Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Nadroparin (Nadroparin calcium)
Loại thuốc
Chống đông máu nhóm heparin trọng lượng phân tử thấp (thuốc chống huyết khối)
Dạng thuốc và hàm lượng
Bơm tiêm nạp sẵn để tiêm dưới da có chứa:
9500 IU kháng Xa/ml (1900 IU/0,2 ml, 2850 IU/0,3 ml, 3800 IU/0,4 ml, 5700 IU/0,6 ml, 7600 IU/0,8 ml, 9500 IU/1,0 ml).
19000 IU kháng Xa/ml (11400 IU/0,6 ml, 15200 IU/0,8 ml,19000 IU/1,0 ml)
Mẫn cảm với nadroparin hoặc heparin, benzyl alcohol.
Xuất huyết nặng đang hoạt động (đột quỵ do xuất huyết não, loét dạ dày - tá tràng nặng, …)
Bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu.
Chấn thương/mổ sọ não, mắt, tai.
Tăng huyết áp nặng chưa kiểm soát được.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (Osler), trừ trên van nhân tạo.
Bệnh võng mạc xuất huyết hoặc do đái tháo đường.
Nadroparin là một heparin trọng lượng phân tử thấp, gồm một hỗn hợp không đồng nhất các mạch glycosaminoglycan polysaccarid sulfat, trong đó pentasaccarid là vị trí liên kết đặc hiệu của antithrombin III, dẫn tới ức chế mạnh yếu tố Xa.
Đặc tính dược lý của nadroparin thường được đo gián tiếp bằng hoạt tính kháng yếu tố Xa, biểu thị bằng đơn vị quốc tế kháng yếu tố Xa (IU) hoặc đơn vị viện Choay (ICU-Institute Choay Unit).
1 miligam nadroparin calci có hoạt tính kháng Xa khoảng 80 IU hoặc 240 ICU. Một đơn vị quốc tế (1 IU) tương đương với khoảng 3 ICU.
Nadroparin có tác dụng kháng Xa cao hơn kháng IIa (thrombin).
Tỷ lệ giữa 2 tác dụng đó nằm trong khoảng 2,5 - 4 (so với tỉ lệ bằng 1 của heparin).
So với heparin thông thường, nadroparin có ái lực yếu hơn heparin trên cofactor II, yếu tố tiểu cầu 4 (gây ngưng tập tiểu cầu và ức chế gắn với antithrombin III) và biểu mô thành mạch, cũng như ít ái lực với yếu tố VIIIR (yếu tố von Willebrand), dẫn tới ít ảnh hưởng tới
sự ngưng tập tiểu cầu do yếu tố VIIIR. Tóm lại, nadroparin ít nguy cơ gây chảy máu hơn heparin.
Khi dùng với liều điều trị, ở thời điểm có tác dụng tối đa, thời gian cephalin-kaolin (APTT) kéo dài hơn bình thường 1,4 lần. Tuy nhiên, thời gian cephalin-kaolin không thay đổi đáng kể trong khi khả năng ức chế yếu tố Xa vẫn được giữ nguyên khi dùng liều thấp hơn (liều dự phòng). Nói chung, không sử dụng APTT để theo dõi điều trị được.
89% nadroparin được hấp thu sau khi tiêm dưới da và phân bố nhanh vào cơ thể.
Nồng độ cực đại trong huyết tương đạt được sau 3 giờ.
Thể tích phân bố khoảng 3,59 lít.
Thuốc được chuyển hóa chính tại gan.
Thải trừ chủ yếu qua thận theo cơ chế không bão hòa.
Hệ số thanh thải toàn thân là 1,2 lít/giờ. Với người suy thận vừa (hệ số thanh thải creatinin từ 36 đến 43 ml/phút) và nặng (hệ số thanh thải creatinin từ 10 đến 20 ml/phút), hệ số thanh thải nadroparin huyết tương trung bình giảm lần lượt 63% và 50% so với người khỏe mạnh, trong khi hệ số thanh thải huyết tương trung bình ở bệnh nhân lọc máu giảm 67%.
Nửa đời thải trừ của nadroparin dựa trên hoạt tính kháng Xa sau khi tiêm dưới da vào khoảng 2 - 5 giờ (trung bình 3,5 giờ), không phụ thuộc liều.
Sau khi tiêm tĩnh mạch, nửa đời thải trừ của thuốc là 2 đến 3,5 giờ (trung bình 2,5 giờ).
Đối với suy thận vừa (Clcr 36 - 43 ml/phút) và nặng (Clcr 10 - 20 ml/phút), nửa đời thải trừ trung bình tăng lần lượt 39% và 112% so với người khỏe mạnh, trong khi nửa đời thải trừ ở bệnh nhân lọc máu tăng 65%.
Đối với người cao tuổi, chức năng sinh lý của thận thường giảm, đào thải thuốc sẽ chậm lại. Nhưng sự thay đổi này không ảnh hưởng đến liều dùng và số lần dùng trong điều trị dự phòng khi chức năng thận còn ở trong giới hạn cho phép. Đối với người trên 75 tuổi, nhất
thiết phải đánh giá chức năng thận bằng công thức Cockcroff trước khi bắt đầu điều trị bằng một heparin có trọng lượng phân tử thấp.
Khi dùng kèm với thuốc co mạch, nồng độ cực đại của thuốc trong huyết tương giảm đáng kể.
Tương tác với các thuốc khác:
Tránh dùng cùng các thuốc có thể gây tăng kali huyết như thuốc lợi tiểu giữ kali, muối kali, thuốc ức chế enzym chuyển, thuốc ức chế angiotensin II, thuốc chống viêm không steroid, ciclosporin, trimethoprim, tacrolimus ...
Không nên cho dùng cùng dextran 40 vì tăng nguy cơ chảy máu do dextran 40 ức chế chức năng tiểu cầu.
Thận trọng khi cho dùng cùng thuốc uống chống đông máu, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, thuốc làm tan cục máu đông.
Mẫn cảm với nadroparin hoặc heparin, benzyl alcohol.
Xuất huyết nặng đang hoạt động (đột quỵ do xuất huyết não, loét dạ dày - tá tràng nặng, …).
Bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu.
Chấn thương/mổ sọ não, mắt, tai.
Tăng huyết áp nặng chưa kiểm soát được.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (Osler), trừ trên van nhân tạo.
Bệnh võng mạc xuất huyết hoặc do đái tháo đường.
Người lớn: Liều dùng được tính theo đơn vị (IU) kháng Xa.
Tiêm dưới da (trừ khi có chỉ định thẩm tách máu), không được tiêm bắp. Dùng cho người lớn.
Dự phòng bệnh huyết khối tắc tĩnh mạch trong phẫu thuật chung:
Trường hợp có nguy cơ cao (phẫu thuật khớp háng, đầu gối):
Điều trị huyết khối tắc mạch sâu: Nadroparin calci tiêm dưới da liều 85 đv/kg cách 12 giờ/1 lần cho tới 10 ngày, hoặc liều 171 đv/kg tiêm mỗi ngày 1 lần.
Điều trị hội chứng vành cấp (đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có sóng Q): Tiêm tĩnh mạch liều ban đầu 86 đv/kg, tiếp theo là tiêm dưới da 86 đv/kg sau mỗi 12 giờ cho tới khoảng 6 ngày. Phải phối hợp với aspirin liều thấp.
Dự phòng đông máu trong thẩm phân máu kéo dài dưới 4 giờ:
Sung huyết, xuất huyết tại chỗ tiêm.
Bọc máu trong ống sống trong gây tê tủy sống có thể dẫn tới liệt vĩnh viễn.
Giảm tiểu cầu, có hai loại, typ I (phổ biến) và typ II (hiếm nhưng nặng)
Hoại tử da ở vùng tiêm, máu tụ ở vùng tiêm.
Dị ứng da hoặc toàn thân, tăng nhất thời transaminase.
Loãng xương, tăng kali huyết.
Theo dõi chảy máu và những tai biến về huyết học.
Thận trọng khi dùng cho người bệnh dưới 40kg, người cao tuổi, bị suy thận, suy gan, có tiền sử loét đường tiêu hóa, đang trong kỳ hậu phẫu thần kinh.
Theo dõi về chức năng thận, thử nghiệm hóa sinh và huyết học hoạt tính kháng Xa. Nếu số tiểu cầu giảm 30 - 50% thì phải ngừng thuốc ngay.
Phải ngừng thuốc ít nhất 12 giờ nếu cần phải gây tê tủy sống.
Cần cân nhắc sử dụng thuốc cho bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật khớp gối.
Thuốc có thể gây tăng nồng độ kali huyết
Hiện nay, không có đủ thông tin lâm sàng về tính an toàn của thuốc và vì vậy không nên cho dùng trong thời kỳ mang thai
Việc hấp thu thuốc ở đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh không chắc xảy ra. Việc dùng nadroparin trên người mẹ cho con bú không phải là chống chỉ định
Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
Quá liều và độc tính
Quá liều nadroparin calci do ngẫu nhiên có thể dẫn đến xuất huyết.
Cách xử lý khi quá liều Nadroparin
Trường hợp quá liều nhiều phải ngừng dùng thuốc ngay, ít nhất là ngừng tạm thời.
Trong trường hợp rất nặng phải dùng protamin do tác dụng chống đông máu của nadroparin bị protamin ức chế. Tiêm tĩnh mạch chậm protamin sulfat với liều (mg) bằng liều nadroparin (mg) đã dùng.
Truyền liều thứ 2, 0,5 mg protamin cho mỗi mg nadroparin, nếu 2 - 4 giờ sau khi truyền liều thứ nhất APTT vẫn kéo dài. Hoạt tính kháng Xa không bao giờ bị trung hòa hoàn toàn.
Chưa có báo cáo.
Dược thư Việt Nam 2015
Drugbank.vn: https://drugbank.vn/thuoc/Fraxiparine-0-3ml&VN-14178-11