Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Dược liệu/
  3. Me rừng

Me rừng: Thực phẩm có vị chua được dùng làm thuốc

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ

Me rừng được tìm thấy nhiều nơi ở nước ta, vừa được dùng làm món ăn vặt vừa được sử dụng để chế biến làm thuốc điều trị sốt, cảm mạo, đái tháo đường, nước ăn chân.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Me rừng có tên khoa học là Phyllanthus emblica L, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), còn có nhiều tên gọi khác như Chùm ruột núi, Mận rừng, Cam lam, Trám rừng, Chùm ruột rừng, Me quả tròn, Mắc kham, Mạy kham (Tày), Diều cam (Dao), Xi xa liên (Kho).

Đặc điểm tự nhiên

Me rừng có chiều cao thân trung bình từ 5-8 m, phân thành nhiều cành, cành mềm, trên cành có các lá nhỏ xếp lại thành hai dãy có hình dạng trông như lá kép lông chim, còn có lá kèm nhưng rất nhỏ, hình ba cạnh.

Hoa xuất hiện vào tháng 4 đến tháng 11 hàng năm, hoa nhỏ có màu vàng, thuộc loại hoa đơn tính cùng gốc, cụm hoa thành xim co mọc ở nách lá phía dưới của cành, với rất nhiều hoa đực, vài hoa cái. Quả thịt, hình cầu trước mọng, có màu nâu vàng nhạt, có khía nhưng không rõ, rất mờ, nếu khô thành quả nang. Kích thước quả tương tự như quả táo ta.

me-rung-1
Cây me rừng trong tự nhiên

Phân bố, thu hái, chế biến

Me rừng là cây mọc hoang ở khu vực rừng núi, đồi trọc, có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ, cũng có nhiều ở nước ta.

Thu hoạch rễ vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, đào về rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô. Còn quả thu hái vào mùa thu, đồ hơi nước rồi phơi hay sấy khô.

me-rung-2
Quả của cây me rừng

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng làm thuốc của Me rừng là quả, rễ và lá, có thể sử dụng vỏ cây.

Thành phần hoá học

Me rừng có nhiều thành phần khác nhau như:

  • Trong quả có chứa nhiều tannin, đặc biệt khi quả còn xanh. Trong tannin gồm acid chebulinic, acid chebulagic corilagin, terchebin, acid chebulic, acid galic, acid ellagic, vitamin C.

  • Lá cũng có chứa tannin nhưng ít hơn quả, hàm lượng tannin trong lá non khoảng 23-28%, còn có thành phần khác như kaempferol 3-glucozid, sitosterol, acid ellagic và lupeol.

  • Vỏ thân chứa 28-29,36% tannin, 2,25% lupeol, 3,75% d-leucodelphinidin.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, mỗi bộ phận của cây Me rừng có tính và vị khác nhau, rễ có vị đắng chát, tính bình, có tác dụng thu liễm và giáng áp, quả có vị chua, ngọt, đắng, tính mát, có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, sinh tân.

Vỏ cây cũng được dùng làm thuốc điều trị tiêu chảy nhưng ít dùng mà chủ yếu làm nguồn chất chát trong công nghiệp thuộc da và nhuộm.

me-rung-3
Quả có tác dụng nhuận phế

Theo y học hiện đại

Trong điều trị tiêu chảy

Me rừng có chứa nhiều vitamin C, khi phơi khô quả dùng điều trị tiêu chảy, kiết lỵ.

Trong điều trị đái tháo đường

Trong Me rừng có crom được chứng minh tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và glucid. Ngoài ra crom còn tăng sự nhạy cảm của insulin với mô đích như mô gan, cơ và mỡ, giúp giữ mức đường huyết được ổn định.

Liều dùng & cách dùng

Mỗi ngày sắc lấy nước uống khoảng 10 - 30 quả để điều trị ho, đau họng, sốt, khô miệng, khát nước, cảm mạo.

Mỗi này sắc rễ từ 15 - 20 g lấy nước uống điều trị viêm ruột, tiêu chảy, đau bụng đi ngoài, tăng huyết áp.

Lở loét, mẩn ngứa dùng lá nấu nước rửa bên ngoài.

Bài thuốc kinh nghiệm

Tăng huyết áp

Sắc rễ của Me rừng lấy nước uống, khoảng 15 - 30 g rễ, chia thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày.

Cảm mạo gây sốt cao

Dùng quả me rừng khoảng 10 – 30 g. Sắc lấy nước uống, chia thành nhiều lần và dùng hết trong ngày.

Lợi tiểu

  • Dùng vỏ thân 10 – 20 g, sắc uống trong ngày.

  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị một số vị thuốc như lá me rừng 10 – 20 g, mã đề và râu ngô mỗi thứ 1 ít. Đem các vị sắc lấy nước uống, chia thành nhiều lần uống hết trong ngày.

Đái tháo đường

Dùng quả me rừng 15 – 20 g. Ướp với muối ăn rồi dùng uống hằng ngày.

Tiêu chảy, đau bụng và đau họng

Dùng rễ me rừng đã phơi khô khoảng 15 – 20 g, đem sắc với 700 ml nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Lưu ý

Không có thông tin.

Nguồn tham khảo