Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Insulin Glulisine
Loại thuốc
Hormon làm hạ glucose máu, hormon chống đái tháo đường, insulin.
Dạng thuốc và hàm lượng
Tất cả các đái tháo đường typ 1 và đái tháo đường typ 2 để kiểm soát đường huyết.
Insulin glulisine có tác dụng khởi phát nhanh hơn và thời gian tác dụng ngắn hơn insulin người thông thường.
Insulin kích thích chuyển hóa carbohydrat ở mô cơ - xương, tim và mỡ bằng cách tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển glucose vào trong tế bào. Mô thần kinh, hồng cầu, và các tế bào ở ruột, gan và ống thận không cần insulin để vận chuyển glucose.
Ở gan, insulin tạo thuận lợi cho phosphoryl hóa glucose thành glucose-6-phosphat, chất này được chuyển thành glycogen hoặc chuyển hóa tiếp.
Insulin cũng tác dụng trực tiếp đến chuyển hóa mỡ và protein.
Insulin do bản chất là một protein nên bị phá hủy ở đường tiêu hóa và thường phải tiêm.
Tốc độ hấp thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đường dùng (tiêm bắp hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da), vị trí tiêm, thể tích và nồng độ thuốc và loại thuốc insulin.
Khi insulin glulisine được tiêm dưới da vào bụng, cơ delta và đùi, sự hấp thu nhanh hơn một chút khi tiêm ở bụng so với đùi. Sinh khả dụng tuyệt đối (70%).
Thời gian khởi phát tác dụng khoảng 0,41 giờ.
Sự phân bố và thải trừ của insulin glulisine và insulin người thông thường sau khi tiêm tĩnh mạch là tương tự nhau.
Insulin glulisine cho thấy sự gắn kết với protein huyết tương thấp, tương tự như insulin ở người.
Insulin chuyển hóa nhanh chủ yếu ở gan do enzym glutathion insulin transhydrogenase và ở một mức độ ít hơn ở thận và mô cơ. 60% được chuyển hóa ở tế bào lót ống lượn gần.
Sau khi tiêm dưới da, insulin glulisine được thải trừ nhanh hơn insulin người thông thường với thời gian bán thải là 42 phút. Trong một nghiên cứu phân tích về glulisine insulin ở người khỏe mạnh hoặc đối tượng mắc bệnh đái tháo đường týp 1 hoặc týp 2, thời gian bán hủy biểu kiến dao động từ 37 đến 75 phút.
Các chất có thể tăng cường hoạt động hạ đường huyết và tăng nhạy cảm với hạ đường huyết bao gồm: Các sản phẩm thuốc trị đái tháo đường uống, chất ức chế men chuyển (ACE), disopyramide, fibrat, fluoxetine, chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs), pentoxifylline, propoxyphen, salicylat và sulphonamide thuốc kháng sinh.
Các chất có thể làm giảm hoạt động hạ glucose trong máu bao gồm: Corticosteroid, danazol, diazoxide, thuốc lợi tiểu, glucagon, isoniazid, dẫn xuất phenothiazine, somatropin, các sản phẩm thuốc cường giao cảm (ví dụ epinephrine [adrenaline], salbutamol, terbutaline), hormone tuyến giáp, oestrogen, progestin (ví dụ như trong thuốc tránh thai), chất ức chế protease và các sản phẩm thuốc chống loạn thần không điển hình (ví dụ như olanzapine và clozapine).
Thuốc chẹn beta, clonidin, muối lithi hoặc rượu có thể làm tăng hoặc làm suy yếu hoạt động hạ đường huyết của insulin.
Pentamidine có thể gây hạ đường huyết, đôi khi có thể kèm theo tăng đường huyết.
Insulin glulisine có thể pha lẫn với insulin người isophan (NPH) tuy có giảm đôi chút nồng độ đỉnh insulin glulisin, nhưng thời gian đạt nồng độ đỉnh và toàn bộ sinh khả không bị ảnh hưởng nhiều.
Trong trường hợp không có các nghiên cứu về tính tương thích, sản phẩm thuốc này không được trộn lẫn với các sản phẩm thuốc khác ngoại trừ insulin người dạng NPH.
Không dùng Insulin glulisine cho các trường hợp sau:
Cách dùng: Insulin thường tiêm dưới da. Nên tiêm dưới da ở thành bụng, vùng đùi, cánh tay trên, mông. Cần luân phiên thay đổi các vị trí tiêm. Phải tiêm insulin ở nhiệt độ phòng. Tiêm trong thời gian ngắn (15 - 20 phút) trước hoặc sau bữa ăn.
Insulin glulisine là một chất tương tự insulin tác dụng nhanh.
Nhu cầu insulin khác nhau đáng kể giữa các bệnh nhân, điều chỉnh riêng theo từng cá thể và nhu cầu của bệnh nhân, yêu cầu theo dõi thường xuyên và giám sát y tế chặt chẽ.
Liều 0,4 đến 0,5 đơn vị/kg/ngày.
Liều ban đầu thận trọng từ 0,2 đến 0,4 đơn vị/kg/ngày có thể được xem xét để tránh khả năng hạ đường huyết.
Liều ban đầu cao hơn có thể được yêu cầu ở những bệnh nhân béo phì, ít vận động hoặc có biểu hiện nhiễm toan ceton.
Tổng liều hàng ngày thông thường 0,4 đến 1 đơn vị/kg/ngày chia làm nhiều lần.
Ban đầu: 0,4 đến 0,5 đơn vị/kg/ngày chia làm nhiều lần.
Khoảng thông thường: 0,4 đến 1 đơn vị/kg/ngày chia làm nhiều lần. Có thể dùng liều thấp hơn (0,25 đơn vị/kg/ngày), đặc biệt ở trẻ nhỏ, để tránh khả năng hạ đường huyết.
Trẻ sơ sinh ≥ 6 tháng và trẻ em dưới 6 tuổi: 0,4 - 0,8 đơn vị/kg/ngày.
Trẻ em ≥7 tuổi: 0,7 - 1 đơn vị/kg/ngày.
Trẻ em dậy thì và thanh thiếu niên: Trong tuổi dậy thì, nhu cầu về cơ bản có thể tăng lên > 1 đơn vị/kg/ngày và trong một số trường hợp có thể lên đến 2 đơn vị/kg/ngày.
Hạ glucose huyết.
Tăng glucose huyết phản ứng (tăng glucose huyết sau hạ glucose huyết, hiệu ứng Somogyi), hiện tượng bình minh.
Phản ứng tại chỗ: Dị ứng ban đỏ, ngứa ở chỗ tiêm, phát triển mô mỡ (thường do tiêm thuốc dưới da nhiều lần tại một vị trí).
Kháng insulin, toàn thân: nổi mày đay, phản ứng phản vệ, phù mạch, hạ kali huyết, teo mô mỡ ở chỗ tiêm thuốc dưới da.
Khi quên tiêm insulin, lượng đường trong máu của bạn có thể tăng quá cao (tăng đường huyết).
Các dấu hiệu cảnh báo dần dần xuất hiện bao gồm: Tăng đi tiểu; cảm thấy khát nước; mất cảm giác thèm ăn; cảm thấy buồn nôn (buồn nôn hoặc nôn); cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi; đỏ bừng; da khô; khô miệng và hơi thở có mùi trái cây (axeton).
Xử trí: Hãy thử lượng đường trong máu, gọi cho bác sĩ và đến cơ sở y tế gần nhất.
Quá liều và độc tính
Hậu quả chính của quá liều là hạ glucose huyết với các triệu chứng nhược cơ, cảm giác đói, vã mồ hôi toàn thân, nhức đầu, run, rối loạn thị giác, dễ bị kích thích, lú lẫn và rồi hôn mê do hạ đường huyết.
Cách xử lý khi quá liều Insulin glulisine
Xử trí: Hạ glucose huyết nhẹ (vã mồ hôi, nhợt nhạt, đánh trống ngực, run, nhức đầu, thay đổi hành vi) có thể cho ăn thức ăn chứa carbohydrat (bánh ngọt, viên đường, kẹo) hoặc uống (nước ép trái cây, cam).
Hạ glucose huyết nặng (hôn mê, co giật) đòi hỏi phải điều trị bằng glucagon hoặc dung dịch glucose tĩnh mạch.
Hạ glucose huyết nặng do insulin ít xảy ra nhưng là một cấp cứu nội khoa đòi hỏi phải điều trị ngay, người bệnh phải có sẵn một lọ glucagon trong gia đình để tiêm trong trường hợp cấp cứu. Nếu người bệnh không đáp ứng hoặc không có glucagon, phải cho khoảng 10 - 25 g glucose dưới dạng dung dịch glucose tiêm tĩnh mạch 50%, 20 - 50 ml.
Trong trường hợp nặng (cố ý quá liều), có thể cần glucose tĩnh mạch liều cao hơn hoặc lặp lại nhiều lần. Tiếp tục truyền glucose tĩnh mạch liên tục 5 - 10 g/giờ để duy trì nồng độ glucose huyết thỏa đáng cho tới khi người bệnh tỉnh và ăn được. Để phòng phản ứng hạ glucose huyết, phải cho ăn ngay carbohydrat khi người bệnh tỉnh.
Ở trẻ em và thiếu niên bị hạ glucose huyết nặng, glucagon với liều 30 microgam/kg tiêm dưới da, tối đa 1 mg (1 đơn vị) làm tăng nồng độ glucose huyết trong 5 - 10 phút nhưng có thể gây nôn hoặc buồn nôn.