Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Fragrance - Hương liệu dùng trong công nghiệp

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong ngành công nghiệp pha chế hương liệu hóa học, Fragrance có nghĩa là hương thơm. Fragrance là một trong những bí mật làm nên hương thơm và thương hiệu cho nước hoa, mỹ phẩm.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Fragrance là gì?

Fragrance có ý nghĩa là mùi hương, hương liệu là một loại hương thơm bổ trợ cho các sản phẩm. Thuật ngữ này chỉ có một cách giải nghĩa duy nhất là chất có khả năng tạo mùi hương hay hương thơm tổng hợp.

Theo một số thống kê, Fragrance xuất hiện trong rất nhiều các mặt hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau từ đồ gia dụng cho đến các mặt hàng về quần áo, đồ chơi và ngay cả thực phẩm cũng vậy. Có thể nói, mức độ sử dụng của Fragrance là rất lớn, hầu như nhà sản xuất nào cũng liệt kê nó vào danh sách những thành phần không thể thiếu, cả trong quá khứ và hiện tại cũng vậy.

Fragrance là gì? Công dụng của Fragrance là tạo mùi thơm cho sản phẩm
Fragrance có ý nghĩa là mùi hương, hương liệu,… tức là một loại hương thơm bổ trợ cho các sản phẩm

Sự phổ biến của fragrance mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nó. 

  • Fragrance thiên nhiên: Nó có nguồn gốc từ các thành phần lành tính trong tự nhiên như chiết xuất từ hương thơm của các loại hoa hay các loại tinh dầu thiên nhiên. Nó có công dụng lan tỏa mùi hương dễ chịu khi sử dụng mà còn có thẻ điều trị một số bệnh lý hiệu quả. Trong mỹ phẩm nếu bạn thấy có dòng chữ “Natural fragrance” hay “essential oil” thì bạn yên tâm sử dụng mà không lo sợ bất kỳ điều gì nhé.
  • Fragrance hay còn gọi là “parfum”. Hai cái tên này đều có trong danh mục thành phần mỹ phẩm đại diện cho một hỗn hợp phức tạp của rất nhiều hóa chất không an toàn (khoảng 3000 hóa chất được sử dụng để làm Fragrance). Fragrance có mặt trong hầu hết các sản phẩm như nước hoa, lăn khử mùi, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm tiêu dùng như chất tẩy rửa, chất làm mềm cũng như các sản phẩm làm sạch da.

Loại sản phẩm của bạn đang dùng không có cụm từ Natural fragrance hay essential oil mà chỉ có dòng chữ “Fragrance” thì bạn nên chú ý khi sử dụng nó và không nên dùng thường xuyên và hàng ngày nhé.

Fragrance tự nhiên có hương thơm của các loại thực vật và hoa như hoa hồng, hoa oải hương, hoa lài, gỗ sồi, cỏ, gỗ đàn hương v.v được Hiệp hội nước hoa quốc tế IFRA định nghĩa theo tiêu chuẩn Iso 9235 là được tạo ra bằng phương pháp chiết xuất vật lý thuần túy. Vì vậy, nước hoa có thành phần tự nhiên thường dễ bay hơi vì không có sự tác động từ chất hóa học. Loại nước hoa này được ưa chuộng bởi nó không có hóa chất tổng hợp, an toàn với làn da và sức khỏe của họ.

Fragrance là một hỗn hợp chất có cấu trúc khá phức tạp, theo thống kê có xấp xỉ 3000 hóa chất tạo ra fragrance. Để tạo ra Natural fragrance cần kỹ thuật chiết xuất tốt và giá thành lại đắt đỏ thì các nhà sản xuất nước hoa đã có một bí quyết để làm nên vô số loại mùi hương thay thế. Ngày nay, các nhà sản xuất nước hoa đã có một bí quyết để làm nên vô số loại mùi hương thay thế đó chính là sử dụng fragrance để sản xuất nước hoa nói chung và ngành công nghiệp mỹ phẩm nói riêng.

Câu hỏi đặt ra là Fragrance có gây hại đến sức khỏe của chúng ta hay không? Nhiều người vẫn đang thắc mắc và tìm kiếm câu trả lời. Fragrance được chia ra làm Natural fragrance và fragrance.

Fragrance tự nhiên có các thành phần đến từ thiên nhiên không có độc và gây hại đến sức khỏe. Còn fragrance lại chứa hàm lượng chất hóa học tổng hợp cao. Các nhà sản xuất nói nước hoa của họ an toàn thì fragrance vẫn gây ra một số các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Thậm chí nó ảnh hưởng cả những người xung quanh như viêm mũi dị ứng, suy hô hấp, hoặc khiến những người có bệnh hen suyễn trở nên nặng hơn. Một số ít người tiếp xúc với mùi hương từ fragrance cũng có thể bị choáng váng, đau đầu. Trong một số nghiên cứu của tác giả Kate còn chỉ ra có một số trường hợp fragrance còn gây ra ung thư hoặc ngộ độc thần kinh.

Grenville trong The Case Againts Frag Frag nêu, những người đau đầu dị ứng hay phát ban bởi nước hoa chiếm một phần ba. Nhiều phụ nữ bị đau nửa đầu chiếm nhiều nguyên nhân là do sử dụng nước hoa. Điều đó giải thích vì sao ít nhà sản xuất nào tiết lộ và khai báo đầy đủ các thành phần trên sản phẩm nước hoa.

Điều chế sản xuất

Phương pháp sản xuất Fragrance theo hai cách Fragrance tự nhiên và Fragrance parfum.

Natural Fragrance: Được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ các thành phần lành tính, được lấy và chiết xuất từ tất cả các loại hương thơm, được chiết xuất và lấy từ một số loài hoa hay các loại tinh dầu thiên nhiên.

Ngoài việc lan tỏa mùi hương mà còn có tác dụng phát huy hiệu quả trong việc chữa trị một số bệnh lý do đó thành phần này có thể vô cùng an toàn đối với người dùng.

Trong một số mỹ phẩm dùng quen thuộc của chị em có Fragrance parfum: Nó có trong các sản phẩm chăm sóc da, các loại nước hoa, lăn khử mùi, chất làm mềm hay những chất làm sạch. Tuy nhiên, khác với độ lành tính của Fragrance tự nhiên, Fragrance parfum có thể là một thành phần chứa khá nhiều chất hóa học. Bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng sản phẩm. Theo một số nghiên cứu, thành phần này điều chế tạo khoảng 3.000 loại hóa chất khác nhau. Điều đó cho thấy, mức độ an toàn của nó đối với người dùng cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Cơ chế hoạt động của Fragrance

Fragrance tạo mùi thơm, át đi mùi cơ thể và tạo nên sự dễ chịu cho người sử dụng và cả những người xung quanh. Fragrance được coi là một bước đột phá trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì đem lại nhiều hương thơm quyến rũ.

Fragrance được sử dụng nhiều nhất trong nước hoa, ngoài ra còn là thành phần có trong chất tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc cá nhân, tã em bé, nến, khăn giấy hay thậm chí là cả đồ chơi của trẻ em. Fragrance có mặt ở rất nhiều đồ dùng sử dụng hàng ngày của chúng ta để kích thích khứu giác của người tiêu dùng.

Công dụng

Công dụng của Fragrance là tạo mùi hương để sản xuất các loại dầu thơm và các sản phẩm có mùi hương. Nhà sản xuất sẽ cho fragrance vào các sản phẩm của mình để nó tự phát huy tác dụng:

  • Giúp cho chính sản phẩm có mùi hương dễ chịu.
  • Loại bỏ được mùi hương khó chịu của cơ thể, tạo mùi hương tự nhiên.
  • Lưu hương lâu dài, tạo cảm giác thoải mái.

Đa phần các sản phẩm thuộc lĩnh vực mỹ phẩm đều sử dụng Fragrance như kem dưỡng da, kem chống nắng hay phấn phủ vì chúng cuốn hút chị em với công dụng làm đẹp, và tạo ra mùi hương dễ chịu. Các nhà sản xuất thường không ghi quá nhiều về hợp chất này trên bao bì, thường sẽ để chung chung một cái tên là Fragrance hoặc là một số chiết xuất từ thiên nhiên. Lý do ở đây là vì những hợp chất này nằm trong công thức của các nhà sản xuất. Vì là “công thức riêng” thì không thể để lộ ra ngoài, có khi chỉ một hợp chất đặc biệt thôi cũng làm nên tên tuổi của thương hiệu.

Frangrance là gì? Công cụng của Frangrance là tạo mùi thơm cho sản phẩm
Phần lớn các sản phẩm thuộc lĩnh vực mỹ phẩm đều sử dụng Fragrance như kem dưỡng da, kem chống nắng...

Khoảng 4.000 hóa chất hiện đang được sử dụng để tạo mùi hương cho sản phẩm nhưng lại không được liệt kê trên nhãn, theo thống kê của The Guardian. Trên nhãn sản phẩm chỉ có từ chất làm thơm hay hương liệu tạo mùi (fragrance) xuất hiện trong thành phần của mỹ phẩm là sản phẩm chăm sóc cá nhân và sản phẩm làm sạch. Một mùi hương có thể chứa nhiều hóa chất riêng biệt có thể từ 50 - 300. Mùi hương trong các chất tẩy rửa có thể ảnh hưởng sức khỏe con người.

Mùi thơm của hương liệu che che lấp bớt mùi khó chịu của thành phần tẩy rửa và tạo cảm giác hấp dẫn của sản phẩm, nhà sản xuất đã đưa mùi hương vào sản phẩm vì mục đích thương mại. Nhưng đây lại là vấn đề của người tiêu dùng họ có thể gặp nhiều rủi ro sức khỏe khi dùng các sản phẩm vệ sinh nhà cửa có mùi hương. Báo cáo của nghiên cứu BCPP (2018) về các nhãn hiệu chăm sóc và làm sạch cá nhân có khoảng 3/4 các hóa chất độc hại đến từ mùi hương phát hiện trong khi thử nghiệm 140 sản phẩm. Các hóa chất được xác định có liên quan đến các vấn đề sức khỏe mãn tính, kể cả bệnh ung thư.

Liều dùng & cách dùng

Trong bất cứ sản phẩm nào có mùi thơm như trong chế tác, nước hoa, sản phẩm gia dụng hẩu như người ta dùng Fragrance. 

Sử dụng chai xịt mùi hương thủ công: Cho vài giọt dầu thơm vào bình xịt phun sương mịn,cho nước vào bình lắc nhẹ và đều chai để dầu hòa vào nước lúc đó bạn có thể phun xịt nơi nào tùy ý. Bạn cần cẩn thận không để xịt trúng vào mắt của người hay vật nuôi.

Thêm dầu thơm vào dầu gội hoặc kem dưỡng da không mùi: Dầu thơm có thể tạo mùi thơm cho bất kỳ sản phẩm chăm sóc cơ thể nào bạn muốn. Từ loại kem chăm sóc cơ thể không mùi nào, kể cả dầu gội đầu hoặc kem dưỡng da. Với mỗi 30g kem bạn chỉ cần thêm 7-10 giọt dầu thơm yêu thích để sử dụng thường xuyên.

Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu: Ngày nay người ta dùng công nghệ khuếch tán tinh dầu thành các hạt siêu nhỏ có kích thước chỉ bằng hạt nano sẽ rất tiện lợi. Loại máy này sẽ dễ dàng giúp bạn tạo mùi hương từ dầu thơm cho không gian của mình bất kể lớn hay nhỏ. Máy khuếch tán tinh dầu sử dụng cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt dầu thơm vào bình chứa của máy và cắm điện hương thơm sẽ lan tỏa đều mùi hương khắp phòng.

Ứng dụng

Mỹ phẩm

Hoạt chất fragrance tạo mùi hương cho mỹ phẩm thêm phần quyến rũ, hấp dẫn người tiêu dùng. Mỗi một loại có một mùi hương khác nhua từ mùi hương cá tính đến sang trọng quý phái hay tự nhiên đều có. Quy định thì các loại mỹ phẩm từ kem dưỡng, kem chống nắng, toner, nước hoa… đều phải ghi rõ từng thành phần có trong sản phẩm.

Điều này còn chưa được thể hiện rõ trên các sản phẩm mỹ phẩm vì người ta chỉ ghi là Fragrance. Hoặc người ta sẽ để một cái tên chung chung hoặc những thành phần khá đơn giản, không hề liệt kê đầy đủ những thành phần cụ thể nào hết. Đó là một công thức bí mật có hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm thành phần hóa học được bào chế ra để có thể tạo nên một hương thơm riêng biệt của sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu người tiêu dùng.

Fragranc chứa một thành phần Fragrance nhằm làm cho hương thơm của mỹ phẩm thêm phần quyến rũ.

Thành phần tự nhiên tốt nhưng quá đắt đỏ vì vậy, các nhà mỹ phẩm chế tạo những mùi hương bằng thành phần hóa học hơn là lựa chọn thành phần tự nhiên. Sản phẩm dùng nhiều hóa chất sẽ là một thành phần hóa học không an toàn với con người. Những mùi chất tổng hợp đó sẽ gây nhiều bệnh cho người sử dụng một số bệnh như ung thư, rối loạn tiêu hóa, dị ứng mỹ phẩm… Nhà sản xuất sẽ không bao giờ liệt kê đầy đủ các thành phần thật chi tiết để cho người sử dụng biết.

Hương liệu này đã có nhiều nơi cấm sử dụng. Một số tổ chức sức khỏe Canada vừa có ngay công bố các quy định cấm 6 chất phthalates trong đồ chơi trẻ em. Liên minh châu Âu cũng đã cấm việc làm dụng các hóa chất để tạo ra hương liệu… Ở Việt Nam thì sao? Đây là vấn đề này đang quản lý quá lỏng lẻo. Có rất nhiều chất cấm vẫn đang sử dụng một cách công khai và rộng rãi nên người tiêu dùng hãy là một người tiêu dùng thông thái, tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng nhé.

Trong đồ gia dụng như chất tẩy rửa, đồ dùng cho ô tô và sơn có thể chứa các hóa chất nguy hiểm

Hóa chất tiềm ẩn nguy cơ có thể được tìm thấy nhiều trong mọi nhà. Việc không được bảo quản hoặc sử dụng đúng cách, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe từ nhỏ đến nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng của gia đình bạn.

Chất chống đông: Thành phần cực kỳ độc nguy hiểm chính của chất chống đông - Ethylene glycol. Nếu hít phải khói có thể gây chóng mặt, nuốt phải chất chống đông sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho tim, thận và não. Nguy hiểm hơn chất chống đông có thể gây tử vong nếu nuốt phải.

Dầu động cơ: Một nguy cơ nữa từ dầu nhớt thải hoặc dầu nhớt đã qua sử dụng có thể bị nhiễm magie, đồng, kẽm và các kim loại nặng khác từ động cơ xe của bạn. Loại này có thể khiến bạn bịtổn thương thần kinh và thận và có khả năng gây ung thư.

Sơn latex: Sơn latex hòa tan trong nước không có độc tính cao, một số loại sơn latex thải ra formaldehyde khi khô, hàm lượng formaldehyde cao có thể khiến bạn đau đầu và kích ứng mắt, mũi và cổ họng.

Sơn gốc dầu: Sơn gốc dầu chứa dung môi hữu cơ có thể gây ra những vấn đề cho mắt và da, và có thể gây nứt da. Khói sơn có thể dẫn đến đau đầu, buồn nôn, chóng mặt và mệt mỏi, hầu hết các triệu chứng này sẽ biến mất khi bạn ra ngoài không khí trong lành. Nếu tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất này trong điều kiện lưu thông không khí kém, có thể gặp các vấn đề về thận, gan và máu.

Ắc quy: Dù sao bạn cũng nên chú ý đến ắc quy mặc dù các loại pin ướt được sử dụng trên ô tô, SUV và xe tải ngày nay đều được niêm phong. Bởi nếu khi được kích hoạt, dung dịch điện phân trong pin sẽ tạo ra khí nổ dễ bắt lửa.

Pin có chứa axit sulfuric phải được dán nhãn, khói axit sulfuric có tính kích ứng mạnh, khi tiếp xúc có thể gây bỏng và cháy da, nếu bạn bị dính vào mắt có thể bị mù. Chì là chất độc, nếu tích tụ vào trong cơ thể chúng ta bằng bất cứ hình thức nào cũng gây nguy hiểm.

Nước rửa kính chắn gió: Methanol, ethylene glycol và isopropanol là hóa chất phổ biến trong dung dịch nước rửa kính chắn gió. Những sản phẩm này có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh, gan, thận, tim và não, kích ứng niêm mạc mũi, miệng và cổ họng của bạn. Nếu nuốt phải có thể dẫn đến buồn ngủ, bất tỉnh và tử vong.

Chất tẩy rửa: Những sản phẩm này có chứa các enzym để làm lỏng vết bẩn và chất bẩn bám trên mặt đất. Đây là chất tẩy rửa cation, chất độc nhất khi dùng bên trong, nếu nuốt phải có thể dẫn đến buồn nôn, nôn mửa, sốc, co giật và hôn mê. Nếu một người tiếp xúc với một lượng lớn chất tẩy rửa bệnh hen suyễn có thể tăng nặng. 

Chất tẩy rửa đa năng: Các sản phẩm tẩy rửa đa năng trên thị trường thường chứa chất tẩy rửa, chất cắt dầu mỡ, dung môi và/hoặc chất khử trùng. Các hóa chất như amoniac, ethylene glycol monobutyl axetat, natri hypoclorit và/hoặc trinatri photphat. Chất tẩy rửa đa năng có thể gây kích ứng da, mắt, mũi và cổ họng tùy vào hóa chất. Các chất này có thể rất độc đối với cả người và động vật nếu nuốt phải.

Chất tẩy trắng: Thuốc tẩy gia dụng chứa hóa chất natri hypoclorit với các nồng độ khác nhau, có thể gây kích ứng da, mắt, mũi và cổ họng. Viêm da có thể do tiếp xúc trực tiếp với da. Nuốt phải có thể gây tổn thương thực quản, kích ứng dạ dày và gây buồn nôn và nôn kéo dài.

Chú ý không được trộn thuốc tẩy clo với bất kỳ sản phẩm tẩy rửa gia dụng nào khác và đặc biệt là không trộn với amoniac. Khi trộn dẫn đến các loại khí độc khác nhau được giải phóng, có thể gây ra các vấn đề về hô hấp rất nghiêm trọng.

Trị bọ chét và ve cho thú cưng: Trong nhiều sản phẩm trị bọ chét cho vật nuôi chứa thuốc trừ sâu bao gồm các hóa chất imidacloprid, fipronil, pyrethrins, permethrin và Methotre. Hóa chất này có thể gây nhức đầu, chóng mặt, co giật và buồn nôn.

Thuốc diệt côn trùng: Thuốc diệt côn trùng chứa một số loại thuốc trừ sâu được tìm thấy trong các phương pháp điều trị bọ chét và ve cho thú cưng. Ngoài permethrin, các hóa chất trừ sâu khác thường được tìm thấy trong thuốc diệt côn trùng là diazinon, propoxur và chlorpyrifos, những hóa chất này có thể gây nhức đầu, chóng mặt, co giật và buồn nôn.

Chất tẩy rửa bát đĩa: Thành phần chính trong nước rửa chén tự động và rửa tay là phốt phát, chất tẩy rửa tự động được biết là gây kích ứng da hoặc bỏng và có thể gây độc nếu nuốt phải. Nồng độ trog nước rửa chén cầm tay nhẹ hơn nước rửa chén tự động. Tuy nhiên nếu nuốt phải cũng có thể gây kích ứng miệng và cổ họng, buồn nôn.

Chất tẩy rửa lò nướng: Thành phần cơ bản trong chất tẩy rửa lò nướng là dung dịch kiềm, Lye cực kỳ ăn mòn và có thể làm bỏng da và mắt của bạn, có thể tử vong nếu nuốt phải. 

Chất tẩy rửa kháng khuẩn: Thuốc trừ sâu thường được sử dụng trong chất tẩy rửa kháng khuẩn là amoni bậc bốn hoặc hóa chất phenolic. Chất tẩy rửa kháng khuẩn có thể gây kích ứng mắt, bỏng da.

Nước lau kính và cửa sổ: Các thành phần cơ bản của chất tẩy rửa cửa sổ/kính là amoniac và isopropanol có thể gây khó chịu cho mắt, da, mũi và cổ họng. Nuốt phải nặng thì tử vong nhự cũng gây buồn ngủ.

Các chất diệt côn trùng thường thấy trong bả côn trùng bao gồm abarmectin, propoxur, trichlorfon, sulfluramid, chlorpyrifos và axit boric. Các loại bả côn trùng đều được đựng trong các thùng chứa, nên không chắc bạn sẽ tiếp xúc với thuốc trừ sâu bên trong chúng. 

Chất tẩy rửa bồn cầu: Chất tẩy rửa nhà vệ sinh có chứa hóa chất natri hypoclorit hoặc axit clohydric, hoặc chất tẩy trắng, đều rất khó chịu cho mắt và da của bạn và sẽ làm bỏng cổ họng của bạn.

Thuốc tẩy nấm mốc và nấm mốc: Clo và alkyl amoni clorua là những hóa chất diệt nấm phổ biến được tìm thấy trong chất tẩy nấm mốc và nấm mốc. Chất tẩy rửa có chất tẩy nấm mốc có thể gây khó thở và nếu nuốt phải, có thể làm bỏng cổ họng của bạn.

Chất tẩy rửa cống rãnh: Lye và axit sulfuric là những thành phần chính được sử dụng để thông tắc cống. Lye có thể gây bỏng da và mắt, nếu nuốt phải có thể làm hỏng thực quản và dạ dày. Axit sulfuric có thể gây kích ứng da và mắt và có thể gây hại cho thận, gan và đường tiêu hóa. Những hóa chất này tạo ra khói nguy hiểm, có thể gây bỏng da và có thể gây mù nếu chúng tiếp xúc với mắt của bạn. Chất tẩy rửa cống có thể gây tử vong nếu nuốt phải.

Chất tẩy rửa thảm, thảm, bọc ghế: Các sản phẩm tẩy rửa này có thể chứa perchloroethylene (dùng trong giặt khô), naphthalene và amoni hydroxide. Khói do các sản phẩm này thải ra có thể gây ung thư và tổn thương gan và đã được biết là gây chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, chán ăn và mất phương hướng.

Đánh bóng đồ gỗ: Chất tẩy rửa nội thất cho gỗ có thể chứa sản phẩm chưng cất từ ​​dầu mỏ và dầu tuyết tùng. Chất đánh bóng đồ nội thất thường chứa một hoặc nhiều chất sau: Amoniac, naphtha, nitrobenzene, sản phẩm chưng cất dầu mỏ và phenol. Những hóa chất này có thể gây kích ứng da, mắt, cổ họng, phổi và khí quản của bạn. Nếu nuốt phải, chất đánh bóng đồ nội thất có thể gây buồn nôn và nôn mửa; trợ giúp y tế nên được tìm kiếm.

Làm mát không khí: Chất làm mát không khí chứa formaldehyde, sản phẩm chưng cất dầu mỏ, p-dichlorobenzene và chất đẩy aerosol. Những hóa chất này được cho là có thể gây ung thư và tổn thương não. Chúng cũng là những chất gây kích ứng mạnh đối với mắt, da và cổ họng. Những thành phần này thường rất dễ cháy. Ngoài ra, chất làm tươi rắn thường gây tử vong nếu người hoặc vật nuôi ăn phải.

Băng phiến: Thuốc trừ sâu trong băng phiến là các chất hóa học được gọi là naphthalene và p-dichlorobenzene. Hít phải khói từ băng phiến có thể gây nhức đầu, chóng mặt và có thể gây kích ứng da, mắt và cổ họng. Tiếp xúc lâu với hơi có thể dẫn đến hình thành đục thủy tinh thể và tổn thương gan.

Viên clorua bể bơi: Chất khử trùng có chứa clo để sử dụng trong bể bơi là hóa chất canxi và natri hypoclorit. Các hóa chất này đều giống nhau nhưng ở nồng độ cao hơn so với các hóa chất có trong các chất tẩy rửa khử trùng gia đình khác vì chúng sẽ được pha loãng trong một lượng nước rất lớn. Tiếp xúc với các hóa chất này trước khi chúng được pha loãng sẽ gây ra các vấn đề về hô hấp và cảm giác bỏng rát cho mắt và da. Nếu nuốt phải, hóa chất có thể làm bỏng cổ họng và có thể gây tử vong.

Chất diệt cỏ cho hồ bơi: Các hóa chất trong thuốc diệt cỏ cho bể bơi thường bao gồm alkyl amoni clorua. Những hóa chất này có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Nếu nuốt phải, chúng có thể làm bỏng cổ họng.

Thuốc đuổi côn trùng: Thuốc trừ sâu thường được tìm thấy trong thuốc xua đuổi là pyrethrins và một hóa chất thường được gọi là DEET. Các hóa chất trong thuốc xua đuổi có thể gây ra cảm giác bỏng rát cho mắt, da và cổ họng. Hóa chất cũng có thể gây lo lắng, thay đổi hành vi, rối loạn tâm thần và mất phối hợp.

Lưu ý

Hóa chất tạo mùi hương là các hợp chất hữu cơ bay hơi không khí, nên chúng ta có thể ngửi thấy chúng mà không nghĩ rằng nó là hóa chất trong sản phẩn. Người ta thêm hóa chất vào các sản phẩm để tạo mùi hương hoặc để ẩn đi mùi của thành phần khác. Hóa chất hữu cơ dễ bay hơi, do sản phẩm tạo mùi thơm tỏa ra khiến cho chất lượng không khí trong nhà kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nếu thường xuyên tiếp xúc với hóa chất tạo mùi thơm, có thể gây ra một số bệnh như: đau đầu; kích ứng mắt, mũi và cổ họng; buồn nôn; hay quên; mất phối hợp; cũng như các triệu chứng nhiễm độc thần kinh và/hoặc hô hấp khác. Có nhiều thành phần hương thơm là chất gây kích ứng và nhạy cảm đường hô hấp, hen suyễn, xoang.

Nguyên nhân số một gây ra phản ứng dị ứng với mỹ phẩm là hóa chất - không chỉ đối với những người sử dụng chính mà còn với những người hít phải hóa chất đó như những người đã qua sử dụng. Phthalates trong nước hoa có thể làm rối loạn nội tiết tố và dị tật của dương vật (trong các nghiên cứu trên động vật), có tác động xấu đến tinh hoàn đang phát triển.

Các thương hiệu chăm sóc và làm sạch cá nhân cho thấy khoảng 3/4 các hóa chất độc hại đến từ mùi hương được phát hiện trong khi thử nghiệm 140 sản phẩm. Các hóa chất được xác định có liên quan đến các vấn đề sức khỏe mãn tính, bao gồm cả bệnh ung thư.

Hóa chất độc hại trong sản phẩm tẩy rửa có thể trở thành “sát thủ” như VOC (Volatile Organic Compound), Amoniac, Chlorine, Butyl Cellosolve, Natri Hydroxit… VOC là hóa chất phổ biến dùng làm hương liệu tạo mùi thơm nhân tạo trong các sản phẩm làm sạch, VOC có thể gây kích ứng mắt, mũi và họng, nhức đầu, buồn nôn… VOC có khả năng gây ung thư và còn có thể gây tổn thương gan, thận, hệ thần kinh trung ương.

Fragrance có thể được sử dụng trong chế tác, làm thơm nhà.

Hóa chất mùi hương tấn công vào các cơ quan trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe của bạn.

Thần kinh: Hương thơm nống nặc của hóa chất tạo mùi hương có thể là nguyên nhân kích hoạt gây ra chứng đau nửa đầu trái.

Hô hấp: Mùi hương hóa chất khuếch tán nhanh chóng vào không khí, có thể là làm tăng chứng bệnh hô hấp trở nặng như hen suyễn, tức ngực, khó thở…

Ung thư: Một trong những nguyên nhân gây ung thư mà bạn thường không ngờ đến, đó là tiếp xúc vói hóa chất tẩy rửa.

Tiêu hóa: Các loại hóa chất mùi hương có thể gây ra những phản ứng ở hệ tiêu hóa khiến bạn bị buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy…

Da liễu: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây các bệnh về da như dị ứng, viêm da do tiếp xúc… là hương liệu tạo mùi

The Sun báo cáo phụ nữ dùng sản phẩm vệ sinh nhà cửa thường xuyên có nguy cơ ung thư vú gấp đôi. 

Hóa chất tạo mùi hương có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, da liễu, … Nặng hơn, nếu tiếp xúc, sử dụng hóa chất nhiều trong suốt thời gian dài còn có nguy cơ bị ung thư.

Nguồn tham khảo

https://www.lung.org/clean-air/at-home/indoor-air-pollutants/cleaning-supplies-household-chem 

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/11397-household-chemical-products-and-their-health-risk 

https://noharm-uscanada.org/issues/us-canada/fragrance-chemicals 

https://noharm-uscanada.org/issues/us-canada/fragrance-chemicals