam Mỹ. Trên thế giới, dây gắm thường gặp ở các nước như Lào, Ấn Độ, Malaysia và Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, chi Gnetum L. có khoảng 5 – 6 loài, trong đó dây gắm là loài phổ biến nhất. Loài cây này mọc hoang rộng rãi tại các vùng rừng núi trên khắp đất nước, từ những khu rừng có khí hậu lạnh như Sapa đến các khu vực nóng ẩm ở Hà Giang, Tuyên Quang và Hà Tây đều có thể dễ dàng tìm thấy.
Dây gắm thường sinh trưởng mạnh trong các kiểu rừng kín thường xanh ẩm ướt. Những cây dây gắm lớn có thể đạt chiều dài lên tới 20m, với lá tập trung nhiều ở các cành nhỏ. Hằng năm, dây gắm cho ra hoa và quả đều đặn, một cây lớn có thể cho năng suất hơn 10kg quả (hạt). Nhờ khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt rất tốt, loài cây này có sức sống bền bỉ trong môi trường rừng tự nhiên. Trong giai đoạn cây còn nhỏ, dây gắm thường ưa ẩm và thích sống trong bóng râm, đây là điều kiện thuận lợi giúp cây phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh.
Nguồn dược liệu từ dây gắm ở Việt Nam được đánh giá là khá phong phú. Trước năm 1990, ngành y tế thường xuyên khai thác và thu mua dây gắm để làm dược liệu. Tuy nhiên, những năm gần đây, lượng thu mua dây gắm đã giảm dần. Dây gắm thường là mục tiêu bị chặt bỏ trong quá trình tu bổ và khai thác rừng, nhưng phần gốc cây còn lại vẫn có khả năng tái sinh thành cây chồi mới, khỏe mạnh và phát triển tiếp.
Dây gắm có thể được thu hoạch quanh năm. Sau khi thu hái, cây được rửa sạch, thái thành lát mỏng và phơi khô để bảo quản và làm thuốc. Đây là nguồn nguyên liệu dược liệu tự nhiên quý giá với nhiều công dụng trong Y học cổ truyền và hiện đại.
Bộ phận được sử dụng trong điều trị của dây gắm là thân cây và rễ cây.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy dây gắm chứa các hợp chất flavonoid và saponin, có khả năng sinh học như kháng khuẩn, chống oxy hóa và ức chế các enzyme α-amylase và α-glucosidase. Các alkaloid - hợp chất hữu cơ chứa nitơ - cũng được báo cáo là có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ.
Theo nghiên cứu của Ông Bỉnh Nguyên cùng cộng sự vào năm 2024, dây gắm chứa một loạt các hợp chất như tinh dầu, triterpenoid, chất béo, anthraquinon, alkaloid, antraglycosid, flavonoid, saponin, tannin, chất khử và acid hữu cơ. Nhờ vào sự có mặt của các thành phần chính này, dây gắm được xác định là có nhiều hoạt tính sinh học đáng kể như kháng khuẩn, chống oxy hóa và hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
Nghiên cứu cũng cho thấy các loại cao chiết từ dây gắm có hiệu quả ức chế hai chủng vi khuẩn P. aeruginosa và E. coli. Đặc biệt, cao chiết n-hexan và cao toàn phần có khả năng kháng khuẩn với ba chủng vi khuẩn là S. aureus, P. aeruginosavà E. coli. Trong số đó, cao chiết ethyl acetat thể hiện khả năng kháng khuẩn mạnh nhất khi ức chế được cả bốn chủng vi khuẩn.
Về khả năng chống oxy hóa, các cao chiết dây gắm đã cho thấy hiệu quả tốt trong thí nghiệm dập tắt gốc tự do DPPH, trong đó cao nước có hoạt tính mạnh nhất với giá trị IC50 là 16,68 µg/ml. Ngoài ra, khả năng ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của các cao chiết dây gắm cũng vượt trội hơn so với acarbose. Cao ethyl acetat thể hiện khả năng ức chế α-amylase mạnh nhất, gấp 27 lần so với đối chứng, trong khi cao nước và cao toàn phần lại có khả năng ức chế α-glucosidase cao gấp 6 lần so với đối chứng.
Theo Y học cổ truyền, dây gắm có vị đắng, tính ôn, có tác dụng trừ thấp, khu phong, hoạt huyết, hoá ứ, dùng để:
Chống ung thư
Theo nghiên cứu của Xianglong Pan và cộng sự vào năm 2022, chiết xuất từ dây gắm đã chứng minh rõ rệt hoạt tính chống ung thư cả trong ống nghiệm (in vitro) và trên động vật thí nghiệm (in vivo) đối với các tế bào SW480.
Chiết xuất này có khả năng ức chế sự tăng trưởng và lan rộng của tế bào thông qua cơ chế kích hoạt apoptosis (quá trình chết tự nhiên của tế bào) và ngăn chặn chu kỳ tế bào ở pha G2/M, đồng thời ức chế con đường truyền tín hiệu AKT.
Điều này cho thấy dây gắm có tiềm năng trở thành một liệu pháp bổ trợ trong điều trị ung thư đại tràng.
Bảo vệ gan và chống oxy hoá
Nghiên cứu của Nguyễn Bá Anh và cộng sự năm 2014 đã phát hiện rằng cao lỏng chiết từ dây gắm ở mức liều 8 g dược liệu/kg trọng lượng cơ thể có khả năng bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương do tác động của PAR liều 400 mg/kg trên chuột nhắt trắng. Ở mức liều này, cao lỏng dây gắm không làm giảm trọng lượng gan cũng như không ảnh hưởng đến hàm lượng malonyl dialdehyd trong dịch đồng thể gan, cho thấy tác dụng bảo vệ gan mà không gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc tế bào gan.
Chống viêm, giảm đau
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt cùng cộng sự vào năm 2023 trên mô hình chuột cho thấy cao chiết từ dây gắm có khả năng chống viêm và giảm đau rõ rệt, với hiệu quả khác nhau tùy theo mức liều:
Dây gắm dùng hàng ngày với liều khoảng 15 – 30g dưới dạng ngâm rượu hoặc thuốc sắc. Có thể dùng dây gắm riêng lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh các bệnh khác nhau.
Chữa đau nhức gân xương, tê thấp
Rễ dây gắm, rễ rung rúc, vỏ cây hoa giẻ, vỏ thân ngũ gia bì chân chim, mỗi thứ 80g, rễ bướm bạc, rễ tầm xuân, rễ bưởi bung, rễ sâm nam, rễ cỏ xước, rễ ô dược, tầm gửi cây dâu, rễ bạch đồng nữ, rễ xích đồng nam, mỗi thứ 40g, rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa, mỗi thứ 20g. Thái nhỏ các vị thuốc, phơi khô, ngâm rượu, uống mỗi ngày một chén.
Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh
Rễ dây gắm 20g, ích mẫu 20g, lá đuôi lươn 15g, nhân trần hoặc bồ bồ 15g, bạch đồng nữ hoặc xích đồng nam 15g, nghệ đen 10g, tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Chữa rắn cắn
Lá dây gắm đem giã nhỏ với lá cây đai, đắp lên vết rắn cắn. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Một số lưu ý khi sử dụng dây gắm: