Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhiễm trùng đường ruột: Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiễm trùng đường ruột là căn bệnh phổ biến hầu như mọi người đều có khả năng mắc phải. Tùy vào mầm bệnh gây ra mà mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ khác nhau. Nhiễm trùng đường ruột nặng nếu không kịp thời điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của bệnh nhân. Vậy làm thế nào để nhận biết được nhiễm trùng đường ruột và điều trị như thế nào?

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Nhiễm trùng đường ruột là gì? 

Nhiễm trùng đường ruột là một căn bệnh thường gặp hiện nay. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là bị tiêu chảy dạng phân nước hoặc nhớt. Tình trạng này có thể xảy ra liên tục trong vài ngày. Nhiễm trùng đường ruột chủ yếu lây bệnh qua đường ăn uống, khi ăn phải những thức ăn và nguồn nước có chứa vi khuẩn gây bệnh.

Những sinh vật như vi khuẩn, nấm men hay ký sinh trùng đều là nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng đường ruột. Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng đường ruột thường phụ thuộc vào mầm bệnh gây bệnh khác nhau.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột

Một số triệu chứng thông thường của người bị nhiễm trùng đường ruột là:

  • Đau quặn bụng.

  • Tiêu chảy, phân nước, nhớt.

  • Sốt nhẹ.

  • Buồn nôn, nôn mửa, hoặc cả hai.

  • Mệt mỏi, chán ăn.

  • Đau cơ hoặc nhức đầu.

  • Sụt cân.

  • Ngứa da hoặc bỏng da.

Ngoài những dấu hiệu nêu trên, người bị nhiễm trùng đường ruột cũng có nguy cơ bị trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này có thể khiến cơ thể người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu. Từ đó, ảnh hưởng đến tinh thần và giấc ngủ.

Biến chứng có thể gặp khi bị nhiễm trùng đường ruột

Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột có thể được xem là vấn đề phổ biến hiện nay và không gây nghiêm trọng nếu được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Thậm chí, ở một số người, tình trạng này có thể tự khỏi sau vài ngày.

Tuy nhiên, nếu như tình trạng nhiễm trùng đường ruột kéo dài quá lâu mà không có biện pháp y tế nào can thiệp để khắc phục, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng, như là:

  • Viêm loét đại tràngn.

  • Hội chứng ruột kích thích.

  • Xuất huyết dạ dày.

  • Cắt bỏ đoạn ruột hỏng khi bị nhiễm trùng nặng.

  • Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy tới gặp bác sĩ nếu bạn gặp những dấu hiệu sau đây:

  • Sốt cao trên 38,9 độ C.

  • Người mệt mỏi,lờ đờ và không tỉnh táo.

  • Bụng đau quặn.

  • Tiêu chảy kéo dài.

  • Tiêu chảy ra máu.

  • Mất nước nghiêm trọng.

Nhất là nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần phải đưa tới bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường ruột

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng đường ruột ở người lớn và trẻ nhỏ, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do lây qua đường ăn uống, đặc biệt là khi ăn những thực phẩm hay uống nước có chứa vi sinh vật gây bệnh.

Những vi sinh vật gây bệnh bao gồm: Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Vi khuẩn:

Các nguồn phổ biến của nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn là:

  • Salmonella;

  • Listeria;

  • Clostridium perfringens;

  • Escherichia coli hoặc E. coli;

  • Staphylococcus, hoặc tụ cầu khuẩn.

Một số loại thực phẩm chứa những vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột thường gặp là:

  • Nước bị ô nhiễm;

  • Thịt, trứng, gia cầm nấu chưa được nấu chín;

  • Nước trái cây và sữa chưa được tiệt trùng;

  • Thực phẩm, nhất là thịt và trứng không được bảo quản lạnh tốt;

  • Thịt nguội;

  • Rau củ và trái cây chưa được rửa sạch.

Virus:

Ngoài những loại vi khuẩn thì virus cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên nhiễm trùng đường ruột. Trong đó, virus Noro thường lây lan qua thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm, ngoài ra cũng có thể lây truyền từ người sang người. 

Virus Rota được biết tới là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ em từ 3 tuổi trở xuống. Loại virus này thường sống ở các bề mặt tiếp xúc như đồ chơi, các tay vịn hoặc trên da. Trẻ em sẽ thường bị nhiễm virus Rota thông qua bàn tay bị nhiễm bẩn của mình, ví dụ như khi trẻ cầm nắm đồ chơi hay chạm tay vào những bề mặt có virus rồi đưa tay lên miệng. Lúc đó, virus sẽ xâm nhập dễ dàng vào đường tiêu hóa của trẻ và gây nên bệnh.

Ký sinh trùng:

Ký sinh trùng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường ruột. Nhất là Giardia Cryptosporidium.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) nhiễm trùng đường ruột?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị nhiễm trùng đường ruột. Tuy nhiên, những người cao tuổi và trẻ nhỏ thì thường có nguy cơ bị nhiễm trùng đường ruột nhiều hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) nhiễm trùng đường ruột

Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột: 

  • Hệ miễn dịch suy yếu.

  • Ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

  • Sống trong môi trường không sạch sẽ.

  • Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột

Chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột qua thăm khám lâm sàng, tình trạng bệnh sử cũng như lối sống của bệnh nhân.

Sau đó bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm phân để có thể xác định xem bệnh nhân có bị nhiễm trùng đường ruột không. Ngoài ra, xét nghiệm phân có thể giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân chính xác gây ra nhiễm trùng đường ruột.

Điều này rất quan trọng có thể giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị hiệu quả.

Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường ruột hiệu quả

Trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị, tuy nhiên nên theo dõi chặt chẽ những triệu chứng.

Khi người bệnh bị tiêu chảy thì cần phải bổ sung nhiều nước và chất điện giải để tránh cơ thể bị mất nước và suy kiệt.

Đối với người bệnh bị tiêu chảy nặng, nôn mửa nhiều và mất nước thì cần phải tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Nhất là những trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị tiêu chảy nhiều lần trên ngày, phân lỏng, sốt cao,...

Trong quá trình điều trị cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh hồi phục, ở trẻ còn bú thì nên tăng số lượng bú trong ngày.

Ngoài ra, phụ thuộc vào loại vi sinh vật gây bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thuốc phù hợp. Ví dụ khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn bác sĩ sẽ chỉ định một số kháng sinh như: Metronidazol, Ciprofloxacin,.... Trường hợp, nhiễm bệnh do ký sinh trùng thì bác sĩ sẽ kê thuốc chống ký sinh trùng.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm trùng đường ruột

Chế độ dinh dưỡng:

  • Tránh ăn những thực phẩm chưa qua chế biến, nên ăn chín uống sôi.

  • Chọn những loại thực phẩm tươi và vệ sinh sạch sẽ.

Chế độ sinh hoạt:

  • Nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình việc điều trị.

  • Cần phải duy trì lối sống tích cực và hạn chế stress, lo âu.

  • Trong quá trình điều trị, nếu gặp những vấn đề bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ.

  • Để theo dõi diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe cần phải thăm khám định kỳ để bác sĩ có thể tìm ra hướng điều trị thích hợp trong thời gian tiếp theo nếu cho tới khi tình trạng bệnh của có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột hiệu quả

Để phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Ăn chín uống sôi.

  • Phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, tránh dùng tay để bốc thức ăn.

  • Tránh dùng những thực phẩm chế biến sẵn vì có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.

  • Đảm bảo nguồn nước sử dụng hàng ngày phải sạch sẽ, vệ sinh.

  • Không nên ăn gỏi cá, rau sống, tiết canh,...

  • Môi trường sống cần được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt khi nhà có nuôi gia cầm, gia súc thì cần phải cách xa khu nhà ở để đảm bảo vệ sinh.

  • Khi nhà có nuôi thú cưng nên chú ý trường hợp thú cưng bị bệnh thì cần phải cách ly và không nên tiếp xúc gần để tránh những vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/gastrointestinal-infection#types

  2. https://www.healthline.com/health/digestive-health/stomach-bug-or-food-poisoning

  3. https://www.healthline.com/health/gastrointestinal-infection#symptoms

Các bệnh liên quan

  1. Rối loạn tiêu hóa

  2. Viêm túi thừa đại tràng

  3. Xơ gan do rượu

  4. Trĩ

  5. Viêm gan B

  6. Hẹp môn vị phì đại

  7. Viêm hậu môn

  8. Béo phì độ 1

  9. Polyp túi mật

  10. Viêm ruột thừa