Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

So đo tím: Cây thảo dược với nhiều công dụng chữa bệnh

Ngày 09/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

So đo tím là một trong những Cây thảo dược quan trọng thuộc họ Bignoniaceae, là một loại cây nhiệt đới lớn, có chiều cao lên đến 30 m với nhiều công dụng chữa bệnh như chữa rắn cắn, ký sinh trùng đường ruột, sốt, thiếu máu, táo bón, sốt rét, tiểu đường, dị ứng, rối loạn hệ thống miễn dịch.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: So đo tím.

Tên gọi khác: Kèn tím; Kèn hồng.

Tên khoa học: Tabebuia rosea (Bertol.) DC. Họ: Đinh – Bignoniaceae.

Họ Bignoniaceae là một họ đa phần ờ vùng nhiệt đới với khoảng 82 chi. Trong đó, Tabebuia là chi lớn nhất của họ, với khoảng 100 loài cây gỗ và cây bụi từ châu Mỹ nhiệt đới.

Đặc điểm tự nhiên

So đo tím là một cây cao, phát triển nhanh, cao đạt từ 25 đến 30 m và có thể đạt đường kính ngang ngực lên đến 100 cm. Cây có chiều dài ngắn, phân tán không đều, phân tầng và chỉ có vài nhánh dày.

Vỏ cây màu xám, màu nâu đen hoặc nâu xám, thô ráp và có rãnh hẹp theo chiều dọc, với các đường vân sần sùi; vỏ bên trong có màu kem hoặc hơi hồng, dạng sợi, vị đắng, có mùi bạc hà.

Các lá mọc đối, hình mác, có 5 lá đơn trên mỗi cuống. Lá có kích thước 5 - 22 cm x 2 - 11 cm, hình thuôn dài đến elip, đầu nhọn.

Hoa

Hoa kèn hồng - hình 5 cánh, dài 5 - 8 cm. Hoa lớn, có nhiều tông màu khác nhau từ hồng đến tím, và xuất hiện trong khi cây không có hoặc rất ít lá. Hoa nở thường được kích hoạt bởi những trận mưa lớn sau một đợt khô nóng kéo dài, thường là giữa tháng 3 và tháng 4 và một lần nữa vào giữa tháng 8 và tháng 9. Sự nở hoa kéo dài trong vài ngày trước khi héo.

Quả

Quả tách ra khi trưởng thành, và các hạt được gắn vào thành trung tâm. Quả nang dài và mảnh có thể dài tới 35 cm (14 inch) và xuất hiện từ tháng Hai đến tháng Tư. Sau khi quả khô tách ra, các hạt có màng màng hyalin, được giải phóng.

Hạt

Hạt có đặc điểm có cánh, phát tán nhờ gió.

Phát triển

Là loại cây của vùng nhiệt đới ẩm, ở độ cao từ 100 - 1.200 mét. Nó phát triển tốt nhất ở những nơi có nhiệt độ ban ngày hàng năm trong khoảng 22 - 30 C, nhưng có thể chịu được 17 - 34 C. Nó ưa thích lượng mưa trung bình hàng năm trong khoảng 1.500 - 2.000mm, nhưng chịu được 1.250 - 2.500mm . Phát triển tốt nhất ở vị trí nhiều nắng và các loại đất màu mỡ. Thích hợp độ pH trong khoảng 5,5 - 7, chịu được 4,5 - 8,5.

Cây so đo tím

Cây so đo tím

Phân bố, thu hái, chế biến

So đo tím có nguồn gốc từ lục địa Châu Mỹ và phổ biến từ vùng đất thấp ẩm ướt đến vùng cao khô hạn, từ miền nam Mexico đến Venezuela và ven biển Ecuador. Nó được trồng trong rừng ẩm hoặc khá khô, thường ở những bãi đất trống hoặc ven đường, có nhiều nhất ở đồng bằng Thái Bình Dương.

Được trồng ven đường hoặc trong các công viên, cây cho bóng mát. Những bông hoa nở rực rỡ, và tạo thành một tấm thảm màu hồng trên mặt đất xung quanh cây khi chúng rụng xuống.

Bộ phận sử dụng

Hoa, Lá, Rễ.

Thành phần hoá học

Vỏ và lá: Sự hiện diện của tecpen, steroid và sesquiterpenic lacton đã được chứng minh trong các chiết xuất n ‑ hexan, cloroform, và etyl axetat thu được từ cả vỏ trong và lá của So đo tím.

So đo tím có thành phần hóa học sesquiterpenic lacton

So đo tím có thành phần hóa học sesquiterpenic lacton

Lá: Chiết xuất của lá gồm etanolic và metanol.

Hoa: Có sự hiện diện của carbohydrate, quinon, tecpen, glycoside, saponin, avonoid và các hợp chất phenolic. trong chiết xuất thu được từ hoa của So đo tím.

Vỏ cây: một số hợp chất đã được phân lập như 6 ‑ O‑ (p ‑ coumaroyl) ‑catalpol (specioside), một glycoside iridoid được phân lập từ dịch chiết metanolic thu được từ vỏ cây bên trong. 

Vỏ và rễ: Ngoài ra, lapachol, dehydrotectol, dehydro ‑ α ‑ lapachone, dehydro ‑ iso ‑ α ‑ lapachone, và β ‑ sitosterol được phân lập từ cả vỏ và rễ bên trong.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Tính vị, quy kinh

Chưa có nghiên cứu.

Công năng, chủ trị

Ở Thái Lan, với chiết xuất từ cây So đo tím cho thấy đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, lợi tiểu và nhuận tràng.

Nó là cũng là một nguồn y học cổ truyền của Nigeria, Cây So đo tím trở nên được phổ biến là do những áp dụng khác nhau trong y học truyền thống, như làm se thắt, chống viêm, kháng khuẩn, chống nấm và nhuận trường.

Ở vùng Amazonie, Cây So đo tím được chế biến để trung hòa những độc tính của những vết rắn độc cắn morsure des serpents venimeux.

Ở Veracruz sử dụng nước nấu sắc của hoa và vỏ Cây So đo tím như một đơn thuốc chữa trị đau dạ dày.

Theo y học hiện đại

Hoạt động chống oxy hóa

Chiết xuất từ ​​vỏ cây bên trong cây So đo tím là MTT: 3‑ (4,5 ‑ dimethylthiazol ‑ 2 ‑ yl) ‑2,5 ‑ diphenyl tetrazolium bromide ức chế sản xuất các chất trung gian gây viêm quan trọng như oxit nitric, prostaglandin E2 và yếu tố hoại tử khối u alpha. : 2,2 ‑ diphenyl ‑ 1 ‑ picrylhydrazyl; ORAC. Khả năng hấp thụ gốc oxy; LPS: Lipopolysaccharide; NO: Oxit nitric; TNF ‑ α: Yếu tố hoại tử khối u Alpha; PGE2: Prostaglandin E2.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng các hợp chất có trong chiết xuất lá cây So đo tím có hoạt tính chống oxy hóa cao. Đó là do sự hiện diện của các chất chuyển hóa phenol như avonoid và axit phenolic phù hợp với chất chống oxy hóa.

Trong một nghiên cứu trước đây được thực hiện với chiết xuất metanol thu được từ hoa, lá, vỏ thân và vỏ rễ của So đo tím, một tiềm năng chống oxy hóa đáng kể đã được quan sát thấy trong dịch chiết bằng phương pháp DPPH.

Kháng viêm

Các nghiên cứu cho thấy tiềm năng của các chất chiết xuất từ So đo tím trong việc ức chế sản xuất các chất trung gian gây viêm quan trọng như NO, PGE2, và TNF ‑ α. 

Khi có mặt chiết xuất từ ​​So đo tím đã ức chế sản xuất chất trung gian gây viêm oxit nitric. Sự ức chế hoàn toàn đã được quan sát thấy đối với chiết xuất từ ​​lá n ‑ hexan và chloroform cũng như đối với chiết xuất nước thu được từ vỏ bên trong.

Các chất chiết xuất từ ​​lá gây ra tác dụng ức chế PGE2 mạnh nhất mà sự ức chế thu được với DuP 697. Điều này cho thấy rằng chất chiết xuất có chứa các hợp chất có khả năng ức chế hoạt tính xúc tác của COX ‑ 2 (COX-2 là một phần của phản ứng viêm, gây giãn mạch và ức chế tiểu cầu.)

Nói chung, việc đánh giá hoạt động chống viêm cho thấy rằng chiết xuất chloroform và n ‑ hexan thu được từ cả lá và vỏ bên trong có hoạt tính tốt nhất.

Các kết quả này cung cấp thông tin cho thấy rằng chiết xuất từ ​​So đo tím có triển vọng trong việc tìm kiếm các chiết xuất chống viêm mới. 

Hoạt động chống tăng sinh tế bào ung thư

Hoạt động quan trọng nhất được hiển thị bởi chiết xuất chloroform của lá So đo tím dựa trên dòng tế bào ung thư MCF-7, với IC50 là 5,0 ± 1,2 µg / mL, tiếp theo là các dòng tế bào ung thư HepG2, B16F10 và HeLa.

Chiết xuất alkaloid toàn phần thu được từ lá So đo tím được ưu tiên gây độc tế bào đối với các tế bào ung thư bạch cầu tế bào T (MOLT ‑ 4) ở người.

Mặt khác, hoạt tính gây độc tế bào của các furonaphthoquinones tổng hợp trước đây được phân lập từ cây So đo tím chống lại các tế bào U937 và HL ‑ 60 cho thấy rằng các hợp chất này có hoạt tính chống bạch cầu quan trọng.

Cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác nhận hoạt tính chống khối u của các chất chiết xuất từ ​​So đo tím và các thành phần của nó trong các mô hình động vật.

Chống béo phì

So đo tím đã được báo cáo là có các hoạt động chống ung thư, chống oxy hóa và hạ đường huyết, và các loài khác cùng chi có tác dụng chống béo phì. 

Béo phì là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn thế giới thúc đẩy các bệnh mãn tính nặng khác nhau, chẳng hạn như bệnh tiểu đường type 2, tim mạch, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, một số loại ung thư… Béo phì là kết quả của sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào năng lượng tiêu hao, dẫn đến sự tích tụ chất béo thông qua sự mở rộng của mô mỡ trắng dưới da và nội tạng. Nó đi kèm với stress oxy hóa, được coi là mối liên hệ giữa béo phì và các bệnh đi kèm chính của nó.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất etanol của So đo tím (TrEtOH) làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể (12,1%) với cơ chế làm giảm số lượng tế bào mỡ phì đại và giảm chất béo trung tính được quan sát thấy trong mỡ mô, làm giảm kích thước và chất béo trong tế bào gan.

Chiết xuất TrEtOH có thể được sử dụng để phát triển các loại thuốc mới chống béo phì và các bệnh đi kèm của nó. 

So đo tím có tác dụng chống béo phì

So đo tím có tác dụng chống béo phì

Liều dùng & cách dùng

Liều dùng của cây so đo tím có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Bài thuốc kinh nghiệm

Vẫn chưa có nhiều bài thuốc kinh nghiệm chữa bệnh từ So đo tím.

Lá và vỏ Cây So đo tím (dưới dạng bột) để chữa lành vết thương.

Nước nấu sắc của hoa, những lá và rễ cây So đo tím được sử dụng để giảm sốt và đau nhức.

Lưu ý

Những tác dụng phụ có thể gặp

Sử dụng cây So đo tím có thể gây ra một số tác dụng phụ như nôn, ói, tiêu chảy nặng, chóng mặt và xuất huyết trong.

Cảnh báo

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây so đo tím với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Không có đủ thông tin về việc sử dụng cây So đo tím trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Bạn không để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sử dụng cây So đo tím.

Nguồn tham khảo
  1. Tabebuia rosea (pink poui) (2016) https://www.cabi.org/isc/datasheet/52577

  2. Tabebuia rosea (Bertol.) DC. ethanol extract attenuates body weight gain by activation of molecular mediators associated with browning (2021) https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1756464621003893

  3. Antioxidant, anti-inflammatory, and antiproliferative activity of extracts obtained from Tabebuia Rosea (Bertol.) DC (2018) https://www.researchgate.net/publication/326001633_Antioxidant_anti-inflammatory_and_antiproliferative_activity_of_extracts_obtained_from_Tabebuia_Rosea_Bertol_DC

  4. Pink Trumpet-tree Kèn tím (2015) http://duocthaothucdung.blogspot.com/2015/01/ken-tim-pink-trumpet-tree.html