Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phù tiểu mạch được trồng nhiều ở các quốc gia thuộc châu, Liên bang Nga, Bắc Phi, Bắc Mỹ, Trung Cận Đông, Trung Á, Trung Quốc và được nhập nội vào Việt Nam từ những năm 1960. Phù tiểu mạch có công dụng chữa tiêu chảy, tăng dục, bổ, làm tăng sự ngon miệng và vị giác, tác dụng làm mát, nhuận tràng, trị đa tiết mật.
Tên tiếng Việt: Phù tiểu mạch.
Tên khác: Tiểu mạch; lúa mì.
Tên khoa học: Triticum aestivum L.
Cây sống hằng năm, rễ chùm hình sợi. Thân cao khoảng 0,8 – 1,5m, mọc thẳng đứng thành cụm thưa, nhẵn.
Lá hình dải rộng hay hình mũi mác dài, xếp thành hai dãy, gốc có bẹ nhẵn, lưỡi bẹ ngắn và đầu nhọn.
Cụm hoa là các bông mọc dày đặc, sẽ cong xuống khi chín. Bông nhỏ mọc đơn độc, hình bầu dục, dẹt, màu hồng hay trắng nhạt, nhẵn hoặc có lông, mang 3 – 5 hoa (thường là 4 hoa). Mày có mùi nhọn, không đều nhau và có hình bầu dục, nhị 3, bầu có lông ở đỉnh.
Quả hình thuôn hoặc bầu dục, có lông ở đỉnh.
Phù tiểu mạch là loại cây lương thực đã được trồng từ thời cổ đại và mọc chủ yếu ở vùng ôn đới ấm. Phù tiểu mạch được trồng nhiều ở các quốc gia thuộc châu Âu, Liên bang Nga, Bắc Phi, Bắc Mỹ, Trung Cận Đông, Trung Á, Trung Quốc và được nhập nội vào Việt Nam từ những năm 1960. Cây được trồng ở Trùng Khánh – Cao Bằng, Hà Giang, Mộc Châu – Sơn La và Điện Biên. Tuy nhiên, do năng suất trồng hạn chế nên chỉ dừng ở phạm vi thử nghiệm tại những điểm trồng Phù tiểu mạch trên và hiện cũng không còn trồng nữa.
Phù tiểu mạch là cây ưa khí hậu ẩm mát, ưa sáng, nên trước đây chỉ thấy vào vụ xuân – hè ở nước ta. Vào đầu mùa xuân thì gieo hạt và thu hoạch vào mùa hè. Trong khi đó, trên thế giới, tuỳ theo loại giống và vùng lãnh thổ có thể khác biệt nhau về thời vụ gieo trồng Phù tiểu mạch. Toàn bộ vòng đời của Phù tiểu mạch chỉ kéo dài dưới 6 tháng.
Bộ phận sử dụng của cây Phù tiểu mạch là hạt.
Trong hạt Phù tiểu mạch chứa nhiều nhóm chất quan trọng như:
Theo Đông y, tiểu mạch vị ngọt, tính mát; vào tỳ, thận, tâm. Có tác dụng bổ thận, kiện tỳ, trừ nhiệt, chỉ khát, nhuận tràng, trừ tự hãn, đạo hãn, dưỡng tâm. Dùng tốt cho người bệnh đái tháo đường, người bị kích động cuồng sảng, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, tiêu chảy...
Một thang thuốc thảo dược của Trung Quốc bao gồm hạt Phù tiểu mạch, đại táo và rễ cam thảo cho hiệu quả cao trong điều trị chứng mất ngủ, dễ bị xúc động và co giật trẻ em. Hiện các nhà khoa học đã làm sáng tỏ cơ chế gây an thần của thuốc này, nghiên cứu về tác dụng trên các dòng ion qua màng và tác dụng gây tê, kết quả thu được như sau:
Thuốc ức chế các dòng calci, kali và natri ở tế bào thần kinh ốc sên.
Thuốc ức chế trên hoạt tính kích thích do pentylentetrazol gây ra.
