Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khi nào thì nên tầm soát tiền đái tháo đường?

Ngày 27/12/2020
Kích thước chữ

Khi nào thì nên tầm soát tiền đái tháo đường? Và làm thế nào để tiền đái tháo đường tiến triển thành đái tháo đường? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Tiền đái tháo đường là một dạng rối loạn về chuyển hóa đường glucose khiến chỉ số đường huyết tăng cao nhưng vẫn chưa được coi là bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều chỉnh về chế độ dinh dưỡng và lối sống thì nó có thể phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Vậy khi nào thì nên tầm soát tiền đái tháo đường? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tiền đái tháo đường là gì?

Tiền đái tháo đường là sự kết hợp giữa quá trình sản sinh insulin và độ nhạy của insulin cũng sẽ giảm đi. Dạng rối loạn này thường xảy ra khi đói hay rối loạn dung nạp glucose. Nguyên nhân của bệnh tiền đái tháo đường là do insulin không được tạo ra đủ sau khi ăn hoặc cơ thể không hấp thụ được insulin. Điều này sẽ khiến cho đường bị tích tụ trong máu và khiến nồng độ đường tăng cao lên. 

Đối với những người bình thường, lượng glucose trong máu khi đói (nhịn ăn ít nhất 8h) là khoảng từ 70-100mg/dL. Còn đối với những người bị tiền đái tháo đường thì lượng glucose trong máu khi đói rơi vào khoảng 100-125mg/dL.

khi-nao-thi-nen-tam-soat-tien-dai-thao-duong-1

Tiền đái tháo đường là một dạng rối loạn về chuyển hóa đường glucose

Trên thực tế, tiền đái tháo đường sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu gì. Mà để xác định được bệnh, bệnh nhân cần phải xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số glucose trong máu khi đói. Nếu không kiểm soát được lượng đường trong máu, người bị tiền đái tháo đường có thể sẽ bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Và có đến hơn 50% đối tượng bị tiền đái tháo đường sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường trong vòng 5 - 10 năm. 

Khi nào thì nên tầm soát tiền đái tháo đường?

Như chúng ta đã biết, tiền đái tháo đường thường sẽ không có triệu chứng rõ ràng khiến người bệnh khó nhận biết những dấu hiệu bất thường để chủ động xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc những đối tượng sau và thường xuyên có biểu hiện như hay buồn ngủ, tăng tích mỡ quanh bụng, người có cảm giác mệt mỏi thì bạn hãy đi xét nghiệm máu để phát hiện sớm triệu chứng của tiền đái tháo đường. 

Chẳng hạn như những người có lối sống ít vận động, người bị thừa cân béo phì, người trên 45 tuổi, người có người nhà bị bệnh tiểu đường. Chị em phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc thường xuyên gặp một số triệu chứng như kinh nguyệt không đều, béo phì. Ngoài ra, những người bị tăng huyết áp, mỡ trong máu cao hơn chỉ số bình thường, người bị rối loạn lipid (giảm HDL cholesterol hoặc tăng triglycerid) cũng cần phải đi tầm soát đái tháo đường sớm. 

Biện pháp ngăn ngừa tiền đái tháo đường thành đái tháo đường

Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa tiền đái tháo đường để không biến chúng trở thành đái tháo đường: 

1. Béo phì

Những người bị tiền đái tháo đường thường sẽ dễ có nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đối với những người béo phì. Để hạn chế trường hợp này, người bệnh cần phải duy trì mức cân nặng hợp lý bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên vận động và thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe.

khi-nao-thi-nen-tam-soat-tien-dai-thao-duong-2

Biện pháp ngăn ngừa tiền đái tháo đường thành đái tháo đường

2. Chế độ ăn uống hợp lý

Để ngăn ngừa tiền đái tháo đường tiến triển thành tiểu đường thì cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý nhưng vẫn cần phải đảm bảo cơ thể được hấp thu đủ những dưỡng chất cần thiết. Bạn có thể sử dụng những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc nguyên hạt, gạo không chà trắng, ăn nhiều những loại thực phẩm giàu chất xơ để làm giảm khả năng hấp thụ cholesterol trong máu. Đồng thời, nên sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật. 

Theo đó, người bị tiền đái tháo đường nên ăn cá tối thiểu 2 lần/tuần và ưu tiên sử dụng chất chạm từ thực vật. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có chứa cholesterol và chất béo bão hòa như mỡ động vật, nội tạng động vật và đồ ăn nhanh như gà rán, xúc xích... nhằm phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. 

Bên cạnh đó, nên giảm nêm nếm bằng muối khi chế biến món ăn và tránh dùng thêm các loại nước chấm. Hạn chế sử dụng nước ép trái cây, nước ngọt, bánh kẹo. Hạn chế sử dụng chất kích thích, bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích… Hạn chế sử dụng những đồ ăn sẵn cần hạn chế như cà muối, dưa muối, thịt hộp… 

3. Thường xuyên tập luyện thể thao

Việc thường xuyên duy trì thói quen luyện tập thể thao sẽ giúp kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, đồng thời trạng tình trạng rối loạn dung nạp đường và phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả. Tuy nhiên, cường độ luyện tập còn phải tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người và nếu được, hãy tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ để có thể lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với mình nhất nhé!

khi-nao-thi-nen-tam-soat-tien-dai-thao-duong-3

Thường xuyên duy trì thói quen tập luyện thể thao

Bên cạnh đó, nên duy trì khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của bệnh và có hướng điều trị kịp thời. 

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề khi nào thì nên tầm soát tiền đái tháo đường. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề này nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin