Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Thành phần khác/
  3. Hoàng bá

Hoàng bá: Vị thuốc thanh nhiệt với nhiều công dụng mới

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ

Hoàng bá là một loại thảo dược dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách “Bản kinh” với tên Bá mộc. Đây là vỏ thân được cạo sạch lớp vỏ ngoài phơi hay sấy khô của cây Hoàng bá (Phellodendron amurense Rupr.) hoặc của cây Xuyên hoàng bá (Phellodendron chinense Schneid.) Ta thường dùng một số vỏ cây khác có màu vàng như vỏ cây Núc nác với tên gọi là Hoàng bá nam hay Nam hoàng bá vì thế nên lưu ý khi sử dụng để tránh nhầm lẫn giữa hai vị thuốc này.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Hoàng bá.

Tên khác: Hoàng nghiệt, Bá bì, Bá mộc, Xuyên hoàng bá.

Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr., Phellodendron chinense Schneid, họ cam quýt (Rutaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Hoàng bá là một loài cây to cao, có thể cao tới 20 - 25m, đường kính thân có thể đạt đến 70cm. Vỏ thân dày, phân thành 2 tầng rõ rệt, tầng ngoài có màu xám còn tầng trong có màu vàng. Lá mọc đối, kép gồm 5 - 13 lá chét nhỏ hình trứng dài, mép nguyên. Hoa tím đen, bên trong chứa từ 2 - 5 hạt. Ra hoa mùa hạ.

Ngoài loại cây Hoàng bá kể trên, tại Trung Quốc người ta còn khai thác vỏ cây Xuyên hoàng bá, tên khoa học là Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinensis Fr. Schmidt (có tác giả xác định là Phellodendron sinensis Schneider), loại cây này nhỏ và thấp hơn, có 7 - 15 lá chét, quả hình trứng còn quả của cây hoàng bá nói trên thì có hình cầu.

Hoàng bá: Vị thuốc thanh nhiệt với nhiều công dụng mới1.jpg
Hoàng bá hay Xuyên hoàng bá là một vị thuốc Y học cổ truyền từ vỏ cây hoàng bá có màu vàng đặc trưng

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố: Vị Hoàng bá thật hiện tại còn phải nhập vì chưa có Hoàng bá mọc tự nhiên ở nước ta. Tại Trung Quốc, hoàng bá có ở Hắc Long Giang, Hà Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quí Châu. Tại nước Nga, Hoàng bá mọc ở Siberia. Mấy năm gần đây, chúng ta đã xin được hạt và bắt đầu trồng thử nghiệm. Sơ bộ, thấy cây mọc khỏe, tốt nhưng chưa đưa ra trồng quy mô lớn để khai thác.

Thu hái: Vỏ thân thường được thu hoạch vào mùa hạ.

Chế biến: Vỏ thân thu hái xong được cạo sạch lớp vỏ ngoài, chỉ để lại lớp trong dày khoảng 1cm, đem cắt thành từng miếng dài khoảng 9cm rộng 6cm rồi phơi khô. Loại tốt có màu vàng tươi và vị rất đắng. Hoàng bá có thể dùng dạng phơi khô hoặc tán bột.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng chủ yếu là vỏ thân.

Hoàng bá: Vị thuốc thanh nhiệt với nhiều công dụng mới2.jpg
Vỏ thân hoàng bá được sử dụng làm thuốc theo lý luận Y học cổ truyền

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Tính vị quy kinh: Hoàng bá vị đắng, tính hàn, quy kinh Thận, Bàng quang, Đại trường.

Công năng: Thanh nhiệt giải độc, an thần, tả hỏa.

Chủ trị theo các y văn cổ:

  • Sách bản kinh ghi nhận hoàng bá chủ trị ngũ tạng trường vị kết nhiệt, hoàng đản, trĩ, chỉ tả lỵ, xích bạch đới, lở loét.
  • Sách bản thảo thập di ghi nhận hoàng bá chủ trị nhiệt sang bào, trùng sang, lỵ, hạ huyết, sát trùng. Sắc uống cầm tiêu khát.
  • Sách nhật hoa tử bản thảo ghi nhận hoàn bá chủ trị an tâm thần, trừ lao, trị cốt chưng, tẩy sán, minh mục, trị chảy nước mắt, miệng khô, tâm nhiệt, trị hồi tâm thống (đau do giun chui ống mật), ghẻ, trường phong, tả huyết,...
  • Sách bản kinh phùng nguyên ghi nhận hoàng bá khổ hàn thông lợi, sơ can tỳ, tả thấp nhiệt, thanh bàng quang, bài trừ ứ trọc rất có hiệu quả.

Theo y học hiện đại

Tác dụng kháng khuẩn

Với thành phần chủ yếu là berberin, vị thuốc hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn đặc biệt là các nhiễm trùng đường ruột. Berberine có phổ kháng khuẩn rộng với cả một số chủng vi khuẩn gram dương và gram âm. Berberin ức chế sự phát triển của các vi khuẩn như Vibrio cholera (vi khuẩn tả), Shigella shigae, Shigella flexneri, Bacillus anthracis, Bacillus diphtheriae, Bacillus proteus, Staphylococcus aureus, Streptococcus viridans và Bacillus typhoid.

Ngoài ra, đối với tác dụng kháng khuẩn, một số nghiên cứu cho thấy cả chiết xuất nước và ethanol của hoàng bá đều có tác dụng kháng khuẩn. Bên cạnh đó, chiết xuất hoàng bá có tác dụng tốt hơn một chút đối với vi khuẩn gram dương so với vi khuẩn gram âm vì độ nhạy khác nhau. Vi khuẩn nhạy cảm nhất là Streptococcus pyogenes.

Hoàng bá: Vị thuốc thanh nhiệt với nhiều công dụng mới3.png
Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn với nhiều loại vi khuẩn khác nhau

Đối với vi khuẩn trong khoang miệng, hoàng bá có thể có tác dụng ức chế mạnh đối với Porphyromonas gingivalis, tác dụng ức chế vừa phải đối với Streptococcus mutans, tác dụng một phần đối với Streptococcus sanguis và không ảnh hưởng đến tình trạng viêm do Streptococcus.

Hoàng bá cũng có khả năng điều trị mụn trứng cá do Propionibacterium acnes hoặc Mycoplasma hominis gây nhiễm trùng trên đường sinh dục và đường hô hấp ở người với tỷ lệ nhạy cảm là 93%. Salmonellosis thường gây ngộ độc thực phẩm cũng dễ bị chiết xuất của hoàng bá tiêu diệt vì nó có thể làm giảm nồng độ IgG và gây ra biểu hiện α TNF trong các tế bào RAW264.7. Riêng đối với chi PAR, berberine có thể hạn chế sự bám dính của vi khuẩn Staphylococcus aureus và xâm nhập nội bào vào nguyên bào sợi nướu của con người.

Hơn nữa, berberine có thể làm giảm sức đề kháng aminoglycoside của P. aeruginosa, A. xylosoxidans và B. cepacia theo cách phụ thuộc MexXY. Nó cũng ức chế sự kháng thuốc qua trung gian MexXY hoặc MexVW của các đột biến P. aeruginosa, kiềm chế hiệp đồng kháng gentamicin qua trung gian MexXY ở các đột biến P. aeruginosa và tăng cường tác dụng hiệp đồng của piperacillin và amikacin trong các chủng P. aeruginosa đa kháng thuốc. Việc chiết xuất PCS giảm đáng kể nồng độ ức chế tối thiểu (MICs) của amikacin và gentamicin trong hai chủng P. aeruginosa đa kháng thuốc.

Tác dụng chống viêm

Trong nỗ lực phát triển một phương thuốc thảo dược chống viêm mạnh như các loại thuốc hóa học tổng hợp hiện nay, hợp chất gồm vỏ của cây hoàng bá (Rutaceae) và thân rễ của Coptis chinensis Franch (Ranunculaceae) đã được kết hợp theo tỷ lệ 2:1. Tỷ lệ này được lựa chọn dựa trên các thí nghiệm in vitro và các đơn thuốc y học cổ truyền châu Á. Chiết xuất ethanol kết hợp được đặt tên là RAH13 đã được đánh giá đặc tính chống viêm bằng cách sử dụng mô hình động vật bị viêm cấp tính như thử nghiệm viêm tai do dầu croton gây ra và xét nghiệm tính thấm mao mạch do axit axetic gây ra.

Bệnh cạnh đó, các mô hình viêm mãn tính cũng đã được thử nghiệm bằng cách sử dụng xét nghiệm viên bông và xét nghiệm quá mẫn muộn (DTH). Dùng dung dịch RAH13 uống với liều 200 mg/kg cho thấy hoạt tính chống viêm in vivo mạnh mẽ như tác dụng của 100 mg/mL celecoxib hoặc 1 mg/kg dexamethasone. Những tác động này đã được thấy ở cả mô hình viêm cấp tính và mãn tính, từ đó có thể thấy RAH13 có thể có hiệu quả trong việc kiểm soát một số bệnh liên quan đến viêm.

Bảo vệ sụn xương khớp và các nguyên bào sụn

Hoàng bá còn ức chế đáng kể sự thoái hóa GAG và collagen loại II do IL-1α gây ra từ sụn xương khớp của con người theo cách phụ thuộc vào nồng độ. Celecoxib không ức chế đáng kể sự giải phóng GAG do IL-1α gây ra và chỉ làm giảm nhẹ collagen loại II. Hoàng bá cũng làm giảm nồng độ aggrecanase-1 và -2, MMP-1, -3 và -13 phụ thuộc vào liều lượng, mặt khác nó làm tăng biểu hiện TIMP-1 trong sụn xương khớp ở người trong khi Celecoxib chỉ làm giảm nồng độ MMP-1 và MMP-13 trong sụn xương khớp ở người.

Ngoài ra, hoàng bá làm giảm quá trình phosphoryl hóa kinase được điều hòa tín hiệu ngoại bào (ERK)1/2, Jun NH2-terminal kinase (JNK) và phospho-p38 MAPK hoạt hóa theo cách phụ thuộc vào liều lượng trong tế bào sụn xương khớp ở người.

Do đó, hoàng bá ức chế sự phá hủy sụn xương và tế bào sụn bằng cách ức chế giải phóng proteoglycan và thoái hóa collagen loại II, điều hòa giảm aggrecanase, hoạt động MMP và truyền tín hiệu phospho-ERK1/2, JNK và p38 MAP kinase, đồng thời điều chỉnh tăng hoạt động TIMP-1. Vì thế vị thuốc này là một tác nhân trị liệu tiềm năng giúp bảo vệ sụn chống lại sự tiến triển của viêm khớp trong các bệnh lý thoái hóa khớp, viêm khớp phản ứng.

Tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng virus Herpes Simplex type 1

Chiết xuất vỏ cây hoàng bá đã được kiểm tra hoạt động chống oxy hóa, hoạt động kháng khuẩn và hoạt động kháng virus đối với virus herpes simplex type 1 (HSV-1) trong ống nghiêm. Chiết xuất ethanol cho thấy hàm lượng cả phenolic và flavonoid tổng số cao hơn so với chiết xuất nước.

Trong thử nghiệm DPPH (2, 2-diphenyl-1-picrylhydrazyl), nồng độ mang ức chế 50% (IC50) lần lượt là 6,73 ± 0,87 mg/ml và 4,26 ± 0,59 mg/ml đối với dịch chiết nước và ethanol. Chiết xuất ethanol có hoạt tính kháng khuẩn cao hơn nhiều so với chiết xuất nước.

Tác dụng ức chế miễn dịch tế bào

Nghiên cứu về Wen-Qing-Yin (Unsei-in) - một thang thuốc cổ phương truyền thống của Trung Quốc bao gồm đương quy, sinh địa hoàng, mẫu đơn bì, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, chi tử cho thấy khả năng ức chế giai đoạn cảm ứng của các loại phản ứng quá mẫn muộn (DTH) và phản ứng thải ghép nhưng không ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch dịch thể. Trong một báo cáo khác, đã chứng minh rằng hoàng bá có tác dụng ức chế mạnh nhất đối với phản ứng miễn dịch tế bào trong số 8 vị thuốc trong bài thuốc trên.

Trong các nghiên cứu hiện tại, đã phân lập OB-1 và OB-5 từ hoàng bá là thành phần chủ yếu có hoạt động sinh học ngăn chặn các phản ứng thải ghép ở chuột. OB-1 và OB-5 lần lượt là các alcaloid bazơ bậc bốn được gọi là magnoflorine và phellodendrine. Hai chất phân lập này đã ngăn chặn phản ứng thải ghép ở chuột chủ với liều 5-20 mg/kg trong 8 ngày liên tục kể từ ngày chuyển tế bào lách. Cả OB-1 và OB-5 đều ức chế quá mẫn chậm do picryl clorua gây ra (PC-DTH) khi dùng cho chuột ở liều 10 và 20 mg/kg trong 5 ngày liên tiếp kể từ ngày mẫn cảm.

Những kết quả này cho thấy OB-1 và OB-5 ngăn chặn giai đoạn cảm ứng nhưng không ngăn chặn giai đoạn tác động của phản ứng miễn dịch tế bào. Chúng được kỳ vọng sẽ có giá trị như một loại thuốc ức chế miễn dịch mới.

Bảo vệ tổn thương gan cấp

Các nghiên cứu đánh giá hoạt tính bảo vệ gan của chiết xuất nước nóng thô của vị thuốc hoàng bá trong một mô hình thí nghiệm về tổn thương gan do carbon tetrachloride. Kết quả ghi nhận các chỉ số huyết thanh về tổn thương gan như sGOT, sGPT và sALP đã giảm đáng kể trong gan của chuột được điều trị bằng hoàng bá so với nhóm chứng.

Đồng thời khi quan sát mô học phần gan của chuột cho thấy tác dụng bảo vệ tương tự của việc điều trị bằng hoàng bá. Và hoạt động bảo vệ của hoàng bá ở nhóm sau điều trị có ý nghĩa hơn so với trước lúc điều trị. Dựa trên những phát hiện này, người ta cho rằng hoàng bá có tác dụng bảo vệ gan mạnh mẽ và cơ chế bảo vệ có thể liên quan đến con đường chống oxy hóa.

Hoàng bá: Vị thuốc thanh nhiệt với nhiều công dụng mới4.jpg
Hoàng ba có tác dụng bảo vệ gan hiệu quả qua cơ chế chống oxy hóa tế bào

Tác dụng chống tăng sinh tế bào

Hoàng bá là cây thuốc được sử dụng để điều trị bổ sung các bệnh khác nhau dựa trên hoạt động sinh học tích cực của chúng. Berberine được xác định bằng phương pháp HPLC là alkaloid chính đánh giá chất chuyển hóa chính, độ an toàn khi sử dụng và khả năng chống ung thư. Chiết xuất từ vỏ cây hoàng bá cho thấy tác dụng chống tăng sinh mao mạch và tăng sinh tế bào ở bệnh nhân ung thư vì thế có thể ghi nhận tác dụng chống ung thư đầy hứa hẹn.

Tác dụng chống nắng

Tác dụng chống nắng của hoàng bá đã được chứng minh thông qua một thí nghiệm được thiết kế cho hiệu quả sàng lọc ánh nắng mặt trời của 50% chiết xuất cồn của 100 loại thuốc thảo dược Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy hoàng bá có thể hấp thụ 91,8% tia cực tím-C, 79,1% tia cực tím-B và 50,7% tia cực tím-A. Với hiệu quả sàng lọc ánh nắng mặt trời với tỷ lệ hấp thụ tia cực tím cao hơn 90% hoàng bá có thể là một ứng cử viên mạnh mẽ cho khả năng chống nắng của tia cực tím-C.

Ngoài ra, dịch chiết hoàng bá cũng có thể cải thiện tổn thương oxy hóa da do bức xạ cực tím gây ra thông qua việc giảm peroxy hóa lipid và tăng khả năng của các enzyme chống oxy hóa.

Hoàng bá: Vị thuốc thanh nhiệt với nhiều công dụng mới5.jpg
Một số nghiên cứu chỉ ra khả năng chống tia UV của hoàng bá

Tác dụng chống loét dạ dày

Loét dạ dày tá tràng có liên quan đến căng thẳng tâm lý và bệnh tâm thần. Mặt khác cả serotonin và noradrenaline đều có hiệu lực trong điều trị trầm cảm. Liều trung bình của chiết xuất hoàng bá có thể làm giảm đáng kể mức độ serotonin trong não và noradrenaline trong tuyến thượng thận.

Bên cạnh đó, berberine có khả năng ức chế monoamine oxidase-A và điều chỉnh nồng độ noradrenaline, serotonin và dopamine trong não. Một nghiên cứu khác tiết lộ rằng hoàng bá có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách củng cố hàng rào niêm mạc dạ dày thông qua các hợp chất nhạy cảm với diethyldithiocarbamate và các hợp chất sulfhydryl nội sinh.

Liều dùng & cách dùng

Liều dùng: Ngày dùng từ 5 đến 10 gam dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột. Có thể dùng đến 12 - 16g dưới dạng thuốc sắc.

Cách dùng: Hoàng bá có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, dùng một mình hoặc kết hợp với nhiều loại dược liệu khác.

Lưu ý

Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng hoàng bá:

  • Hoàng bá là vị thuốc dùng trừ thấp thanh nhiệt ở hạ tiêu tốt, nếu dùng trị hoàng đản thường phối hợp với nhân trần, chi tử. Trị thấp nhiệt tả lỵ phối hợp với hoàng liên, tần bì, bạch đầu ông. Trị nhiệt lâm thường phối hợp với biển súc, mộc thông. Thuốc dùng sống tả thực hỏa, thanh nhiệt độc, sao cháy lại có tác dụng cầm máu.
  • Trong nhân dân ta thường dùng vỏ cây Núc nác với tên hoàng bá nam hay nam hoàng bá. Hai vị thuốc này tuy có thành phần khác nhau nhưng lại có một số tác dụng giống nhau.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào.
Hoàng bá: Vị thuốc thanh nhiệt với nhiều công dụng mới7.jpg
Hoàng bá nam hay cây núc nác cũng có tác dụng tương tự Hoàng bá
Nguồn tham khảo