Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có không ít nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm ở vùng đầu. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh nguy hiểm tiềm ẩn mà cha mẹ nên chú ý.
Nhiều bậc phụ huynh thường bối rối và không biết cách xử lý khi trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu. Họ lo lắng không biết nguyên nhân gây ra tình trạng này ở bé. Và làm cách nào để điều trị? Lý do khiến bé đổ mồ hôi trộm ở vùng đầu có rất nhiều. Để đảm bảo an toàn cho trẻ và luôn có hướng khắc phục đúng đắn, bạn có thể tham khảo các thông tin qua bài viết sau.
Tình trạng đổ mồ hôi trộm là vấn đề dễ gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào, thế nhưng trẻ em là đối tượng thường xuyên bị nhất. Mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh và bé nhỏ sẽ gặp nhiều ở các vị trí như phần lưng, bàn chân, tay, trán, hai nách và vùng đầu.
Trong thành phần của mồ hôi gồm nước, muối và các chất cặn bã. Tỷ lệ nước sẽ chiếm hơn 90%. Chính vì vậy, việc bé đổ mồ hôi trộm quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước và muối khoáng. Đây là tiền đề phát sinh các bệnh lý nguy hiểm đến trẻ nhỏ nếu không ngăn chặn và điều trị kịp thời. Hậu quả đầu tiên dễ thấy nhất khi bé bị mồ hôi trộm là sẽ dễ bị cảm lạnh do mồ hôi toát ra chưa kịp lau sẽ thấm ngược vào cơ thể qua các lỗ chân lông. Ngoài ra, bé sẽ dễ mệt mỏi, suy kiệt, kén ăn,...
Mồ hôi trộm hiện tại được phân chia thành 2 loại: bệnh lý và sinh lý. Nhận biết được việc trẻ bị mồ hôi trộm là bệnh lý hay sinh lý sẽ giúp cha mẹ khắc phục trình trang này sớm. Khi trẻ hoạt động hoặc quá trình trao đổi chất của bé diễn ra mạnh hơn so với bình thường, thì hiện tượng mồ hôi trộm sẽ diễn ra để giúp cơ thể trẻ tỏa nhiệt. Đây là tình trạng đổ mồ hôi trộm trẻ em thuộc về sinh lý. Ngược lại, dù đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi, không vận động hoặc đang ngủ mà mồ hôi vẫn tiết ra, thì điều này có thể là dấu hiệu để bạn nhận biết trẻ ra mồ hôi trộm bệnh lý.
Như đã nói ở trên, tuy rằng mồ hôi trộm không phải là một loại bệnh nguy hiểm, nhưng tình trạng này kéo dài thường xuyên và không tìm cách trị mồ hôi trộm cho bé sẽ ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của bé. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần chú ý đặc biệt và luôn theo dõi trẻ khi có các dấu hiệu của bệnh. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị đổ mồ hôi trộm:
Nhiều cha mẹ thường cho trẻ ở trong phòng thường xuyên để dễ trông coi. Thế nhưng, họ không biết rằng không gian phòng ít thoáng khí và bí bách sẽ khiến nhiệt độ bên trong tăng cao. Điều này sẽ khiến cơ thể trẻ bắt buộc phải tiết ra nhiều mồ hôi để giải nhiệt. Cách chữa mồ hôi trộm cho bé trong trường hợp này là nên thiết kế phòng thông thoáng. Đây là phương pháp chữa mồ hôi trộm ở trẻ em đơn giản và dễ thực hiện nhất.
Các dây hệ thần kinh bên ngoài sẽ có nhiệm vụ kiểm soát nhiệt giúp cơ thể. Việc tuyến mồ hôi ra nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào sự điều hòa của các dây thần kinh trong não bộ. Vì vậy, nếu hệ thần kinh của bé còn yếu ớt, chưa phát triển hoàn thiện thì cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu.
Đối với các bé nhỏ dưới 1 tuổi, lý do dẫn đến việc trẻ bị đổ mồ hôi trộm ở đầu là do cơ thể đang bị thiếu vitamin D. Những tháng đầu đời là giai đoạn khung xương của trẻ cần nhiều dưỡng chất nhất để phát triển mạnh mẽ. Vì thế, nếu mẹ không cung cấp đầy đủ Canxi, vitamin D cho bé ở giai đoạn này, trẻ sẽ dễ bị còi xương, vàng da, dễ bị ốm và thường xuyên đổ nhiều mồ hôi trộm. Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin D và phơi nắng bé thường xuyên là cách trị mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả.
Dù trẻ đang ở trong môi trường thoáng mát, phòng máy lạnh mà vẫn bị đổ mồ hôi thì có khả năng đã mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Tình trạng này cũng thường gặp ở người lớn, biểu hiện là lòng bàn tay chân thường bị đổ mồ hôi. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh, hoặc do gen di truyền. Một số ít sẽ do tăng hoạt động tuyến giáp. Để chữa mồ hôi trộm ở trẻ trong trường hợp này bạn nên cho bé đến gặp bác sĩ.
Việc trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bé bị bệnh tim bẩm sinh. Vì thế, đối với các trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm nhỏ thường xuyên nhưng không đến từ các nguyên nhân trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để khám sàng lọc tim bẩm sinh. Phát hiện bệnh càng sớm sẽ càng tăng cơ hội chữa trị thành công.
Trong bài là những dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu. Hy vọng rằng với các thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn luôn nhận ra tình trạng bệnh đổ mồ hôi trộm ở bé sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Từ đó, sức khỏe của trẻ sẽ luôn được bảo vệ tuyệt đối, cơ thể phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh.
Bảo Vân
Nguồn: Vinmec
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.