Trên các sợi dây thần kinh ếch, thuốc có tác dụng gây tê. Các kết quả nghiên cứu gợi ý nguyên nhân chính của tác dụng an thần của thuốc là do tác dụng ức chế trên tính tăng hưng phấn của màng tế bào thần kinh.
Hạt Phù tiểu mạch có tác dụng làm hạ cholesterol và triglycerid trong máu.
Phù tiểu mạch có thể dùng làm chất bổ sung thực phẩm cho các hợp chất chống oxy hoá như flavonoid và polyphervol. Cây Phù tiểu mạch có hoạt tính chống oxy hoá tương đương hoặc cao hơn một số rau và củ quả như: Tỏi, nghệ, hành tây, dâu tây, rau cải (spinach), cà rốt và mận. Có mối liên hệ giữa hàm lượng các hợp chất phenolic (trong đó có các flavonoid) và hoạt tính chống oxy hoá. Cây Phù tiểu mạch được báo cáo là có tác dụng điều trị trong nhiều bệnh như bệnh thiếu máu và viêm loét ruột kết mạn tính.
Hạt Phù tiểu mạch đem rang lên rồi sắc uống để chữa tiêu chảy. Ăn bánh mì (làm từ Phù tiểu mạc) mà không ăn kèm thêm rau sẽ bị táo bón.
Theo kinh nghiệm của nhân dân Tunisi, dùng rạ Phù tiểu mạch sắc uống làm gẩy người, sút cân [Lê Trần Đức, 1997: 1085 – 1087].
Theo kinh nghiệm của nhân dân Ấn Độ, hạt Phù tiểu mạch có công dụng chữa tiêu chảy, tăng dục, bổ, làm cho béo, làm tăng sự ngon miệng và vị giác, tác dụng làm mát, nhuận tràng, có tác dụng trị đa tiết mật.
Ở Trung Quốc, hạt Phù tiểu mạch đem rang lên được coi là có tác dụng chữa chứng ra nhiều mồ hôi, đặc biệt trong bệnh lao phổi ở phụ nữ [Kiritkar K.R. et al., 1998: 2700 – 2701)
Trong y học dân gian Italia, dùng dầu ô – liu hầm với mầm Phù tiểu mạch, được dùng ngoài bằng cách xoa trên da đầu có tác dụng chữa chứng rụng tóc (De Feo V, 1992).
Chữa tiêu chảy ra nước
Dùng Bột Phù tiểu mạch rang cháy rồi uống với nước cơm, hoặc với nước chè, không hạn chế liều lượng.
Chữa trẻ em tiêu chảy kéo dài
Dùng Hạt Phù tiểu mạch và ý dĩ, sao đều rồi sắc uống thay nước, hoặc đem tán thành bột, cho ăn hàng ngày thì khỏi [Lê Trần Đức, 1997: 1085 – 1087].
Chữa thổ tả, phiền khát
Dùng bài Mạch môn đông thang: bạch linh 4g, chích thảo 2g, quất bì 4g, bạch truật 4g, mạch môn 8g, tiểu mạch 4g, bán hạ 4g, nhân sâm 2g. Sắc uống.
Trị chứng buồn bực bất an, tinh thần hoảng hốt không tự chủ, phiền muộn
Dùng bài Cam mạch đại táo thang: tiểu mạch 40g, cam thảo 10g, đại táo (xé) 10 quả. Sắc uống. Tác dụng an thần, dưỡng tâm, hòa trung hoãn cấp, ngoài ra còn có tác dụng tăng sữa cho cho phụ nữ sau sinh.
Khí, âm bất túc, mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi, tim hồi hộp
Dùng Phù tiểu mạch 40g, hoàng kỳ 16g, ma hoàng căn 10g, mẫu lệ nướng 40g. Tán bột. Dùng 12 – 20g trong ngày hoặc sắc uống cho tác dụng cố biểu chỉ hãn, bổ khí liễm âm.
Chưa có báo cáo.
Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/lua-mi.html