Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Dược liệu/
  3. Muối biển

Muối ăn: Loại gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ

Muối ăn là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt. Ngoài ra, muối ăn còn dùng cho người bệnh có nhiệt kết trong ruột, dạ dày, táo bón, đau răng, đau mắt đỏ, nôn ói, lở ngứa ở hạ bộ. Trong Tây y, đây là nguyên liệu trong sản xuất thuốc tiêm, dung dịch rửa vết thương, dung dịch nhỏ mắt…

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Muối biển

Tên khác: Natri clorua (muối biển thông thường)

Tên khoa học: Natrium chloridum crudum

Đặc điểm tự nhiên

Muối ăn kết tinh dưới dạng tinh thể hình lập phương, tạo thành các khối hình tháp rỗng, không màu đôi khi vẩn đục, vị mặn, dễ hút ẩm và chảy nước, nhưng dễ dàng làm khô trở lại nếu rang trên bếp.

muối biển
Muối biển rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố

Vùng nước mặn ven biển ở nhiều tỉnh thành trong nước. Một số vựa muối nổi tiếng ở nước ta như Cà Ná, Phương Cựu (Ninh Thuận), Hải Hậu (Nam Định), Diêm Điền (Thái Bình), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Hòn Khói (Khánh Hòa), Ba Tri (Bến Tre), Long Điền (Vũng Tàu), đồng muối Bạc Liêu…

muối ăn kết tinh
Muối ăn kết tinh dưới dạng tinh thể hình lập phương

Thu hoạch

Diêm dân chờ nước lên ở cánh đồng muối. Khi nước ở các cánh đồng này bay hơi hết, muối sẽ kết tinh lại, diêm dân tiến hành thu muối này. Sau đó tinh chế làm sạch nhiều lần để có được muối ăn theo yêu cầu.

tạo ra muối ăn
Một cánh đồng thu hoạch muối ăn ở nước ta.

Bộ phận sử dụng

Tinh thể muối sau khi làm sạch.

Thành phần hoá học

Ngoài natri clorid, trong muối ăn còn có một số tạp thường gặp như kali clorid, magie clorid, muối calci, muối sulfat, sắt…

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Muối ăn có vị mặn, tính hàn, không độc, vào các kinh thận, tâm, vị với tác dụng tả hỏa, thanh tâm, lương huyết, nhuận táo, dẫn các thuốc khác vào kinh lạc.

Dùng cho người bệnh có nhiệt kết trong ruột, dạ dày, táo bón, đau răng, đau mắt đỏ, nôn ói, lở ngứa ở hạ bộ.

Theo y học hiện đại

Tây y sử dụng muối tinh khiết để pha chế các dung dịch đẳng trương, ưu trương hoặc dung dịch rửa các vết thương.

Liều dùng & cách dùng

Ngày dùng từ 1 - 3 g, nếu muốn gây nôn ói thì dùng liều 10 – 20 g/lần.

Bài thuốc kinh nghiệm

Bài thuốc chữa viêm họng

Ngậm từng hạt muối cho đến khi muối tan hết trong miệng. Theo dõi thấy họng đỡ thì ngưng.

Bài thuốc chữa ho cảm

Cho ít muối vào bên trong múi chanh rồi ngậm dần cho tan ra.

Bài thuốc chữa đau bụng

Sao ấm muối ăn, bọc vào tấm vải rồi tiến hành chườm ấm nếu thấy đau bụng.

Bài thuốc chữa răng lung lay, lở lợi

Ngậm nước muối khoảng 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc chữa chảy nước mắt

Pha loãng nước muối rồi đem rửa sạch mắt.

Lưu ý

Không dùng cho bệnh nhân huyết hư, ứ trệ, phù.

Nguồn tham khảo